Biển Đông với Hoa Kỳ-Trung Cộng-Việt Cộng hiện nay LS Nguyễn Thành |
TT
Nga Vladimir Putin: “Kẻ nào tin những ǵ Cộng
Sản nói là không có cái đầu.” LS Nguyễn Thành,Ủy Ban Công Lư - Hoà B́nh cho Hoàng Sa - Trường Sa
Vấn đề
“Biển Đông với Hoa Kỳ” và “Hoàng Sa Trường
Sa với Trung Cộng và Việt Cộng” rất
phức tạp. Luật Biển LHQ đă phức
tạp lại rất mới mẻ, nhất là vấn
đề Vùng Đặc Quyền Kinh Tế [rộng
200 hải lư] và Thềm Lục Địa “mở
rộng” [350 hải lư], nơi có trữ lượng
dầu khí rất lớn. Trung Cộng và Việt
Cộng lại tung đủ thứ hoả mù vào, làm
cho rối mù thêm để che dấu sự thật và
thực hiện mưu toan bất chính.
Do
đó, chẳng những dân chúng mà ngay giới trí
thức hay nghiên cứu, nếu không theo sát vấn
đề hay thiếu cẩn trọng cũng rất
dễ ngộ nhận và sa vào sách lược bành trướng
của Trung Cộng và chủ trương hiến
biển dâng đảo cho Bắc Kinh để bảo
kê cho chế độ độc tài đảng
trị của Việt Cộng. Để
dễ hiểu và không mất nhiều thời gian
của bạn đọc, người viết xin
được triển khai tổng quát đề tài
trên đây qua 3 tiểu mục: 1.
Mục tiêu Hoa Kỳ ở Biển Đông. 2.
Sách lược xâm chiếm Hoàng Sa Trường Sa
của Trung Cộng. 3.
Chủ trương hiến biển dâng đảo [cho
Trung Cộng] của Việt Cộng. Mục
tiêu Hoa Kỳ ở Biển Đông Ngày
24/7/2010, ngay sau lời tuyên bố của bà Hillary
Clinton ở Hà Nội và trước sự suy diễn
và kỳ vọng quá đáng vào vai tṛ của Mỹ
ở Biển Đông, qua bài tham luận ở
“Hội Thảo Quốc Tế Biển Đông” ngày
12/9/2010 ở Nam California, Hoa Kỳ, và sau đó
thuyết tŕnh ở hội luận “Tổ Quốc Lâm
Nguy! Phụ Nữ VN Phải Làm Ǵ” ngày 3/10/2010 ở
Paris, Pháp-quốc, người viết bài này đă lưu
ư bạn đọc: Mục tiêu “chủ chốt”
của Hoa Kỳ ở Biển Đông là quyền
lợi kinh tế. Trong lúc đó mục tiêu “cốt
lơi” của Trung Cộng là chiếm trọn Hoàng Sa Trường
Sa của VN. V́ khác biệt nhau nên rồi ra hai bên cũng
dễ đi đến thoả hiệp và chỉ VN là
thua thiệt hoàn toàn. Thật
vậy, chỉ cần đọc kỹ các tuyên
bố của Bộ Trưởng Quốc Pḥng Robert
Gates ở Indonesia ngày 5/6/2010 hay của chính Bộ Trưởng
Ngoại Giao Hillary Clinton ở Hà Nội ngày 24/7/2010 th́
thấy ngay chính sách của Hoa Kỳ về Biển
Đông, trước sau như một, gồm ba
vấn đề: 1.
Về kinh tế, Hoa Kỳ chủ trương tự
do đi lại hay tự do hàng hải, chủ chốt
là các công ty năng lượng Mỹ không bị
đe doạ hay ngăn chặn. 2.
Về lănh hải, Hoa Kỳ chủ trương “không
đứng về phía nào” và giải quyết các
tranh chấp thông qua Luật Biển LHQ. 3.
Về an ninh, Hoa Kỳ không chấp nhận dùng vơ
lực, giải quyết tranh chấp qua đàm phán “đa
phương” và Mỹ sẵn sàng làm trung gian. Một
bản nghiên cứu của Bộ Quốc Pḥng Hoa
Kỳ được công bố trước đó c̣n
viết rơ ràng hơn nữa chính sách của Hoa
Kỳ về lănh hải hay đối với Hoàng Sa
Trường Sa: “Hoa Kỳ không
có quan điểm đúng sai về pháp lư đối
với các tuyên bố về chủ quyền lănh
hải. Lợi ích chiến lược của Hoa
Kỳ trong việc duy tŕ đường thông thương
nối liền Đông Nam Á, Đông Bắc Á và
Ấn Độ Dương đ̣i hỏi sự
chống lại các xác lập chủ quyền vượt
khỏi các điều Luật Biển LHQ cho phép.” Rơ
ràng là không những không hề có ư giúp “bảo
vệ” hay “đ̣i lại” Hoàng Sa Trường Sa
cho VN như một số người đă quá “tưởng
tượng”. mà Hoa Kỳ c̣n
tỏ ra “thiên vị” hay “tránh né” Trung Cộng.
Bởi lẽ, chính Hoa Kỳ đă chứng kiến
việc quân xâm lược Trung Cộng đánh
chiếm Hoàng Sa ngày 19/1/1974 [và sau này đánh chiếm
7 vị trí của Trường Sa ngày 14/3/1988], tức
vi phạm trắng trợn Công Pháp Quốc Tế và
Luật Biển LHQ. Nay kẻ xâm lăng lại lớn
tiếng đ̣i hỏi chủ quyền pháp lư đối
với hai quần đảo này mà Hoa Kỳ lại
“không có quan điểm đúng sai về pháp lư
đối với các tuyên bố về chủ
quyền lănh hải” của Trung Cộng là thế nào?
Cho dù quan điểm của Hoa Kỳ tỏ ra có
lợi cho Trung Cộng như thế, nhưng Bắc
Kinh cho đến nay vẫn mạnh mẽ và dứt
khoát không chấp nhận cho Hoa Kỳ xen vào vấn
đề Biển Đông. Hơn
nữa, phần lớn chủ
trương về Biển Đông của Hoa Kỳ
đều “lặp lại” những ǵ mà Trung
Cộng và Việt Cộng đă làm hay đang mưu
toan? -Về
lănh hải, Hoa Kỳ cho rằng “phải
giải quyết thông qua Luật Biển LHQ” th́ -
với sự “cho phép” hay “dàn dựng” của
Bắc Kinh - Hà Nội đă nộp Ủy Ban Phân Ranh
Thềm Lục Địa LHQ hồ sơ ngày 6/5/2009
để giải quyết vấn đề lănh
hải ở Nam VN [liên quan tới Trường
Sa] và hồ sơ ngày 7/5/2009 về lănh
hải ở Trung VN [liên quan tới Hoàng Sa].
Bất cứ ai theo dơi t́nh h́nh VN đều biết
người dân trong nước chỉ nói hay viết
ra “Hoàng Sa Trường Sa là của VN” là đă
bị đàn áp thẳng tay hay bỏ tù rồi,
huống hồ là đưa vấn đề ra trước
Luật Biển LHQ, trừ khi có sự đồng ư
của Bắc Kinh th́ Hà Nội mới dám làm như
thế. Trung Cộng ồn ào phản đối hai
hồ cũng chỉ là tung hoả mù để đánh
lạc hướng dư luận mà thôi. V́
sao Bắc Kinh lại cho phép Hà Nội đưa
vấn đề mà cả hai vẫn coi là “nhậy
cảm” này ra trước LHQ? Xin
thưa: Bắc Kinh đă nhận ra “kẽ hở”
của Luật Biển LHQ và có thể lợi dụng
hoàn toàn được kẽ hở này để hoàn
tất mục tiêu chiếm trọn Hoàng Sa Trường
Sa qua chính Luật Biển Quốc Tế với sự
tiếp tay của “nội gián” Hà Nội. Hoa Kỳ
có thể không thấy điều này v́ hiện nay
Hoa Kỳ vẫn đứng ngoài Luật Biển LHQ
[tuy vẫn tuyên bố chấp hành]. Hay Hoa Kỳ
biết rơ nhưng “lơ đi” hay thật ra,
với Hoa Kỳ th́ Hoàng Sa Trường Sa ở trong
tay Trung Cộng hay Việt Cộng th́ cũng như
nhau mà thôi. [Xin đọc bài 3 để thấy đâu
là kẽ hở của Luật Biển LHQ]. Đối
với phần lănh hải phía
Bắc VN th́ Bắc Kinh đă buộc được
Hà Nội kư hiệp ước [bí mật và bất
hợp pháp] ngày 25/12/2000, tức 10 năm trước,
phân bố lại Vịnh Bắc Việt để
lấn chiếm của VN hơn 20 ngàn km2 biển và Hoàng
Sa. Hà Nội sau đó rêu rao là đă giải
quyết vùng lănh hải này đúng Luật Biển
LHQ [dù sự thật hoàn toàn trái ngược]. Hoa
Kỳ làm sao biết việc này, nhất là việc Hà
Nội nộp hồ sơ ngày 7/5/2009 cho LHQ, trong đó
cố ư giới hạn thềm lục địa VN
ở 200 hải lư và gạt Hoàng Sa ra ngoài hải
phận VN là để “hợp pháp hóa” hiệp
ước “bất hợp pháp” 25/12/2000. -Về
an ninh, tự do đi lại ở Biển Đông
chẳng những quan trọng đối với Mỹ
và thế giới mà cũng vô cùng cần thiết cho
cả Trung Cộng. Hơn nữa, Trung Cộng đâu
cần dùng vơ lực khi mà mục tiêu “cốt lơi”
là Hoàng Sa đă nằm trọn trong tay TC;và Trường
Sa th́ sớm muộn cũng đạt được
trong “hoà b́nh, hợp pháp” qua chính hai hồ sơ mà
Hà Nội đă nộp LHQ. v́ cả hai hồ sơ
đều cố ư gạt hai quần đảo này ra
ngoài thềm lục địa hay hải phận VN,
tức gián tiếp cho rằng “Hoàng Sa Trường
Sa chưa chắc là của VN” như TS
Việt-kiều Vũ Quang Việt đă xuyên tạc
lịch sử trên đài BBC cuối tháng 7 vừa qua!
Riêng
cái bản đồ lưỡi ḅ
chiếm 80% Biển Đông th́ Trung Cộng cũng dư
biết là làm sao thoả măn trọn vẹn được
v́ nó vượt ra ngoài tất cả các quy định
của Luật Biển LHQ và bị cả thế
giới dị nghị. Quy luật Trung Cộng áp
dụng xưa nay là “mềm nắn, rắn buông”
nhất là mục tiêu “cốt lơi” là Hoàng Sa Trường
Sa đă đạt. Xin lưu ư ở đây là
chiều rộng Biển Đông, chỗ hẹp
nhất ở vùng Vịnh Bắc Việt cũng
gần 120 hải lư. Do đó, dù Trung Cộng có dành
được chủ quyền pháp lư đối
với Hoàng Sa th́, theo Luật Biển LHQ, nhiều
nhất th́ Hoàng Sa cũng chỉ được hưởng
lănh hải rộng 12 hải lư mà thôi, v́ thế Hoàng
Sa sẽ không đủ điều kiện để
có Vùng Đặc Quyền Kinh Tế hay Thềm
Lục Địa 200 hải lư; tức tự do đi
lại ngay ở vùng Biển Đông hẹp nhất này. -Về kinh tế,
mục tiêu cốt lơi của Hoa Kỳ khi tăng cường
can dự vào Biển Đông th́ xem ra đă được
giải quyết êm thắm giữa Hoa Kỳ và Trung
Cộng với sự kiện điển h́nh
xảy ra vào đúng ngày Hà Nội khai diễn Hội
Thảo Quốc Tế Biển Đông [lần 2],
11/11/2010 ở Sàig̣n, và ngay sau khi người phát ngôn
Bộ Ngoại Giao Hà Nội Nguyễn Phương Nga
lại một lần nữa lên án Bắc Kinh "vi
phạm nghiêm trọng chủ quyền VN đối
với Hoàng Sa Trường Sa, Thềm Lục Địa
và Vùng Đặc Quyền Kinh Tế." Thật
thế, ngày 10/11/2010 Thủ Tướng Anh David Cameron
đến Bắc Kinh, mang theo đoàn đại
biểu thương mại tới 50 người [nhiều
nhất của Anh đến TQ từ xưa đến
nay] trong đó có đại công ty dầu khí BP và BP
sẽ kư hợp đồng thăm ḍ dầu khí
với Tổng Công Ty dầu khí CNOOC của TQ. Nên
nhớ, BP trước đây đă kư dự án thăm
ḍ dầu khí với VN tại 2 lô 5.2 và 5.3. Sau khi
đă tiến hành việc thăm ḍ một thời
gian, BP phải án binh bất động v́ phản
đối của TC và cuối năm 2009 th́ tuyên
bố chính thức chấm dứt hợp đồng
khai thác với VN. Nay BP kư hợp đồng với
CNOOC và CNOOC ước lượng trữ lượng
dầu khí của khu vực này có thể đến
22 tỉ thùng. Ngoài
ra, công ty dầu khí khổng lồ Chevron của
Mỹ cũng cho biết là đang chuẩn bị kư
dự án thăm ḍ dầu khí tại 3 lô ở
Biển Đông với TC. Tuy cả hai công ty Anh-Mỹ
này đều không nói rơ các lô sắp thăm ḍ
nằm ở đâu trên Biển Đông nhưng
giới nghiên cứu đều cho rằng "không
thể ngoài" vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa v́ chỉ 2 vùng quần đảo này mới có
thể có một trữ lượng dầu khí
lớn như thế. Công ty dầu khí BP hiện nay do
Bob Dudley, người Mỹ điều hành, sau khi
Tổng Giám Đốc người Anh vừa bị
mất chức sau vụ bể ống dấu ở vùng
Louisiana và Florida. Sách
lược xâm chiếm của Trung Cộng và
chủ trương bán nước của Việt
Cộng “Sách
lược xâm chiếm Hoàng Sa Trường Sa của
Trung Cộng” và “chủ trương hiến
biển dâng đảo cho Trung Cộng của Việt
Cộng” là hai vấn đề khác nhau. Nhưng
thật ra “tuy hai mà một” nên người viết
xin được gom chung vào một mục để
tránh phải lập lại và dài ḍng. Hơn
700 trăm năm xưa, sau 3 trận chiến đánh
đuổi quân xâm lược phương Bắc ra
ngoài Đất Việt, vua Trần Nhân Tôn [1279-1293]
đă để lại di chúc: “Các ngươi
chớ quên nước lớn thường làm trái
đạo. Hoạ muôn đời của ta là Trung Hoa.
Họ không tôn trọng quy ước và biên giới,
luôn luôn bầy đặt chuyện để gây
hấn. Không thôn tính được th́ gậm
nhấm đất đai của ta. Vậy các ngươi
phải nhớ lời ta dặn. Một tấc đất
cũng không để lọt vào tay kẻ thù. Đấy
là di chúc cho con cháu muôn đời.”
Với
Trung Cộng, ngay sau khi chiếm trọn Hoa-lục, Mao
Trạch Đông đă khơi dậy chủ nghiă “bá
quyền Đại-Hán” nhằm bành trướng trên
đất dưới biển bằng đủ
mọi phương cách ngọai giao, chính trị và
nhất là quân sự. Biển Đông hay Vịnh
Bắc Việt và Hoàng Sa Trường Sa là mục tiêu
đầu tiên và cốt lơi của Trung Cộng. Điều
không may hay nghiệt ngă của lịch sử là VN
lại rơi vào tay bọn “nội gián” Việt
Cộng nên Trung Cộng đă lấn chiếm
được một phần Vịnh Bắc Việt,
Hoàng Sa và một phần Trường Sa và với
đà này th́ dân tộc Việt sẽ rơi vào bành
trướng một ngày không xa!
Dưới đây là một số trường
hợp xâm chiếm Biển Đông điển h́nh tiêu
biểu của Trung Cộng với sự tiếp tay
đắc lực của “nội gián” Việt
Cộng:
-Ngày
4/9/1958, Trung Cộng vừa công bố chủ quyền
lănh hải 12 hải lư, bao gồm Hoàng Sa Trường
Sa [mà TC gọi là Tây Sa Nam Sa] là 10 ngày sau, với
sự cho phép của Hồ Chí Minh, Phạm Văn
Đồng vội vàng gửi công hàm cam kết tôn
trọng; tức gián tiếp dâng Hoàng Sa Trường
Sa cho TC.
-Ngày
19/1/1974, lợi dụng lúc Mỹ rút quân ra khỏi VN,
Trung Cộng xua quân chiếm trọn Hoàng Sa; Việt
Cộng giữ thái độ im lặng đồng loă
hay “nội gián” v́ trước đó 2 năm, tháng
2/1972, Cục Đo Đạc và Bản Đồ,
trực thuộc thủ tướng Việt Cộng,
đ ă xóa tên Hoàng Sa Trường Sa và thay vào đó
tên Tây Sa Nam Sa của TC.
-Ngày
14/3/1988, vào lúc “cơm không lành, canh không ngọt”
giữa Bắc Kinh và Hà Nội, TC xua quân xâm chiếm
7 vị trí của nhóm đảo Trường Sa;
Việt Cộng phản đối cho có phản đối
như thường lệ, sau đó để yên cho
TC chiếm giữ và xây dựng thành căn cứ quân
sự ngày càng vững chắc.
-Ngày
25/12/2000, TC ép buộc VC kư hiệp ước phân
bố lại Vịnh Bắc Việt để
chiếm của VN hơn 20 ngàn km2 vùng Vịnh Bắc
Việt và Hoàng Sa. Chẳng những Lê Công Phụng,
trưởng đoàn đàm phán nói ngược
lại là “không mất biển mà c̣n có lợi” mà
chính Bộ-trưởng Ngoại Giao VC Nguyễn Duy Niên
c̣n trắng trợn nói với báo chí “Bạch Long Vĩ
được hưởng lănh hải 15 hải lư
tức được thêm 3 hải l ư” trong lúc
sự thật th́ VN đă bị mất trên 20 ngàn km2
biển quanh đảo này. Điều ghi nhận
ở đây nữa là, sau hiệp ước vùng
Vịnh Bắc Việt 25/12/2000, Trung Cộng không
ngừng bắn giết bừa băi ngư dân VN hành
nghề trong vùng Vịnh Bắc Việt và Hoàng Sa, VC
hoặc im lặng hoặc phản đối cho có
phản đối và TC th́ ngày càng hung hăn hơn.
-Ngày
6 và 7/5/2009, lợi dụng việc LHQ cho mở
rộng thềm lục địa [từ 200 ra 350
hải lư], TC cho phép VC nộp hồ sơ “mở
rộng” nhưng thực ra là “giới hạn”
thềm lục địa VN ở 200 hải lư và
gạt Hoàng Sa Trường Sa ra ngoài hải phận VN
dành cho TC.
Qua các
động thái của Trung Cộng ở Biển Đông,
chúng ta có thể nhận ra sách sách
lược xâm chiếm Hoàng Sa Trường Sa của
Bắc Kinh diễn tiến như sau:
1. Lấn chiếm,
bằng mọi phương cách, kể cả xâm lăng
vơ lực [như các trường hợp tiêu biểu
nói trên] rồi tuyên bố lung tung bất chấp lư
lẽ để gây hỏa mù và vừa gây áp lực
vừa lôi kéo hợp tác.
2. Đàm phán song phương,
để dễ hù họa, o ép, mua chuộc [như các
hiệp ước nêu trên giữa Bắc Kinh và Hà
Nội, hoàn toàn thua thiệt về phía VN nhưng Hà
Nội luôn luôn dối gạt và tuyên truyền ngược
lại là thắng lợi.
3. Thực tế
hiển nhiên hay
đặt trước sự đă
rồi
hay t́nh trạng hiện hữu
[Trung Cộng đă triệt để áp dụng các
phương thức này và đă hưởng lợi
lớn trong các hiệp ước trước đây].
Xin
được kết thúc vấn đề “Biển
Đông với Hoa Kỳ” và “Hoàng Sa Trường Sa
với Trung Cộng và Việt Cộng” ở đ ây.
Xin mời đọc bài 3,
trong loạt bài viết
cho Ngày Hoàng Sa San Jose 22/1/2011,
với nội dung: “Từ
hiệp ước ngày 25/12/2000 với Bắc Kinh đến
hồ sơ ngày 6 và 7/5/2009 nộp LHQ, Việt
Cộng toan tính dâng 20 ngàn km2 Vịnh Bắc Việt và
Hoàng Sa Trường Sa cho Trung Cộng qua Luật
Biển LHQ.”
LS Nguyễn Thành,
Justice & Peace Committee
for Paracel & Spratly
|