NĂM 2018, NGHĨ VỀ HOÀNG SA

  Đại-Dương

Suốt 44 năm qua, cứ đến ngày 19 tháng 1 Dương lịch th́ từ sâu thẳm tâm hồn Con Hồng Cháu Lạc, dù đang lưu lạc nơi chân trời góc biển hoặc trong luỹ tre làng, vẫn không ngăn được nỗi xúc động dâng trào.

Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà đă mất 74 chiến sĩ can trường trong trận hải chiến khi Hải Quân Trung Quốc xâm phạm Nhóm Trăng Khuyết thuộc Nhóm đảo Hoàng Sa vào ngày 19-01-1974. Tổ Quốc Việt Nam rơi máu lệ v́ sự hy sinh của những đứa con thân yêu.

Suốt ḍng lịch sử Đông Nam Á chỉ có dân tộc Việt Nam mới anh dũng hải chiến với kẻ thù hung ác, man rợ Phương Bắc. Trên Sông Bạch Đằng năm 938, Ngô Quyền thắng quân Nam Hán chấm dứt thời kỳ đô hộ 1,000 năm. Hưng đạo Đại Vương, Trần Quốc Tuấn đă đánh tan quân Nguyên Mông năm 1288 trên Sông Bạch Đằng làm tiêu tan mộng làm chủ Đông Nam Á của Hán Tộc.

Đầu tiên trong lịch sử nước nhà, Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà đă anh dũng hải chiến với Hải quân Trung Quốc ngoài biển khơi ở Hoàng Sa.

Ngày 14-03-1988, lợi dụng t́nh đồng chí cộng sản, Hải quân Trung Quốc đă tàn sát tối thiểu 64 cán binh Cộng sản Việt Nam tham gia công tŕnh xây dựng tại đá Gạc Ma (Johnson South Reef, Xích Qua tiêu), Len Đao (Lansdowne Reef, Quỳnh tiêu), Cô Lin (Johnson North/Collins Reef, Quỷ Hám tiêu), rồi cưỡng chiếm Gạc Ma để xây đảo nhân tạo.

Tháng 8-2017, Hăng Repsol đă ngưng thăm ḍ một mỏ dầu trong lô 136-03 cách Việt Nam 400 km và xa Trung Quốc 1,600 km mà Bắc Kinh đă gọi thầu với tên Vạn An Bắc 21. Lập tức, Trung Quốc buộc Việt Nam phải ngưng, nếu không sẽ tấn công các vị trí ở Trường Sa. Hà Nội vội vă tuân lệnh dù có phải bồi thường hợp đồng đến 300 triệu USD hoặc hơn.

Do áp lực nặng nề từ Bắc Kinh mà Phi Luật Tân không dám thăm ḍ dầu khí ở Băi Cỏ Rong (Red Bank) tại Trường Sa đă bị ngưng 3 năm qua. Ngày 15-01-2018, Manila đă cho phép Bắc Kinh tiến hành nghiên cứu khoa học ngoài khơi bờ biển Thái B́nh Dương, kể cả Rănh Benham (Benham Rise) được Uỷ ban Thềm Lục địa Liên Hiệp Quốc xác nhận thuộc về Phi Luật Tân từ năm 2012.  

Con Rồng Cháu Tiên có quyền và phải hănh diện v́ ḍng máu bất khuất, anh hùng của một dân tộc, không bao giờ khuất phục trước kẻ thù.

Nhớ lại các dân đội của Đội Hoàng Sa được Triều Nguyễn giao nhiệm vụ như một chiến binh bảo vệ lănh thổ và quyền lợi của Tổ Quốc trên Biển Đông. Đội đầu tiên gồm có năm chiếc thuyền nan mong manh chở 70 dân đội đă đạp đầu sóng dữ, vượt hàng ngàn hải lư trên biển cả mênh mông để bảo vệ Nhóm đảo Hoàng Sa như một mănh đất không thể tách rời Tổ Quốc Việt Nam. Người ra đi có thể không trở về đất liền nên dân làng phải Lập Đàn Tế sống.

Con Rồng Cháu Lạc nào mà con tim không rướm máu khi nghĩ tới Hoàng Sa đă bị Trung Quốc cưỡng chiếm bất chấp Luật pháp quốc tế.

Thu hồi Hoàng Sa bằng mọi giá là mệnh lệnh thiêng liêng của Tổ Quốc, Dân Tộc.

Việt Nam gặp ba trở ngại khi đ̣i Hoàng Sa bằng pháp lư: (1) Toà án Công lư Quốc tế (ICJ) là định chế duy nhất trên thế giới có thẩm quyền phán xét về chủ quyền lănh thổ, biển đảo. Nhưng, năm 1933 và 1937 đă không thụ lư v́ Trung Hoa Dân Quốc từ chối yêu cầu của Pháp Quốc nhờ ICJ phân xử chủ quyền Hoàng Sa. (2) Hệ thống luật pháp của Cộng hoà Xă hội chủ nghĩa Việt Nam không tương thích với hệ thống luật pháp quốc tế nên khó tranh biện hữu hiệu trước ICJ. (3) Cộng sản Việt Nam tuyên bố đă chuẩn bị hồ sơ đ̣i chủ quyền Hoàng Sa mà thực sự chỉ để trấn an dư luận.

Dù sao việc chuẩn bị hồ sơ Hoàng Sa vẫn vô cùng cần thiết và phải cập nhật thường xuyên do các chuyên gia am tường về luật pháp quốc tế để sẵn sàng khởi kiện khi thời cơ tới.

Thu hồi Hoàng Sa bằng biện pháp quân sự sẽ nhanh nhất, nhưng, Cộng hoà Xă hội chủ nghĩa Việt Nam đang gặp các trở ngại khó vượt: (1) Hiện tại, Trung Quốc đương nhiên cầm đầu 4 nước Cộng sản c̣n lại trên thế giới nên Việt Nam không thể chống Trung Quốc. (2) Hải Quân Cộng sản Việt Nam chưa đủ sức đương đầu với Hải Quân Trung Quốc. (3) Việt Nam chưa có đồng minh hiệp ước vượt trội Trung Quốc.

Giải pháp quân sự dễ thành công "khi bên Tàu có loạn" nên rút khỏi hoặc giảm quân tại Hoàng Sa th́ Việt Nam ra tay.

Năm 1947, Trung Hoa Dân Quốc chiếm đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa và rút đi từ năm 1950. Trung Cộng tái chiếm năm 1956. 

Tuy nhiên, Việt Nam cần xây dựng một lực lượng Hải Quân hùng hậu và hiện đại mới có khả năng thu hồi và bảo vệ vững chắc Hoàng Sa.

Phán quyết ngày 12-07-2016 của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) đă xác nhận: "Không có thực thể địa lư nào trên Biển Nam Trung Hoa hội đủ điều kiện ĐẢO theo đúng quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) nên chỉ có lănh hải tối đa 12 hải lư. Không có nhóm đảo nào hội đủ điều kiện QUẦN ĐẢO để được quyền có Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) và Thềm Lục địa.

Do đó, dù cho Việt Nam thực sự làm chủ Hoàng Sa th́ lợi ích của Tổ Quốc cũng hạn hẹp. 

Nhưng, lợi ích mang lại từ "quyền chủ quyền" khoảng 1 triệu km2 trên Biển Đông của Việt Nam vô cùng to lớn.

V́ thế, dân tộc Việt Nam cần phải tập trung vào công cuộc đấu tranh pháp lư về quyền chủ quyền trên Biển Nam Trung Hoa bởi hiện tại đang có lợi thế hơn bao giờ hết.

Phán quyết của PCA đă minh định các yêu sách "chủ quyền lịch sử" của Trung Quốc về Đường 9 Đoạn không có tính chất pháp lư.

Tuy phán quyết của PCA chỉ liên quan trực tiếp đến vụ án Phi Luật Tân kiện Trung Quốc, nhưng, thực tế đă làm sáng tỏ quyền chủ quyền trên Biển Nam Trung Hoa sao cho phù hợp với UNCLOS.

PCA có thẩm quyền phán xét tranh chấp về "quyền chủ quyền" trên Biển Nam Trung Hoa dù bên bị không tham gia vụ kiện vẫn phải có trách nhiệm thi hành án lệnh.

Vậy, đă có án lệ để khởi kiện, và các chuyên gia hàng hải quốc tế cũng nhiều lần khuyên Nhà nước Cộng hoà Xă hội chủ nghĩa Việt Nam nên làm.

Việt Nam phải kiện Trung Quốc đă lấn chiếm Vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam và nghiêm cấm tàu cá Việt Nam hành nghề tại "ngư trường truyền thống Hoàng Sa".

Chuyện đ̣i lại "chủ quyền Hoàng Sa" c̣n phải chờ thời cơ thuận tiện trong tương lai.

Nhưng, hiện tại, Việt Nam cần phải cấp tốc tiến hành kiện Trung Quốc ra trước Toà án Trọng Tài Thường trực về Luật Biển để có đầy đủ yếu tố pháp lư trong công cuộc đấu tranh trực diện với Trung Quốc mà giành lại quyền chủ quyền chính đáng của dân tộc trên Biển Đông.

                                   Đại-Dương

Trở lại