Tuyên bố chủ quyền TQ ở Trường Sa đến từ lỗi dịch thuật

Bill Hayton, BBC News

STR/AFP/Getty Images  

Bản quyền hình ảnh STR/AFP/Getty Images Image caption Trung Quốc ngày nay vẽ bản đồ và tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông dựa theo 'đường chữ U' được dựng từ cách diễn giải, dịch thuật sai lầm, theo tác giả Bill Hayton

Biển Đông là nơi nguy hiểm, bởi nơi đây có những tranh giành, tranh căi chồng chéo giữa các nước.

T́nh trạng tranh giành xảy ra đối với các nguồn tài nguyên biển. T́nh trạng tranh giành xảy ra trong việc giữ thế cân bằng quyền lực trong khu vực.

Thế nhưng nằm bên dưới tất cả những thứ đó là việc tranh chấp chủ quyền quốc gia đối với hàng trăm ḥn đảo, băi đá nhỏ xíu.

Nếu nh́n vào mức độ chú ư đối với các cuộc tranh chấp hiện nay, th́ quả rất đáng ngạc nhiên là không mấy ai chú tâm đến vấn đề gốc rễ.

Bảo tàng Anh thôi bán địa cầu ‘lưỡi ḅ’

Đường Lưỡi Ḅ từ đâu mà ra?

Biển Đông: Cách tiếp cận của các bên

Các chính phủ th́ thích vờ như các tuyên bố chủ quyền của họ đối với các đảo, các băi đá trên biển là có tính lịch sử và logic.

Tuy nhiên, sau nhiều năm nghiên cứu vấn đề, tôi thấy rơ rằng điều này không hề đúng.

Hiện hầu hết các rắc rối ở Biển Đông tập trung vào khu vực Quần đảo Trường Sa và một ít thực thể ngầm gần sát với bờ biển của Việt Nam và Borneo.

Đây là những điểm nằm rất xa phần Trung Hoa lục địa, và Trung Quốc chưa bao giờ làm rơ nguồn gốc chính xác làm cơ sở cho tuyên bố của ḿnh đối với các điểm này.

Theo nghiên cứu riêng của ḿnh, tôi đi đến kết luận rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc chỉ mới nổi lên, phát sinh từ việc biên dịch tồi và những đánh dấu không đúng trên bản đồ hồi thập niên 1930.

Kết luận của tôi là tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Quần đảo Trường Sa thực ra là một sai lầm.

Tuyên bố chủ quyền đầu tiên

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông bắt đầu từ năm 1907, từ chuyện người ta phát hiện ra là có một thương gia Nhật Bản hoạt động tại đảo Pratas (nằm giữa Hong Kong và Đài Loan).

Nishizawa Yoshiji khi đó đang khai thác phân chim tại đảo, và những lời đồn đại đă lan đến tận nước Mỹ.

Chính phủ Mỹ thông báo cho nhà Thanh vào cuối 1907, nhưng phải tới hơn một năm sau Bắc Kinh mới gửi một tàu ra điều tra.

Vào tháng Ba 1909, tin đồn được xác nhận là chính xác.

HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images  

Bản quyền hình ảnh HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images Image caption Việt Nam từng tổ chức triển lăm, trưng bày các bản đồ cổ để chứng minh chủ quyền đối với các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa

Điều này làm dấy lên các cuộc phản đối tại miền nam Trung Quốc. Chính phủ Nhật Bản đồng ư đàm phán, cuối cùng dẫn tới việc Nhật thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Pratas.

Tuy nhiên, cùng lúc, giới chức ở miền nam Trung Quốc biết về sự tồn tại của Quần đảo Hoàng Sa và bắt đầu lo rằng Nhật có thể sẽ chiếm khu vực này.

Đường 'lưỡi ḅ' có hợp pháp không?

Biển Đông sau phán quyết về Đường Lưỡi ḅ

VN ở thế 'tiến thoái lưỡng nan' sau Cá Rồng Đỏ?

Điều này dẫn tới một cuộc thám hiểm vào tháng Năm và tháng Sáu 1909, qua đó Trung Quốc chính thức lần đầu tiên tuyên bố chủ quyền đối với Quần đảo Hoàng Sa.

Các tàu Trung Quốc đă trú lại quần đảo chỉ trong ba ngày trước khi quay về.

Chính quyền sau đó hoàn toàn không quan tâm đến nữa, và đă không quay trở lại cho tới thập niên 1920.

Nhầm lẫn

Một vụ việc quan trọng xảy ra sau đó đă dẫn đến sự nhầm lẫn, mà ảnh hưởng của nó vẫn c̣n ở Biển Đông ngày nay.

Vào tháng Mười Hai 1931, Pháp tuyên bố chủ quyền đối với Quần đảo Hoàng Sa. Chín tháng sau đó, Trung Quốc phản đối.

Tháng Bảy 1933, trong lúc chính phủ hai nước vẫn đang tranh căi về Quần đảo Hoàng Sa, Pháp tuyên bố sáp nhập thêm sáu đảo thuộc Quần đảo Trường Sa.

HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images

Bản quyền hình ảnh HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images

Điều này khiến Trung Quốc rất bối rối.

Dựa trên các văn bản chính thức và báo chí thời đó, ta có thể thấy rằng giới chức Trung Quốc không hề biết về sự khác biệt giữa Trường Sa và Hoàng Sa.

Họ nghĩ rằng các đảo mà Pháp vừa sáp nhập vào th́ chính là các đảo mà Trung Quốc đă tuyên bố chủ quyền hồi 1909.

VN-TQ 'cần hợp tác khai thác chung trên biển'

TQ rầm rộ đưa hơn 40 tàu vào Biển Đông

VN tạm dừng hay chấm dứt hẳn 'Cá Rồng Đỏ?

Phải mất đến nhiều tuần điều này mới được làm sáng tỏ.

Trong các cuộc thảo luận, hải quân Trung Hoa Dân Quốc gửi điện tín cho Bộ Ngoại giao, xác quyết rằng Quần đảo Trường Sa không tồn tại! Cuối cùng, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc không phản đối các hành động của Pháp nữa.Tuy nhiên, sự bối rối nhầm lẫn này khiến cho Ủy ban Nghiên cứu Bản đồ Lănh thổ và Lănh hải của Trung Quốc tiến hành điều tra.

Trong số các nhiệm vụ của ủy ban có việc điều tra và diễn giải các bản đồ để thể hiện đâu là Hoàng Sa, đâu là Trường Sa.

Ủy ban cũng đặt tên tiếng Hoa cho các quần đảo, nhưng đơn giản chỉ là dịch thuật hoặc chuyển ngữ.

Băi đá North Danger Reef (có nghĩa là băi đá nguy hiểm ở phía bắc) được dịch sang tiếng Hoa thành Bắc Hiểm Tiêu (北險礁 ).

Quần đảo Trường Sa trở thành Tư Ba Lạp Thoát Đảo (斯巴拉脫島) (chuyển ngữ từ tên của vị thuyền trưởng người Anh, Richard Spratly), c̣n cụm băi cạn Luconia được chuyển ngữ thành Lô Khang Ni Á Than (盧康尼亞).

Tuy nhiên, trong quá tŕnh điều tra, ủy ban đă có một số sai lầm. Cơ quan này có vẻ đặc biệt lẫn lộn trong việc hiểu nghĩa các thuật ngữ hàng hải trong tiếng Anh, từ 'bank' (băi ngầm) và từ 'shoal' (băi nông).

GREG BAKER/AFP/Getty Images  

Bản quyền hình ảnh GREG BAKER/AFP/Getty Images Image caption Một bản đồ của Trung Quốc trong đó thể hiện đường chữ U trên biển Đông

Cả hai từ này đều có nghĩa là một khu vực nước nông trên biển. Từ 'bank' mô tả một diện tích đất trồi lên từ đáy biển, trong lúc từ 'shoal' là cách mô tả trong hàng hải, bắt nguồn từ tiếng Anh cổ, có nghĩa là 'nông'.

Tuy nhiên, ủy ban đă chọn dịch cả hai chữ này thành 'than' (), là cách dịch xa xôi để chỉ 'băi cát', một thực thể có thể nằm trên hoặc dưới mặt nước.

Ủy ban đă đặt tên cho một thực thể dưới nước, James Shoal (băi ngầm James), cái tên Trung Quốc là Tằng Mỗ Than (曾姆), và một nơi khác, Vanguard Bank (băi Tư Chính), cái tên Tiền Vệ Than (前衛).

Tằng Mỗ là chuyển ngữ từ 'James', và Tiền Vệ Than là dịch từ chữ 'vanguard', tức tiên phong, c̣n chữ Than là dịch chung cho cả hai từ 'bank' và 'shoal'. Việc dịch thuật như vậy đă tạo ra những hậu quả nghiêm trọng mà chúng ta sẽ thấy.

Vào năm 1936, Bạch Mi Sơ (白眉初), người sáng lập ra Hiệp hội Địa lư Trung Quốc, đă dùng các thông tin của ủy ban để xuất bản tập bản đồ Trung Quốc mà ông soạn, Trung Hoa Kiến thiết Tân đồ (中華建設新圖).

Dựa vào bản dịch của ủy ban, ông đă tạo ra sai phạm to lớn: Ông vẽ băi ngầm James và băi Tư Chính thành các đảo.

TED ALJIBE/AFP/Getty Images  

Bản quyền hình ảnh TED ALJIBE/AFP/Getty Images Image caption Tuyên bố chủ quyền đối với đường lưỡi ḅ của Trung Quốc khiến các nước láng giềng tức giận, đặc biệt là Việt Nam và Philippines

Sau đó, ông thêm một đường h́nh chữ U ở Biển Đông, với điểm xa nhất về phía nam là băi ngầm James, và điểm xa nhất về phía tây nam là băi Tư Chính.

Ư định của ông Bạch là hoàn toàn rơ ràng - đường vẽ này đánh dấu sự hiểu biết "khoa học" của ông về lănh thổ hợp pháp của Trung Quốc.

Do sai phạm này của ông mà băi ngầm James và băi Tư Chính sau đó trở thành giới hạn tuyên bố chủ quyền lănh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông.

Đó là lần đầu tiên đường chữ U được vẽ trên một tấm bản đồ Trung Quốc. Tuy nhiên, đó không phải là một tài liệu của nhà nước mà chỉ là sản phẩm của một cá nhân đơn lẻ.

Tuyên bố chủ quyền của nhà nước

Tuy nhiên, sau Đệ nhị Thế chiến, hai đệ tử của ông Bạch là Phó Giác Kim (傅角今) và Trịnh Tư Ước (鄭資約) được Bộ Nội vụ Trung Hoa Dân Quốc thuê tư vấn về biên giới lănh thổ.

Hai người này đă vẽ các bản đồ cho chính phủ vào năm 1946 và 1947, dẫn đến việc Trung Quốc chính thức tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Các ông Phó và Trịnh đă dùng bản đồ của ông Bạch cùng 'đường chữ U'. Do vậy, Trung Quốc đă tuyên bố chủ quyền với cả các thực thể ngầm dưới nước là băi ngầm James và băi Tư Chính.

Điều này hoàn toàn vô lư, trừ phi bạn hiểu được phần kỳ quặc này của lịch sử. Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc được đưa ra là kết quả của một loạt những sai lầm.

Dẫu chính quyền Trung Quốc ngày nay (CHND Trung Hoa) muốn nói rằng họ có quyền từ xưa và chủ quyền lịch sử đối với các băi ngầm, băi đá ở Biển Đông, nhưng việc nghiên cứu chi tiết các bằng chứng cho thấy thực sự điều này mới chỉ xảy ra vào nửa đầu thế kỷ 20 mà thôi, và nó cũng thay đổi trong khoảng thời gian 40 năm. Triều nhà Thanh lần đầu tiên tuyên bố chủ quyền đối với Quần đảo Hoàng Sa vào năm 1909, nhưng không hề tuyên bố ǵ đối với Quần đảo Trường Sa cho đến tận 1948, và toàn bộ quá tŕnh này chứa đựng nhiều nhầm lẫn và hiểu sai.

Trên đây là nội dung tóm tắt một bài nghiên cứu của tác giả Bill Hayton, phóng viên BBC đồng thời là học giả tại Viện nghiên cứu Chatham House tại London, Anh Quốc, sẽ đăng trên tạp chí 'Modern China' với tiêu đề 'The Modern Origins of China's South China Sea Claims: Maps, Misunderstandings, and the Maritime Geobody'.

Trở lại