PHÁN QUYẾT CỦA TOÀ ÁN TRỌNG TÀI THƯỜNG TRỰC VỀ LUẬT BIỂN: HIỆU LỰC VÀ THỰC TẾ

      Đại-Dương

 

Tài liệu tham khảo:

EXCLUSIVE: Pentagon sails destroyer near disputed island in South China Sea, officials say (Fox News)

Book Review: Islands and Rocks in the South China Sea: Post-Hague Ruling (Asia Sentinel)

Philippines Inc., investors march to beat of Duterte's drum (Nikkei)

What’s With the New US-Philippines Sulu Sea Patrols Under Duterte? (Diplomat)

Đài Loan 'lạc quan' về tàu hải quân Mỹ trở lại (BBC)

China builds new missile shelters on South China Sea islands Trump fails to change Beijing’s course despite friendly relationship with Xi (Financial Times)

 

PHÁN QUYẾT CỦA TOÀ ÁN TRỌNG TÀI THƯỜNG TRỰC VỀ LUẬT BIỂN: HIỆU LỰC VÀ THỰC TẾ

                               Đại-Dương

Sau một năm, giới chuyên gia quốc tế đă đánh giá hiệu lực của Phán quyết từ Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA=Permanent Court of Arbitration) ngày 12-07-2016.

Giáo sư Carl Thayer viết “Rơ ràng Phán quyết của Toà án Trọng tài đă ngừng hẵn trên biển. Trung Quốc và Phi Luật Tân chẳng tuân hành. Các nước duyên hải Đông Nam Á hành động v́ lợi ích kinh tế đă tạo điều kiện cho Bắc Kinh củng cố và quân-sự-hoá nhóm đảo Spratly Islands (Trường Sa, Nam Sa).

Chuyên gia về Biển Nam Trung Hoa, Bill Hayton viết “Trung Quốc chỉ cho phép ngư dân Phi Luật Tân và Việt Nam đánh cá bên ngoài Scarborough Shoal (Bajo de Masinloc, Hoàng Nham Đảo, Băi cạn Scarborough). Vẫn duy tŕ lệnh cấm đánh cá bên trong Đường Chữ U từ tháng 5 đến tháng 8. Đe doạ chiến tranh nếu Phi Luật Tân và Việt Nam thăm ḍ và khai thác dầu hoả trong vùng Bắc Kinh tuyên bố quyền chủ quyền. Điều ǵ xảy ra trên South China Sea (Biển Nam Trung Hoa, Biển Đông, Biển Tây Phi Luật Tân, Biển Đông Nam Á) sẽ tuỳ thuộc vào Phi Luật Tân và các chính phủ trong vùng cùng với toàn thế giới quan tâm tới luật pháp quốc tế”.

Tờ Lawfare viết “Phán quyết như quả bom tấn đối với các hành vi của Bắc Kinh trên Biển Nam Trung Hoa. Nhưng, bây giờ thắng lợi pháp lư không giống như một thắng lợi thực sự. Do chính sách ngoại giao lưng chừng của Tổng thống Barack Obama và Ngoại trưởng John Kerry nên chỉ được 7 quốc gia kêu gọi Bắc Kinh tuân hành Phán quyết, so với 6 ủng hộ Trung Quốc, đa số c̣n lại im lặng hoặc trung lập. Không thể nói chính sách của Hoa Kỳ tại Biển Nam Trung Hoa thất bại mà do bị mất cơ hội khiến cho chưa biết bao giờ dịp may lại xuất hiện trong tương lai”.

Dư luận trong nước cũng như quốc tế thường lẫn lộn giữa chủ quyền và quyền chủ quyền tại Biển Đông khi viết và nói “chủ quyền biển, đảo” của Việt Nam.

Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển 1982 (United Nations Convention on the Law of the Sea, UNCLOS) gồm có 17 phần với 320 điều khoản, 9 Phụ lục với hơn 100 điều khoản và 4 Nghị quyết kèm theo, chứa đựng 1,000 quy phạm pháp luật quốc tế. Trong tinh thần đồng thuận, không được phản đối, bảo lưu mà 117 phái đoàn quốc gia kư, kể cả Việt Nam. Công ước có hiệu lực từ năm 1994. 

Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển quy định lănh thổ biển của quốc gia duyên hải bao gồm 5 vùng: (1) Vùng nội thủy (tính từ đường căn bản vào bờ), lănh hải 12 hải lư (tính từ đường căn bản) thuộc “chủ quyền” quốc gia. (2) Vùng tiếp giáp lănh hải 12 hải lư (tính từ lănh hải), Vùng Đặc quyền Kinh tế (Exclusive Economic Zone, EEZ) 200 hải lư (tính từ đường căn bản), thềm lục địa (không quá 350 hải lư tính từ đường căn bản) thuộc “quyền chủ quyền” và “quyền tài phán” quốc gia.

Vùng nội thuỷ có chủ quyền tuyệt đối. Trong vùng chủ quyền 12 hải lư, chiến hạm ngoại quốc có quyền “thông qua vô hại” (không có hành động đe doạ an ninh quốc gia).

Trong vùng tiếp giáp lănh hải, vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) 200 hải lư kể từ Đường Căn bản), và Thềm lục địa (quy định không quá 350 hải lư từ đường căn bản), th́ quốc gia duyên hải chỉ được phép có “quyền chủ quyền và quyền tài phán” liên quan đến lợi ích tài nguyên cố định (dầu khí, khoáng sản) và hải sản.

Chủ quyền các đảo, đá, băi ngầm, băi cạn trên Biển Nam Trung Hoa chưa được luật pháp quốc tế công nhận, chỉ có các tuyên bố đơn phương của từng quốc gia.

Vấn đề “xác định chủ quyền” bế tắt v́ các bên tranh chấp không đồng ư giải quyết qua h́nh thức trọng tài luật pháp quốc tế. Trung Hoa Dân Quốc đă từ chối nhờ Toà án Công lư Quốc tế xét xử theo đề nghị của Nhà cầm quyền thuộc địa Pháp, đại diện cho Nhà nước Việt Nam vào năm 1932 về chủ quyền Paracel Islands (Hoàng Sa, Nam Sa), và 1937 liên quan đến Spratly Islands (Trường Sa, Nam Sa), và năm 1947 liên quan đến Đường Chữ U. 

Tuy nhiên, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Phi Luật Tân và Trung Quốc ở South China Sea đă được PCA phán ngày 12-07-2016.

Nội dung phán xét dài 497 trang kèm theo 11 trang phán quyết đă được PCA công bố hôm 12 tháng 7 năm 2016 làm sáng tỏ những tranh căi triền miên trong cộng đồng quốc tế liên quan đến Biển Nam Trung Hoa.

Toà xác nhận có thẩm quyền xét xử vụ kiện và kết quả chung cuộc ràng buộc các bên liên quan phải thi hành dù cho Trung Quốc từ chối tham gia. Toà cũng đă xem xét quan điểm của Bắc Kinh khi xét xử mà không phán quyết về “chủ quyền” hoặc “giới hạn về biên giới” quốc gia.

Phán quyết xoáy vào 4 trọng tâm: Đường 9 Đoạn; quan hệ pháp lư của các thực thể trên biển; quyền lợi trong EEZ; cách hành xử của Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa.

Toà phán “không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy về mặt lịch sử Trung Quốc đơn phương kiểm soát Biển Nam Trung Hoa nên chẳng có cơ sở pháp lư để Bắc Kinh đ̣i ‘quyền lịch sử’ các vùng biển bên trong Đường 9 Đoạn”.

Toà phán “các thực thể nổi khi thuỷ triều cao nhất như Scarborough Shoal, Johnson Reef (Đá Gạc Ma), Cuarteron Reef (Đá Tư Nghĩa), Fiery Cross Reef (Đá Chữ Thập) được quyền có hải phận 12 hải lư mà không có EEZ và Thềm lục địa. Itu Aba (đảo Ba B́nh, Thái B́nh Đảo, Ligaw), lớn nhất tại Biển Đông cũng không được quyền có EEZ. Các thực thể ch́m khi thuỷ triều cao nhất như Subi Reef (Đá Xu-Bi), Hughes Reef (Đá Tư Nghĩa), Mischief Reef (Đá Vành Khăn), Second Thomas Shoal (Băi Cỏ Mây) chỉ có vùng an toàn không quá 500 mét. Cấu trúc địa lư (đảo nhân tạo) do Trung Quốc xây ở Spratly Islands chẳng dựa vào lịch sử mà xét theo nguyên thuỷ của nó nên không tạo cơ sở để được có chủ quyền 12 hải lư”.

Toà phán “không có cơ sở pháp lư để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển bên trong Đường 9 Đoạn”. V́ ngư dân Trung Hoa cũng như các quốc gia khác, kể cả các công ty Nhật Bản (vào các thập niên 1920, 1930) đến Spratly Islands với tính cách khai thác ngắn hạn.

Toà phánTrung Quốc đă vi phạm Công ước về Quy định Quốc tế nhằm Ngăn ngừa Va chạm trên Biển (Convention on the International Regulations for Preventing Collisions at Sea) năm 1972, và Điều khoản 94 của Công ước liên quan tới an toàn hàng hải”.

Toà phán hai nhóm đảo Paracel Islands và Spratly Islands không hội đủ điều kiện Quần Đảo nên không được quyền có Vùng Đặc quyền Kinh tế và Thềm lục địa”.

Trung Quốc đă can thiệp vào công tác khai thác dầu khí và ngư nghiệp của Phi Luật Tân; xây dựng đảo nhân tạo; không ngăn ngư dân Trung Quốc đến đánh cá trong EEZ của Phi Luật Tân. Ngư dân Phi Luật Tân có quyền đánh cá truyền thống tại Scarborough Shoal.

Toà ghi nhận Trung Quốc đă xây dựng đảo nhân tạo tại Mischief Reef trong EEZ của Phi Luật Tân gây nguy hại không thể khắc phục được tới hệ sinh thái rặng san hô, phá hoại vĩnh viễn bằng chứng về điều kiện tự nhiên.

PCA lưu ư Điều 11 của Phụ lục VII của UNCLOS quy định “Phán quyết của PCA phải được các bên liên quan tranh chấp tuân hành” nên không cần có thêm tuyên bố nào khác.

Mặc dù vụ kiện của Manila và Bắc Kinh, nhưng, Phán quyết của PCA đă đặt nền tảng pháp lư quan trọng cho sự tranh chấp về quyền chủ quyền và quyền tài phán giữa Trung Quốc, Đài Loan, Phi Luật Tân, Việt Nam, Mă Lai Á, Brunei.

Indonesia và Tân Gia Ba cũng có thể vận dụng Phán quyết của PCA để bảo vệ quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia.

Phán quyết của PCA vượt quá sự mong đợi của nguyên đơn Phi Luật Tân và các quốc gia duyên hải Đông Nam Á lẫn cộng đồng quốc tế.

Trái lại, Trung Quốc thất vọng năo nề nên phản ứng như trong cơn giận dữ lại càng chứng tỏ một cường quốc vô-trách-nhiệm và coi thường luật pháp quốc tế.

Trên thế giới hiện c̣n khoảng 416 vụ tranh chấp về ranh giới biển, thềm lục địa cần được hoạch định, trong đó khu vực Đông Nam Á chiếm 15, không kể Đường Chữ U.

Nghị quyết 2625 ngày 24 tháng 10 năm 1970 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc quy định: “Các quốc gia có nghĩa vụ không đe dọa hay sử dụng vũ lực để vi phạm các biên giới quốc tế hiện có của một quốc gia khác, hoặc coi đe doạ sử dụng vũ lực như biện pháp để giải quyết các tranh chấp quốc tế, kể cả những tranh chấp về đất đai, biên giới giữa các quốc gia”.

Như thế, lănh thổ quốc gia không thể là đối tượng chiếm đóng bằng vũ lực trái với tinh thần Hiến chương Liên Hiệp Quốc.

Phán quyết của PCA biểu lộ hai vấn đề quan trọng: (1) Trước luật pháp quốc tế mọi quốc gia dù lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo, mạnh hay yếu đều b́nh đẳng. Không ai được quyền chèn ép nước khác. (2) Dù cho PCA chưa có quyền chế tài, nhưng, phán quyết của nó trở thành án lệ, luật quốc tế, không thể thay đổi như nhận xét của Tiến sĩ Alexander Vuvinh thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Châu Á-Thái B́nh Dương.

Phán quyết này mang lại lợi ích cho nhiều quốc gia, nhưng, họ sẽ làm ǵ để bảo vệ luật pháp quốc tế?

Giáo sư Thayer chua chát “Phản ứng tổng quát của ASEAN đối với phán quyết của PCA hoàn toàn mờ nhạt, tắt ngấm phù hợp với chính sách vốn có của ASEAN nên chẳng nêu tên Trung Quốc trong các văn kiện ngoại giao”. 

Tổng thống Rodrigo Duterte tuyên bố sẽ không đề cập tới phán quyết của PCA nhằm cải thiện mối quan hệ thân hữu với Trung Quốc.

Món quà quư giá này đă giúp Bắc Kinh kéo Mă Lai Á, Việt Nam trở lại với chính sách thương lượng song phương của Trung Quốc, đối chọi với chủ trương quốc-tế-hoá tranh chấp trên Biển Nam Trung Hoa.

Thái độ của ASEAN bộc lộ sự thất vọng đối với Chính sách tái cân bằng Châu Á-TBD của Tổng thống Barack Obama và Ngoại trưởng John Kerry. Hai nhân vật này chỉ muốn yên thân trước khi trao lại gánh nặng cho người kế nhiệm nên không tận dụng sức mạnh ngoại giao để kiềm chế Trung Quốc thay cho sự thiếu vắng cơ chế của PCA.

Được thế, Bắc Kinh tung thêm ngón đ̣n kinh tế (viện trợ không hoàn lại và tăng cường đầu tư hạ tầng) làm cho 4 quốc gia duyên hải Đông Nam Á nhũn như con chi chi và ASEAN bị chia rẽ một cách công khai.

Bắc Kinh thua kiện lại được chính nguyên đơn Manila chịu đầu hàng vô-điều-kiện trong khi các nạn nhân khác cũng đua nhau quỳ luỵ Trung Quốc.

Chính quyền Donald Trump không điều chỉnh chính sách “ngoại giao kiên nhẫn” bằng lời nói bay bướm mà hành động nhằm cảnh cáo Trung Quốc chớ coi thường luật pháp quốc tế và giẫm đạp lên quyền và lợi ích của các quốc gia yếu hơn.

Trump đang ra sức củng cố các mối quan hệ đồng minh và đối tác, đồng thời, xây dựng các liên minh quân sự mới tại Châu Á-TBD hầu có thể "cuốn chiếu tham vọng vô bờ của Bắc Kinh".

Cộng đồng nhân loại muốn sống chung yên ổn và phát triển cần có một hệ thống pháp luật hữu hiệu để ngăn chặn t́nh trạng cá lớn nuốt cá bé, cường quốc chèn ép nhược tiểu, tôn trọng quyền lợi của nhau.

Mọi tranh chấp (thực hay giả) nếu không thoả hiệp được qua nhiều ṿng đàm phán buộc phải đưa ra các toà án trọng tài quốc tế để phân xử theo đúng luật pháp hiện hành.

Mạnh và ác như Đức Quốc Xă, Đế quốc Nhật Bản, Liên Xô vẫn sụp đổ v́ không tuân hành luật pháp quốc tế.

Trách nhiệm bảo vệ và duy tŕ hệ thống luật pháp quốc tế thuộc về nghĩa vụ của mỗi người trong cộng đồng nhân loại nếu muốn quả đất này là tài sản chung.

                                  Đại-Dương

Trở lại