Bối cảnh dẫn tới trận Hoàng Sa  

(Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng)

 

 

Ngày 22 tháng 6, 1972 trong một buổi mật đàm với Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai ở Bắc Kinh, Cố vấn Mỹ Henry Kissinger đă cho ông Chu biết rằng:  

"Nếu có một thời gian vừa đủ giữa lúc chúng tôi rút quân và những ǵ xẩy ra sau đó th́ vấn đề gần như chắc chắn rằng có thể khoanh gọn, như chuyện nội bộ của Đông Dương" và "sau khi chúng tôi đă không c̣n can dự nữa th́ …rất ít khả năng chúng tôi sẽ quay trở lại, rất ít khả năng."  

Như vậy là ván bài Việt Nam đă được khoanh gọn, và tới đầu năm 1974 th́ chắc TQ cho rằng "khoảng thời gian vừa đủ" đă chấm dứt: Bắc Kinh muốn trắc nghiệm xem Mỹ có quay trở lại hay không.

Cho nên, ngay đầu năm, Trung Quốc đă lấn chiếm Hoàng Sa.

Dù trong hoàn cảnh nghiệt ngă, Hải quân VNCH vẫn chống trả. Ngày 18 tháng 1, Tổng thống Thiệu bay ra tận Đà Nẵng, lấy giấy ra viết tay thẳng cho Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải.

Trên đầu trang ông viết: 'Chỉ thị cho Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải':

"Thứ nhất là t́m đủ mọi cách ôn ḥa mời các chiến hạm Trung Cộng ra khỏi lănh thổ VNCH. Thứ hai, nếu họ không thi hành th́ được nổ súng cảnh cáo trước mũi các chiến hạm này và nếu họ ngoan cố th́ toàn quyền sử dụng vũ khí để bảo vệ sự vẹn toàn lănh thổ VNCH."

Viết lệnh xong, ông Thiệu cất giọng: "Anh Thoại, đến đây và đọc trước mặt tôi đây, có ǵ không rơ ràng th́ cho tôi biết ngay từ bây giờ."  

T́m hiểu thêm, chúng tôi được biết rằng sau trận hải chiến, Tổng thống Thiệu đă ra lệnh cho Không Quân VNCH bay ra Hoàng Sa oanh kích để phản công, nhưng rồi lệnh được rút lại.

Tại sao như vậy? Ngày nay th́ ta đă có chứng cớ và văn bản để trả lời.

Trước hết về lệnh cho Không Quân ra khơi để phản công, chúng tôi phối kiểm với Đại tá Nguyễn Quốc Hưng, (Phụ Tá Tham Mưu Phó Hành Quân, Bộ Tư lệnh Không quân, phụ trách toàn bộ 19 phi đoàn khu trục của VNCH) th́ ông đă xác nhận là đúng.

Trong số những quân nhân tham gia phi vụ không kích này, số nhân chứng c̣n sống hiện nay th́ ngoài ông Quốc Hưng (hiện ở Salem, Oregon) c̣n có các Thiếu tá Phạm Đ́nh Anh (California), Đàm Tường Vũ (Arizona), Vũ Viết Quư (California), và Hồ Văn Giầu (Las Vegas).

Ông kể lại nhiều chi tiết, tóm tắt như sau: vào 8 giờ tối ngày 19 tháng 1/1974, Tư lệnh Không quân nhận được mật lệnh của Tổng thống phải dùng phản lực cơ chiến đấu siêu thanh F5-E để oanh kích phản công địch trên đảo Hoàng Sa.

Ngày hôm sau đoàn phi công đă cất cánh hai lần để ra khơi, một lần vào buổi trưa và một lần buổi chiều, mỗi lần gồm hai phi tuần.

Nhưng vừa bay được khoảng trên một trăm dặm th́ nhận được đặc lệnh phải quay trở về đáp và hủy bỏ ngay các phi vụ không kích này.

Lư do là Đệ Thất Hạm Đội yêu cầu ngừng kế hoạch oanh tạc và nhấn mạnh rằng sẽ không có "top cover" (yểm trợ trong trường hợp bị phi cơ của Trung Quốc từ Hải Nam lên không chiến) và cũng không có "rescue" (cứu vớt nếu bị bắn rơi).  

Mật điện Bộ Ngoại Giao Mỹ (19 /1/1974): Can ngăn Tổng thống Thiệu

Cùng ngày, Đề đốc Lâm Ngươn Tánh, Tư lệnh phó Hải quân VNCH bay ra Bộ tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải tại Đà Nẵng để chỉ huy lực lượng tham chiến tại Hoàng Sa. Ngày 19 tháng 1 là ngày có trận hải chiến, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ lại gửi mật điện can ngăn Tổng thống Thiệu đừng đi thêm bước nữa.

 

Bức điện đó như sau:

Ngày 19 tháng 1/1974

Người gửi: Ngoại Trưởng - Washington DC

Nơi nhận: Ṭa Đại sứ Sài G̣n

Mật điện Bộ Ngoại Giao 012641

1. Xung đột quân sự tại Hoàng Sa đă đưa đến thương vong cho VNCH với hai chiến hạm bị tên lửa STYX của Trung Quốc bắn ch́m. Chính phủ VNCH có yêu cầu Mỹ giúp t́m kiếm và cứu vớt các nạn nhân. T́nh h́nh thêm phức tạp v́ báo cáo là trên đảo Pattle (do VNCH đóng quân) lại có một nhân viên dân sự Mỹ làm việc cho Văn pḥng Tùy viên ở Đà Nẵng. Chúng tôi không hiểu tại sao người này lại có mặt ở đó.

2. Bộ Ngoại Giao đă yêu cầu Bộ Quốc Pḥng ra lệnh cho Hải quân Hoa Kỳ tránh khỏi khu vực này .

Hai ngày trước đây (17 tháng 1) chúng tôi có bàn luận với Đại sứ Martin qua điện thoại và bày tỏ ư muốn của chúng tôi là t́nh h́nh phải được hạ nhiệt…

3. Thông cáo của Bộ Ngoại Giao gửi cho báo chí về vụ này sẽ nói theo những điểm như sau:

-- Chính phủ Hoa Kỳ không đứng về phe nào trong việc tranh chấp Hoàng Sa nhưng hết sức mong muốn là sự tranh chấp được giải quyết trong ḥa b́nh.

-- Lực lượng quân sự Mỹ không dính líu ǵ vào xung đột này.

4. Chúng tôi đang yêu cầu Ṭa Đại sứ ở Sàig̣n cố vấn chính phủ VNCH chỉ nên có những hành động tối thiểu để tự vệ và để cứu vớt nạn nhân (và người nhân viên Mỹ ở trên đảo) nhưng làm tất cả những ǵ có thể để tránh đụng độ trực tiếp thêm nữa với lực lượng Trung Quốc. Việc mà VNCH hay chúng ta không cần chút nào trong lúc này là đụng độ giữa Trung Quốc và Chính phủ Việt Nam về mấy ḥn đảo, dẫn tới vai tṛ bất chấp của Trung Quốc trong cuộc chiến Việt Nam.

KHẨN - MẬT

 

Hậu quả của mật điện Hoàng Sa ngày 19/1/1974 thật là lớn lao, nó dẫn đến t́nh trạng hỗn loạn tại Biển Đông ngày nay. Để mất Hoàng Sa và c̣n nhắn nhủ Trung Quốc rằng Mỹ không có dính líu ǵ vào tranh chấp hải đảo, rằng quân lực Mỹ đă được lệnh rút ra khỏi vùng này.

Như vậy là Trung Quốc được tự do tung hoành. Từ tung hoành tới lộng hành. Cái kẹt là sau khi lộng hành với các quốc gia sở tại, Trung Quốc lộng hành với chính Mỹ. Cho nên Mỹ phải xoay trục để trở về với Biển Đông.

 

Trở lại