GIẢI QUYẾT VỤ CHỦ QUYỀN HOÀNG SA

BẰNG PHÁP LƯ HAY CHÍNH TRỊ

Đại-Dương

Bắc Kinh đưa Giàn khoan Hải Dương 981 vào hoạt động trong Vùng Đặc quyền Kinh tế Việt Nam kể từ 2 tháng 5 và dự trù rút đi vào 15-08-2014 đă tạo ra vụ khủng hoảng trực tiếp giữa Việt Nam và Trung Cộng; gián tiếp với Nhật Bản, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Úc Đại Lợi cũng như Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, ASEAN.

Biến cố bất ngờ này làm nảy sinh yếu tố quốc-tế-hoá về tranh chấp trên Biển Nam Trung Hoa, tức Biển Đông, tức Biển Đông Nam Á.

Bắc Kinh chống đối quyết liệt việc quốc-tế-hoá vấn đề Nam Hải mà hôm 09-06-2014 đă gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc kèm thêm 5 phụ lục nhằm biện minh cho hoạt động của Giàn khoan 981. Việt Nam bị tố cáo có hành vi quấy nhiễu, vi phạm an toàn lưu thông hàng hải, làm tổn hại đến hoà b́nh, an ninh khu vực nên Bắc Kinh cũng yêu cầu Liên Hiệp Quốc phổ biến công hàm này đến tận 193 quốc gia hội viên.

Hà Nội từng chủ trương vấn đề liên quan đến Hoàng Sa chỉ được giải quyết giữa Trung Cộng và Việt Nam mà vẫn gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc để thông báo t́nh h́nh thực tế tại khu vực Quần đảo Hoàng Sa, tức Paracel Islands, tức Tây Sa.

Vụ khủng hoảng chủ quyền Quần đảo Hoàng Sa nên giải quyết bằng cách nào?

Công hàm của Bắc Kinh ngày 9 tháng 6 xác nhận "Quần đảo Tây Sa là một phần vốn có của lănh thổ Trung Quốc, không ǵ bác bỏ được".

Lập luận của Bắc Kinh dựa theo Luật La Mă được áp dụng từ thế kỷ thứ 5 đến 19 cho phép nhận chủ quyền một ḥn đảo cho "người thấy trước" đă bị Định ước Berlin 1885 thay thế.

Định ước này quy định việc chiếm hữu hợp pháp của một ḥn đảo phải hội đủ 3 điều kiện: chiếm hữu khi đảo ở trong t́nh trạng vô chủ hoặc đă từ bỏ chủ quyền; phải công khai cho mọi người biết; chiếm hữu bằng biện pháp hoà b́nh". V́ đuối lư nên Trung Hoa Dân Quốc từ chối ra trước Toà án Trọng tài Quốc tế với Pháp vào các năm 1932, 1937, 1947 (năm Trung Hoa vẽ Đường 11 Vạch).

Nhiều học giả và sử gia bị sụp bẫy Bắc Kinh khi cố sức giải thích Công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958 qua các biến cố chính trị mang tính cách đổi chác. Hăy thận trọng, nếu không, sẽ ảnh hưởng tới t́nh trạng pháp lư của Hoàng Sa.

Chuyên gia quốc tế và người Việt hải ngoại t́m cách chứng minh Công hàm Phạm Văn Đồng chỉ là "hành vi đơn phương" nhằm công nhận chiều rộng 12 hải lư theo tuyên bố của Bắc Kinh mà chẳng liên quan ǵ đến chủ quyền Quần đảo Hoàng Sa.

Lời hứa là 1 trong 5 loại cam kết đơn phương ràng buộc tác giả nếu nó xuất phát từ một ư muốn tạo ra hậu quả pháp lư, chứ không phải chỉ là một lời tuyên bố hàm chứa một ư định chính trị.

Từ khi thành lập nền Cộng Hoà vào năm 1911, Trung Hoa chủ trương hải phận 3 hải lư. Hội nghị quốc tế năm 1956 chỉ kết luận "Luật quốc tế không cho phép mở rộng hải phận quá 12 hải lư".

Do đó, Bắc Kinh quyết định Tuyên bố hải phận 12 hải lư vào ngày 4 tháng 9 năm 1958 nhằm ngăn chặn Hoa Kỳ hộ tống tàu của Đài Loan tiếp tế cho đảo Kim Môn cách 3 hải lư. Trung Cộng mở cuộc pháo kích dữ dội bằng Không quân và Hải quân từ 23 tháng 8 vào đảo này. Hoa Kỳ tiếp tục duy tŕ hoạt động tiếp tế nên khủng hoảng dần dần chấm dứt.

Liên Xô tức tốc gửi công hàm đến Bắc Kinh "hoàn toàn tôn trọng quyết định của Chính phủ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ... đă chỉ thị cho các cơ quan liên hệ triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lư của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa". Nghĩa ngữ của Công hàm Phạm Văn Đồng gần như sao ư bản chính chứng tỏ yếu tố chính trị là chính chứ không phải pháp lư. Đông Đức và Lỗ Ma Ni cũng theo gương Liên Xô do tâm lư Chiến tranh Lạnh.

Sau Công hàm Phạm Văn Đồng không thấy tuyên bố của Trung Cộng nên thiếu đặc điểm có đi có lại để ràng buộc.

Thẩm quyền từ bỏ hoặc chuyển nhượng lănh thổ thuộc về Quốc hội Việt Nam chứ không do thủ tướng.

Hội nghị Potsdam năm 1945 cho phép Quân đội của Tưởng Giới Thạch giải giới quân Nhật ở Hoàng Sa mà không được thu hồi nên lẽ ra Trung Hoa Dân Quốc phải trả lại cho Việt Nam.

Năm 1949, Tổ chức Khí tượng Thế giới chấp nhận đơn ghi danh 3 trạm khí tượng do Pháp xây dựng ở các đảo Phú Lâm, Hoàng Sa thuộc Quần đảo Hoàng Sa và đảo Ba B́nh của Trường Sa.

Năm 1950, Chính phủ Pháp đă chính thức trao lại quyền quản trị và bảo vệ Hoàng Sa cho Chính phủ Quốc Gia Việt Nam.

Tại Hội nghị Hoà b́nh San Francisco năm 1951, Nhật Bản tuyên bố từ bỏ chủ quyền trên tất cả đảo ở Thái B́nh Dương, ngoại trừ Quần đảo Senkaku đang do quân Mỹ trấn đóng. Lập tức Thủ tướng Trần Văn Hữu của Quốc Gia Việt Nam tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Không một vị đại diện nào, kể cả Trung Hoa Dân Quốc phản đối.

Ngoại trưởng Andrei Gromyko của Liên Xô đề nghị Nhật Bản thừa nhận chủ quyền của Trung Cộng tại Hoàng Sa và những đảo xa hơn về phía Nam đă bị 38/51 quốc gia tham dự bác bỏ.

Đầu năm 1959, Việt Nam Cộng Hoà bắt 82 lính Trung Cộng giả dạng ngư dân đă bí mật đổ bộ lên các đảo Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Ḥa, thuộc nhóm Nguyệt Thềm do Việt Nam Cộng Hoà trấn đóng, cùng với 5 tàu đánh cá vũ trang giải về Đà Nẵng, sau đó được trao trả lại cho Bắc Kinh.

Nghị quyết 2526 ngày 24-10-1970 của Đại Hội đồng LHQ viết "Thụ đắc lănh thổ bằng đe dọa hoặc bằng sử dụng vũ lực đều không được thừa nhận là hợp pháp”.

Các điều trên chứng tỏ Trung Cộng cưỡng chiếm Hoàng Sa năm 1974 hoàn toàn bất-hợp-pháp. Khu ḷng chảo Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Hoà đă diễn ra vụ hải chiến giữa Hải quân Việt Nam Cộng Hoà và Hải quân Trung Cộng năm 1974.

Quần đảo Hoàng Sa trải dài từ vĩ tuyến thứ 15 đến 17 trực thuộc quyền quản trị của Việt Nam Cộng Hoà h́nh thành từ Hiệp định Geneve năm 1954.

Quốc gia này nối tiếp công việc quản trị Hoàng Sa không gián đoạn từ thời quân chủ, thời Pháp thuộc, thời Quốc gia Việt Nam với tư cách một nhà nước độc lập, tự chủ.

Do đó, công hàm Phạm Văn Đồng của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà không có giá trị pháp lư đối với Quần đảo Hoàng Sa do Việt Nam Cộng Hoà quản trị.

Tranh chấp chủ quyền Quần đảo Hoàng Sa từ năm 1909 và Trường Sa từ những năm 1930 nên bất cứ chính quyền nào của Việt Nam cũng đều tuyên bố chủ quyền đối với 2 quần đảo đó.

Thông cáo ngày 24-05-1956, Việt Nam Cộng Hoà nhấn mạnh "Toàn bộ Quần đảo Hoàng Sa luôn luôn là một phần lănh thổ Việt Nam".

Dù mất đi yếu tố vật chất trên Quần đảo Hoàng Sa, nhưng người Việt Nam vẫn duy tŕ yếu tố tinh thần bằng công hàm, tuyên bố phản đối việc chiếm đóng trái phép của Trung Cộng và quyết bảo tồn các quyền đă có từ xưa. Chưa bao giờ người Việt Nam tuyên bố từ bỏ chủ quyền Hoàng Sa.

Việt Nam cần thu thập dữ kiện để phản bác lập luận của Bắc Kinh liên quan đến tấm bản đồ năm 1972, sách giáo khoa năm 1974 trên phương diện pháp lư.

Không nơi nào mà các quốc gia dù lớn hay nhỏ được b́nh đẳng trước các Toà án Quốc tế. Do đó, chủ quyền do Toà án Quốc tế phân xử có giá trị vĩnh cửu.

Thắng lợi trước Toà án Quốc tế cho phép người Việt Nam có quyền hợp pháp để đ̣i hoặc thu hồi lănh thổ do mồ hôi và xương máu của Tổ Tiên truyền lại.

Phiên Toà Quốc tế có vô số cạm bẫy đ̣i hỏi trí tuệ và kinh nghiệm dồi dào về tranh tụng nên Việt Nam cần sự trợ giúp tận t́nh của các chuyên gia pháp lư lỗi lạc trên thế giới mới mong chiến thắng.

Đại-Dương

 

Trở lại