Trận Hải Chiến Lịch Sử: Hoàng Sa   

Hà Văn Ngạc 

Bốn trong số các chiến hạm của Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa đă tham gia hải chiến Hoàng Sa 1974 (DR)

Bốn trong số các chiến hạm của Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa đă tham gia hải chiến Hoàng Sa 1974 (DR)

         

Đôi lời trước khi viết:

Đă 25 năm kể từ ngày tôi tham dự trận hải chiến Hoàng Sa, tôi chưa từng tŕnh bầy hay viết mô tả lại về trận đánh này, ngay cả có nhiều lần tôi đă thất hứa với các bậc tiên sinh yêu cầu tôi thuật lại chi tiết của cuộc đụng độ. Dù thắng hay bại, chỉ có một điều duy-nhứt không thể chối căi được là các chiến hữu các cấp của Hải quân Việt Nam Cộng Ḥa trong trận hải chiến đă anh dũng chiến đấu bằng phương tiện và kinh nghiệm có trong tay để chống lại một kẻ xâm lăng truyền kiếp của dân tộc hầu bảo vệ lănh thổ của Tổ quốc. Trước một thù địch có sức mạnh gấp bội, dù cuộc chiến có hạn chế hay kéo dài hoặc mở rộng, phần cuối là chúng ta vẫn phải tạm lùi bước trước các cuộc cường tập của đối phương để t́m kiếm một cơ hội thuận tiện khác hầu khôi phục lại phần đất đă bị cưỡng chiếm.

Hôm nay nhân ngày Tết Kỷ Măo, tôi viết những gịng này để tưởng niệm anh linh các liệt sĩ đă hy sinh khi cùng tôi chiến đấu chống kẻ xâm lăng trên các mảnh đất xa vời của Quốc Tổ, một số đă vĩnh viễn nằm lại trong ḷng biển Hoàng Sa như để thêm một chứng tích lịch sử của chủ quyền quốc gia, một số khác đă bỏ ḿnh trên biển cả khi t́m đường thoát khỏi sự tàn bạo của người phương bắc.

Có nhiều chiến hữu Hải quân đă từng hăng say viết lại một trang sử oai hùng của Hải quân và toàn Quân lực Việt Nam của nền Đệ Nhị Cộng Ḥa, nhưng đă thiếu xót nhiều chi tiết chính xác mà vào những năm trước 1975 chưa được phép phổ biến, và cũng v́ phải lưu lạc khắp thế giới tự do nên các chiến hữu đó đă không thể liên lạc để tham khảo cùng tôi.

Nhiều chi tiết về giờ giấc và về vị trí bạn và địch, cũng như tên họ của các cấp có liên hệ tới biến cố, v́ không có tài liệu truy lục, nên chỉ có thể viết vào khoảng gần đúng nhất. Tôi chỉ tường thuật trung thực những chi tiết theo khía cạnh của một người chỉ huy chiến thuật được biết và cũng mong mỏi các chiến hữu nào c̣n có thể nhớ chắc chắn các chi tiết quan trọng khác, tôi sẽ sẵn sàng tiếp nhận qua ṭa soạn này, để sửa lại tài liệu này cho đúng.

Hà Văn Ngạc

*

"Tân xuân Giáp Dần Hoàng Sa chiến
Nam ngư hải ngoại huyết lưu hồng"

Hai câu thơ với lối hành-văn vận theo sấm Trạng Tŕnh đă được truyền khẩu rất nhanh khi Hải đội Đặc nhiệm Hoàng Sa trở về tới Đà Nẵng vào sáng sớm ngày 20 tháng 4 năm 1974. Và câu thơ này do chính Hải quân đại tá Nguyễn Viết Tân (thủ khoa Khóa 5 của tôi) lúc đó đang giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Sở Pḥng vệ Duyên hải, đọc cho tôi nghe. Từ ngày đó tới nay đă đúng 25 năm, và do sự khuyến khích của các bậc thượng trưởng của Hải quân Việt Nam, những chi tiết về diễn tiến chưa tùng tiết lộ của trận hải chiến cần được ghi lại để làm chứng liệu lịch sử.

Sau trận hải chiến, những ưu và khuyết điểm về chiến thuật và chiến lược của Hải quân Việt Nam Cộng Ḥa (HQVNCH) đến nay nếu nêu ra th́ sẽ không c̣n một giá trị thực tiễn nào để có thể làm những bài học cho những biến cố kế tiếp. V́ vậy một vài điều nếu có nêu ra tại đây th́ chỉ để ghi lại t́nh trạng và khả năng khi Hải quân VNCH khi đă phải đương đầu với Trung cộng, là một quốc gia vào thời-điểm đó, đă sẵn có một lực lượng hùng hậu về Hải-Lục-Không-quân gấp bội của VNCH.

Một điểm hănh diện cho Hải quân VNCH lúc bấy giờ là đă không những phải sát cánh với lực lượng bạn chống lại kẻ nội thù là cộng sản (CS) miền bắc trong nội địa, lại vừa phải bảo vệ những hải đảo xa xôi, mà lại c̣n phải chiến đấu chống kẻ xâm lăng, đă từng biết bao lần dầy xéo đất nước trong suốt lịch sử lập quốc và dành quyền độc lập của xứ sở.

So-sánh với các cuộc hành quân ngoại biên vào các năm 1970-71 của Quân lực VNCH sang đất Kampuchia va Hạ Lào, th́ quân lực ta chỉ chiến đấu ngang ngửa vơi CSVN ẩn náu trên đất nước láng giềng mà thôi. Phải thành khẩn mà nhận rằng Hải quân VNCH ngoài nội thù c̣n phải chống ngoại xâm mà đă rất khó tiên liệu để chuẩn bị một cuộc chiến chống lại một lực lượng Hải quân Trung cộng tương đối dồi dào hơn cả chúng ta về phẩm cũng như lượng. HQVN ta đă có những gánh nặng về hành quân để yểm trợ lực lượng bạn và hành quân ngăn chận các vụ chuyển quân lén lút của Việt cộng qua biên giới Miên Việt trong vùng sông ng̣i cũng như các vụ tiếp tế quân dụng của chúng vào vùng duyên hải.

Trước khi đi vào chi tiết của trận hải chiến lịch sử này, chúng ta thử nhắc sơ lược lại cấu-trúc nhân sự của thượng tầng chỉ huy và của các đơn vị tham chiến của Hải quân vào lúc biến cố:

- Tư lệnh Hải quân: Đề đốc Trần Văn Chơn

- Tư lệnh phó Hải quân: Phó Đề đốc Lâm Ngươn Tánh

- Tham mưu trưởng Hải quân: Phó Đề đốc Diệp Quang Thủy

- Tư lệnh Hạm đội: Hải quân đại tá Nguyễn Xuân Sơn

- Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải: Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại

- Chỉ huy trưởng Hải đội tuần dương: Hải quân đại tá Hà Văn Ngạc, (Hải-đội 3) và là sĩ quan chỉ huy chiến thuật trận hải chiến.

- Hạm trưởng Khu trục hạm HQ4: Hải quân trung tá Vũ Hữu San

- Hạm trưởng Tuần dương hạm HQ5: Hải quân trung tá Phạm Trọng Quỳnh

- Hạm trưởng Tuần dương hạm HQ16: Hải quân trung tá Lê Văn Thự

- Hạm trưởng Hộ tống hạm HQ10: Hải quân thiếu tá Ngụy Văn Thà (truy thăng Hải quân trung tá)

- Trưởng toán Hải kích đổ bộ: Hải quân đại úy Nguyễn Minh Cảnh.

LƯ DO TÔI ĐĂ CÓ MẶT TẠI HOÀNG SA

Rất nhiều chiến hữu trong Hải quân đă không rơ nguyên cớ nào mà tôi đă có mặt để đích thân chỉ huy tại chỗ trận hải chiến Hoàng Sa. Sự có mặt của tôi bắt nguồn từ khi tôi được Hội đồng Đô đốc chỉ định tôi tăng phái cho Vùng I duyên hải khoảng từ cuối năm 72 đầu 1973. Lư do tăng phái của tôi đến Vùng I duyên hải tôi không được biết trước cho đến khi tôi tới Quân Khu 1, tôi mới được biết nhiệm vụ chính của tôi là chuẩn bị một trận thư-hùng giữa Hải quân Việt Nam Cộng Ḥa và Hải quân Bắc-Việt mà lúc đó, tin t́nh báo xác nhận là Cộng sản đă được viện-trợ các cao tốc đĩnh loại Komar của Nga-sô trang bị hỏa tiễn hải hải (surface to surface).

Vào thời gian đó Hải quân VNCH chỉ có khả năng chống đỡ thụ động loại vũ khí này. Cuộc hải chiến tiên liệu có thể xẩy ra khi lực lượng Hải quân Cộng sản tràn xuống để hỗ trợ cho quân bộ của chúng khi chúng muốn tái diễn cuộc cường tập xuất phát từ phía bắc sông Bến Hải như vào ngày cuối tháng 3 năm 1972 để khởi phát các cuộc tấn công suốt mùa hè đỏ lửa 1972.

Tôi lưu lại Vùng I duyên hải chừng hai tuần lễ hầu nghiên cứu để thiết kế. Kế hoạch chính của cuộc hải chiến này là xử dụng nhiều chiến hạm và chiến đỉnh (WPB và PCF) để giảm bớt sự thiệt hại bằng cách trải nhiều mục tiêu trên mặt biển cùng một lúc. Song song với việc này là các chiến hạm và chiến đĩnh phải xử dụng đạn chiếu sáng và hỏa pháo cầm tay như là một cách chống hỏa tiễn thụ-động. Ngoài ra Hải quân cũng cần đặt ra sự yểm-trợ của pháo binh của Quân đoàn I để tác xạ ngăn chặn và tiêu diệt lực lượng Hải quân CS tại phía bắc Cửa Việt trước khi họ tràn xuống phía nam để đủ tầm phóng hỏa tiễn. Sau khi đă thuyết tŕnh tại BTL HQ Vùng I duyên hải cùng các Chỉ huy trưởng các đơn-vị duyên-pḥng và duyên-đoàn, Tư lệnh HQ Vùng I duyên hải chấp thuận kế hoạch và đưa kế hoạch lên thuyết tŕnh tai BTL Quân-đoànI và Quân-Khu I.Buổi thuyết-tŕnh tại BTL/Quân-đoàn I do đích thân trung tướng Ngô Quang Trưởng chủ tọa, ngoài Tư lệnh HQ Vùng I duyên hải c̣n có đại tá Hà Mai Việt trưởng pḥng 3 Quân đoàn, đại tá Khiêu Hữu Diêu, đại tá Nguyễn Văn Chung chỉ huy trưởng pháo binh Quân đoàn và một số rất ít các sĩ quan phụ tá. Nhu cầu yểm trợ pháo binh cho cuộc hải chiến được chấp thuận ngay và chỉ huy trưởng pháo binh Quân đoàn hứa sẽ phối trí pháo binh, đặc biệt là pháo binh 175 ly để thỏa măn kế hoạch của Hải quân, khi được yêu cầu. Kể từ khi được chỉ định tăng phái, tôi thường có mặt tai Vùng I duyên hải mỗi tháng chừng hai tuần tùy theo công việc của tôi tại Hải đội, nhưng chưa lần nào BTL HQ, BTL Hạm đội hoặc Vùng I Duyên hải chỉ thị tôi phải có mặt trong vùng. Khi có mặt tại vùng tôi thường t́m hiểu t́nh h́nh tổng quát tại Quân khu I cũng như đi hoặc tháp-tùng Tư lệnh HQ vùng I duyên hải thăm viếng các đơn vị lục quân bạn cấp sư đoàn, lữ đoàn hay trung đoàn.

Trở lại trận hải chiến Hoàng Sa, vào khoảng ngày 11 tháng Giêng năm 1974, chỉ khoảng vài ngày sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Kissinger rời Trung cộng, th́ đột nhiên Ngoại trưởng Trung cộng lại một lần nữa tuyên bố về chủ quyền của họ trên các quần đảo Hoàng và Trường Sa. Tôi rất lưu-ư tin này v́ tôi đă chỉ huy công-cuộc đặt quân trú-pḥng đầu tiên trên đảo Nam Yết vùng Trường Sa vào cuối mùa hè 1973. Vài ngày sau, v́ Ngoại trưởng VNCH Vương Văn Bắc c̣n bận công cán ngoại quốc, th́ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao VNCH bác bỏ luận cứ của Trung cộng và tái xác nhận một lần nữa chủ quyền của VNCH trên các quần đảo đó.

Ngày 16 tháng 1 năm 1974, tôi từ Sài G̣n đi Vũng Tàu để chủ tọa lễ trao quyền chỉ huy Tuần dương hạm HQ5 Trần B́nh Trọng đang neo tại chỗ, cho tân hạm trưởng là HQ trung tá Phạm Trọng Quỳnh (tôi không c̣n nhớ tên cựu hạm trưởng). Khi trở về Sài G̣n, lúc theo dơi bản tin tức hàng ngày của đài truyền-h́nh th́ thấy Ngoại trưởng Vương Văn Bắc hùng hồn và nghiêm trọng khi tuyên bố chủ quyền của VNCH trên 2 quần đảo Hoàng và Trường Sa. Tôi thấy có chuyện bất ổn có thể xẩy ra tại Vùng I duyên hải nhất là Việt cộng có lẽ được Trung cộng hỗ trợ tạo ra t́nh thế rắc rối ngoài hải đảo để thu hút lực lượng của HQVN, và đương nhiên CS sẽ lợi dụng để tràn xuống dưới vĩ tuyến 17 như đă dự liệu.

Nên sáng sớm ngày 17, không kịp thông báo đến Tư lệnh Hạm đội; tôi lên phi trường Tân Sơn Nhứt và đến thẳng ngay Trạm hàng không quân sự. Tôi gặp ngay một vị thượng sĩ Không quân trưởng trạm và nói là tôi cần đi gắp ra Đà Nẵng. Vị thượng sĩ tŕnh với tôi là danh sách hành khách đă đầy đủ cho chuyến bay và giới thiệu tôi gặp vị trung úy phi công trưởng phi cơ C130. Sau khi tŕnh bày lư do khẩn cấp đi Đà Nẵng của tôi, vị phi công trưởng trang trọng mời tôi lên phi cơ ngồi vào ghế phụ trong pḥng phi công.

Đến Đà Nẵng khoảng 9:00 sáng, tôi mới kêu điện thoại cho HQ đại tá Nguyễn Hữu Xuân, Tư lệnh phó Vùng cho xe đón tôi tại phi trường. Đến BTL/HQ Vùng I duyên hải tôi mới được biết chi tiết những ǵ đang xảy ra tại Hoàng Sa, và được biết thêm là chiếc tuần dương hạm HQ5, mà tôi vừa chủ tọa trao quyền chỉ huy ngày hôm qua tại VũngTàu sẽ có mặt tại quân cảng vào buổi chiều tối cùng với biệt đội hải kích.

Tư lệnh HQ vùng I duyên hải cũng cho tôi hay và giơ một tờ giấy nhỏ nói là ông có thủ bút của Tổng thống vừa tới thăm bản doanh trước đây, nhưng tôi không hỏi về chi tiết cũng như xin xem thủ bút v́ tôi nghĩ đó là chỉ thị riêng tư giữa Tổng thống và một vị Tướng lănh. Vị Tư lệnh này c̣n cho tôi hai chọn lựa: một là chỉ huy các chiến hạm ngay tại BTL Vùng, hai là đích thân trên chiến hạm. Tôi đáp tŕnh ngay là: Tôi sẽ đi theo các đơn vị của tôi. Từ ngày được thuyên chuyển về Hạm đội, không như các vị tiền nhiệm, tôi thường xa Bộ chỉ huy để đi theo các chiến hạm trong công tác tuần dương. Mỗi chuyến công tác, sự hiện diện của tôi đă mang lại cho nhân viên chiến hạm niềm phấn khởi sau nhiều ngày phải xa căn cứ. Tôi thường lưu ư các vị hạm trưởng đến việc huấn huyện nội bộ hoặc thao dượt chiến thuật với chiến hạm khác khi được phép.

Đến khoảng buổi chiều th́ Tư lệnh vùng I duyên hải c̣n hỏi tôi có cần thêm ǵ, tôi tŕnh xin thêm một chiến hạm nữa v́ cần hai chiếc khi di chuyển trong trường hợp bị tấn công trên hải tŕnh, chứ không phải v́ số lượng chiến hạm Trung cộng đang có mặt tại Hoàng Sa. Chiếc Hộ tống hạm (PCE) HQ10 Nhựt Tảo được chỉ định xung vào Hải đoàn đặc nhiệm, với lư do chính là chiếc Hộ tống hạm này đang tuần dương ngay khu vực cửa khẩu Đà Nẵng nên giảm bớt thời gian di chuyển, chiến hạm chỉ có một máy chánh khiển dụng mà thôi. Ngoài ra vị Tư lệnh HQ vùng c̣n tăng phái cho tôi HQ thiếu tá Toàn (Ghi chú của Trần Đỗ Cẩm: HQ thiếu tá Nguyễn Chí Toàn, Khóa 11 SQHQ/Nha Trang), mà tôi chưa biết khả năng nên trong suốt thời gian tăng phái tôi chỉ trao nhiệm vụ giữ liên lạc với các BTL cho vị sĩ quan này. Tôi dùng cơm chiều gia đ́nh cùng Tư lệnh HQ Vùng tại tư thất trong khi chờ đợi Tuần dương hạm HQ5 tới. Sau bữa ăn, Tư lệnh HQ Vùng đích thân đi bộ tiễn chân tôi ra cầu quân cảng. Sau trận chiến, vị Đô đốc này có thổ lộ cùng tôi là ông đă tưởng đó là bữa cơm cuối cùng của ông với tôi. Như vậy là trận hải chiến đă dự liệu là sẽ có thể xẩy ra, và chắc vị Đô đốc đă mật tŕnh về Tư lệnh Hải quân thường có mặt tại BTL.

Tuần dương hạm HQ5 rời bến khoảng 09:00 tối và tôi trao nhiệm vụ đi tới Hoàng Sa cho Hạm trưởng HQ5 là vị hạm trưởng thâm niên hơn. (Ghi chú của Trần Đỗ Cẩm: HQ5 và HQ10 cùng đi Hoàng Sa, Hạm trưởng HQ5 là trung tá Quỳnh thuộc khóa 11 SQHQ Nha Trang, thâm niên hơn Hạm trưởng HQ5 là thiếu tá Thà thuộc khóa 12 SQHQ Nha Trang). Sự hiện diện của tôi trên chiến hạm này đă làm tân hạm trưởng, vừa nhậm chức 2 ngày trước, được vững tâm hơn v́ chắc tân hạm trưởng chưa nắm vững được t́nh trạng chiến hạm cũng như nhân viên thuộc hạ. Các chiến hạm đều giữ im lặng vô tuyến ngoại trừ các báo cáo định kỳ về vị trí.

NHỮNG DIỄN TIẾN NGÀY HÔM TRƯỚC TRẬN HẢI CHIẾN

Khoảng 8 hay 9:00 giờ sáng ngày 18, hai chiến hạm HQ5 và HQ10 đă đến gần Hoàng Sa, và trong tầm âm thoại bằng máy VRC46 (hậu thân của máy PRC25 nhưng với công xuất mạnh hơn) để liên lạc bằng bạch văn, v́ tầm hữu hiệu của máy chỉ ở trong vùng Hoàng Sa mà thôi, tôi nói chuyện với Hạm trưởng HQ4 HQ trung tá Vũ hữu San, lúc đó đang là sĩ quan thâm niên hiện diện, để được am tường thêm t́nh h́nh cũng như thông báo về sự hiện diện của tôi, vừa là Chỉ huy trưởng Hải đội vừa là để thay thế quyền chỉ huy mọi hoạt động, theo đúng thủ tục ghi trong Hải quy.

Sau khi được tŕnh bầy chi tiết các diễn tiến, tôi có lời khen ngợi Hạm trưởng này và chia sẻ những khó khăn mà vị này đă trải qua trong những ngày trước khi tôi có mặt tại vùng.

Vào khoảng xế trưa, th́ cả 4 chiến hạm (Ghi chú của Trần Đỗ Cẩm: HQ4, HQ5, HQ10 và HQ16) đều tập trung trong vùng ḷng chảo của quần đảo Hoàng Sa và Hải đoàn đặc nhiệm được thành h́nh. Nhóm chiến binh thuộc Tuần dương hạm HQ16 và Khu trục hạm HQ4 đă đổ bộ và trương quốc kỳ VNCH trên các đảo Cam Tuyền (Robert), Vĩnh Lạc (Money) và Duy Mộng (Drummond) từ mấy ngày qua vẫn được giữ nguyên vị trí pḥng thủ để giữ đảo. Sau khi quan sát các chiến hạm Trung cộng lởn vởn phía bắc đảo Quang Ḥa (Duncan), tôi quyết định ngay là hải đoàn sẽ phô trương lực lượng bằng một cuộc thao diễn chiến thuật tập đội để tiến về phía đảo Quang Ḥa với hy vọng là có thể đổ bộ hải kích như các chiến hạm ta đă làm trước đây. Lúc này trời quang đăng, gió nhẹ và biển êm. Tất cả chiến hạm đều phải vào nhiệm sở tác chiến, nhưng các dàn hải pháo và vũ khí đại liên phải ở trong thế thao diễn. Khởi hành từ nam đảo Hoàng Sa để tiến về đảo Quang Ḥa, 4 chiến hạm vào đội h́nh hàng dọc, dẫn đầu là Khu trục hạm HQ4, theo sau là tuần dương hạm HQ5 làm chuẩn hạm đă có trương hiệu kỳ hải đội, thứ ba là tuần dương hạm HQ16 và sau cùng là Hộ-tống-hạm HQ10, tốc độ chừng 6 gút, khoảng cách giữa các chiến hạm là hai lần khoảng cách tiêu chuẩn (tức1000 yard), phương tiện truyền tin là kỳ hiệu và quang hiệu, và âm thoại bằng VRC46 hoặc PRC25 chỉ xử dụng để tránh hiểu lầm ám-hiệu vận chuyển chiến thuật mà thôi.

Chừng nửa giờ sau khi hải đoàn vận-chuyển vào đội-h́nh hướng về phía đảo Quang Ḥa th́ hai chiến hạm Trung cộng loại Kronstad mang số hiệu 271 và 274 bắt đầu phản-ứng bằng cách vận chuyển chặn trước hướng đi của hải đoàn, nhưng hải đoàn vẫn giữ nguyên tốc độ, trong khi đó th́ hai chiếc chiến hạm khác nhỏ hơn mang số 389 và 396 (Ghi chú của Trần Đỗ Cẩm: đây là hai trục lôi hạm tức là tầu vớt ḿn loại T43 cùng 2 chiếc ngư thuyền ngụy trang 402 và 407, ngư thuyền số 402 mang tên Nam Ngư) của họ vẫn nằm nguyên vị trí sát bờ bắc đảo Quang Ḥa. Tôi đă không chú tâm đến 2 chiếc chiến hạm nhỏ của địch v́ cho rằng, hai chiếc này chỉ là loại phụ mà thôi (sau này, khi sưu tầm tài liệu về trận hải chiến Hoàng Sa, HQ thiếu tá Trần Đỗ Cẩm truy ra theo số hiệu là loại trục lôi hạm và chắc trang bị vũ khí nhẹ hơn) c̣n hai chiếc tầu tiếp tế ngụy trang như ngư thuyền th́ không đáng kể.

Hành động chận đường tiến của chiến hạm ta đă từng được họ xử dụng trong mấy ngày trước đây khi các chiến hạm ta đổ quân lên các đảo Cam Tuyền, Vĩnh Lạc và Duy Mộng để xua quân của Trung cộng rời đảo. Chiếc Kronstad 271 bắt đầu xin liên lạc bằng quang hiệu để xin liên lạc, Tuần dương hạm HQ5 trả lời thuận và nhận công điện bằng Anh ngữ: "These islands belong to the People Republic of China (phần này tôi nhớ không chắc-chắn) since Ming dynasty STOP Nobody can deny" (Phần này tôi nhớ rất kỹ v́ tôi có phụ nhận quang hiệu). Tôi cho gởi ngay một công-điện khái-quát như sau: "Please leave our territorial water immediately"

Công điện của chiến hạm Trung cộng được lập đi lập lại ít nhất 3 lần sau khi họ nhận được công điện của Hải đoàn đặc nhiệm VNCH, và chiến hạm ta cũng tiếp tục chuyển lại công điện yêu cầu họ rời khỏi lănh hải của VNCH.

V́ 2 chiến hạm Kronstad Trung cộng cố t́nh chặn đường tiến của Hải đoàn đặc nhiệm với tốc độ khá cao, nếu Hải đoàn tiếp tục tiến thêm th́ rất có thể gây ra vụ đụng tầu, tôi đưa Hải đoàn trở về phía nam đảo Hoàng Sa và vẫn giữ t́nh trạng ứng trực cũng như theo dơi các chiến hạm Trung cộng, họ cũng lại tiếp tục giữ vị trí như cũ tại phía bắc và tây bắc đảo Quang Ḥa. Sự xuất hiện thêm 2 chiến hạm của HQVN vào trong vùng chắc chắn đă được chiếc Kronstad 271 của Trung cộng, được coi như chiến hạm chỉ huy, báo cáo về Tổng hành dinh của họ, và việc tăng viện có thể được coi như đă được chuẩn bị.

Với hành động quyết liệt ngăn chặn ta không tiến được đến đảo Quang Ḥa, tôi cho rằng họ muốn cố thủ đảo này. Việc đổ bộ quân để xua đuổi họ ra khỏi đảo, lúc đó tôi hy vọng, chỉ có thể phải thực hiện bất thần để tránh hành động ngăn chặn của họ và có lực lượng hải kích với trang phục người nhái, may ra họ có thể phải nhượng bộ, như Tuần dương hạm HQ16 và Khu trục hạm HQ4 đă thành công trong mấy ngày trước đó. Nếu họ tấn công thay v́ nhượng bộ, Hải đoàn đặc nhiệm buộc phải sẵn sàng chống trả.

Vào khoảng 8 giờ tối, tôi yêu cầu Tuần dương hạm HQ16 chuyển phái đoàn công binh của Quân đoàn I sang Tuần dương hạm HQ 5 bằng xuồng. Phái đoàn công binh Quân đoàn I do thiếu tá Hồng hướng dẫn đă vào gặp tôi tại pḥng ăn sĩ quan có theo sau Ông Kosh thuộc cơ quan DAO Hoa Kỳ tại Đà Nẵng. Tôi cho cả hai hay là t́nh h́nh sẽ khó tránh khỏi một cuộc đụng độ nên tôi không muốn các nhân viên không Hải quân có mặt trên chiến hạm và tôi sẽ đưa họ lên đảo. Tôi cũng yêu-cầu Tuần dương hạm HQ5 cấp cho tất cả một ít lương khô. Riêng ông Kosh th́ tôi yêu cầu Hạm trưởng HQ5 đưa cho ông 1 bịch thuốc lá 10 bao Capstan. Tôi tiễn chân tất cả phái đoàn xuống xuồng và vẫy tay chào họ khi xuồng bắt đầu hướng về đảo Hoàng Sa. Kể từ giờ phút đó tới nay tôi không có dịp nào gặp lại ông Kosh để thăm hỏi ông và yêu cầu ông cho trả lại Tuần dương hạm HQ5 bịch thuốc lá Capstan v́ thuốc lá này thuộc quân tiếp-vụ của chiến hạm xuất ra ứng trước. Riêng thiếu tá Hồng th́ tôi đă có dịp thăm hỏi ông tại Los Angeles vào năm 1996, cũng theo lời ông th́ ông đă viết xong vào trước năm 1975, một cuốn kư sự về thời gian bị bắt làm tù binh trong lục địa Trung Hoa nhưng không được Tổng Cục Chiến tranh Chính trị cho xuất bản v́ chưa phải lúc thuận tiện. Vào khoảng 10 giờ tối, tôi trực tiếp nói chuyện bằng vô tuyến với tất cả hạm trưởng để cho hay là t́nh h́nh sẽ khó tránh được một cuộc đụng độ, và yêu cầu các vị này chuẩn bị các chiến hạm và huy động tinh thần nhân viên để sẵn sàng chiến đấu. Tôi biết rơ cuộc chiến nếu xẩy ra th́ tất cả nhân viên đều không đủ kinh nghiệm cho các cuộc hải chiến, v́ từ lâu các chiến hạm chỉ chú tâm và đă thuần thuộc trong công tác tuần dương ngăn chặn hoặc yểm trợ hải pháo mà thôi, nếu có những nhân viên đă phục-vụ trong các giang đoàn tại các vùng sông ng̣i th́ họ chỉ có những kinh nghiệm về chiến đấu chống các mục tiêu trên bờ và với vũ khí tương đối nhẹ hơn và dễ dàng trấn áp đối phương bằng hỏa lực hùng hậu.

Vào khoảng 11:00 giờ tối ngày 18, một lệnh hành quân, tôi không c̣n nhớ được xuất xứ, có thể là của Vùng I duyên hải, được chuyển mă hóa trên băng tần SSB (single side band) (Ghi chú của Trần Đỗ Cẩm: đây là công điện Mật/Khẩn chiến dịch mang số 50.356, nhóm ngày giờ 180020H/01/74 do BTL/HQ/V1ZH gửi với tiêu đề: Lệnh Hành Quân Hoàng Sa 1). Lệnh hành quân vừa được nhận vừa mă dịch ngay nên không bị chậm-trễ, và lệnh này ghi rơ quan niệm hành quân như sau: tái chiếm một cách ḥa b́nh đảo Quang Ḥa. Lệnh hành quân cũng không ghi t́nh h́nh địch và lực lượng trừ bị nhưng những kinh nghiệm từ trước tới nay nhất là trong hai năm tôi đảm nhận trách vụ Tham mưu phó hành quân tại BTL/HQ, tôi dự đoán Trung cộng, v́ đă thiết lập một căn cứ tiền phưong tại đảo Phú Lâm thuộc nhóm Tuyên Đức nằm về phía đông bắc đảo Hoàng Sa sát vĩ tuyến 17, nên họ đă có thể đă phối trí tại đây lực lượng trừ bị, và hơn nữa trên đảo Hải Nam c̣n có một căn cứ Hải quân rất lớn và một không lực hùng hậu với các phi cơ MIG 19 và 21 với khoảng cách gần hơn là từ Đà Nẵng ra. Việc Trung cộng lấn chiếm những đảo không có quân trú pḥng của ta trong vùng Hoàng Sa, đă phải được họ chuẩn bị và thiết kế chu đáo từ lâu trước khi tái tuyên bố chủ quyền. Trong khi đó việc HQVNCH phát hiện sự hiện diện của họ chỉ có từ khi Tuần dương hạm HQ16 được lệnh đến thăm viếng định kỳ và chở theo phái đoàn Công binh Quân đoàn I ra thám sát đảo để dự kiến việc thiết lập một phi đạo ngắn.

Ngay sau khi hoàn tất nhận lệnh hành quân, tôi chia Hải đoàn thành hai phân đoàn đặc nhiệm: Phân đoàn I là nỗ lực chính gồm Khu trục hạm HQ4 và Tuần dương hạm HQ5 do Hạm trưởng Khu trục hạm HQ4 chỉ huy; Phân đoàn II là nỗ-lực phụ gồm Tuần dương hạm HQ16 và Hộ tống hạm HQ10 do Hạm trưởng Tuần dương hạm HQ16 chỉ huy. Nhiệm vụ là phân đoàn II giữ nguyên vị trí trong ḷng chảo Hoàng Sa để tiến về đảo Quang Ḥa vào buổi sáng. Phân-đoàn I khởi hành vào 12:00 đêm đi bọc về phía tây rồi xuống phía nam sẽ có mặt tại nam đảo Quang Ḥa vào 06:00 sáng ngày hôm sau tức là ngày 19 để đổ bộ biệt đội hải kích. Phân đoàn I phải đi bọc ra phía tây quần đảo thay v́ đi thẳng từ đảo Hoàng Sa xuống đảo Quang Ḥa là để tránh việc các chiến hạm Trung cộng có thể lại vận chuyển ngăn chặn đường tiến của chiến hạm như họ đă làm vào buổi chiều, vả lại việc hải hành tập đội về đêm trong vùng có băi cạn và đá ngầm có thể gây trở ngại cho các chiến hạm, nhất là Khu trục hạm c̣n có bồn SONAR (máy ḍ tiềm thủy đĩnh), hy vọng hải tŕnh như vậy sẽ tạo được yếu tố bất ngờ. Hơn nữa về mùa gió đông bắc, việc đổ bộ vào phía tây nam sẽ tránh được sóng biển cho xuồng bè. Nên ghi nhận tại điểm này là kể từ năm 1973, toán cố vấn HQ Hoa Kỳ tại Hạm đội mà trưởng toán là HQ đại tá Hamn (tên họ) đă nhiều lần yêu cầu tháo gỡ máy Sonar trên các khu trục hạm. Phó đề đốc Nguyễn Thành Châu (lúc đó c̣n mang cấp HQ đại tá) Tư lệnh Hạm đội đă trao nhiệm vụ cho tôi thuyết phục họ giữ máy lại để dùng vào việc huấn luyện. Măi đến khi HQ đại tá Nguyễn Xuân Sơn nhận chức Tư lệnh Hạm đội một thời gian, tôi vẫn tiếp tục liên lạc với toán cố vấn, và sau cùng họ mới bằng ḷng giữ máy lại với tính cách để huấn luyện. Thực ra một khu trục hạm mà thiếu máy thám xuất tiềm thủy đĩnh th́ khả năng tuần thám và tấn công sẽ giảm đi nhiều.

DIỄN TIẾN TRẬN HẢI CHIẾN NGÀY 19 THÁNG 1 NĂM 1974

Đúng 6:00 sáng ngày 19, trời vừa mờ sáng, Phân đoàn I đă có mặt tại tây nam đảo Quang Ḥa, thủy triều lớn, tầm quan sát trong ṿng 1.50 đến non 2.00 hải lư, trời có ít mây thấp nhưng không mưa, gió đông bắc thổi nhẹ, biển tương đối êm tuy có sóng ngầm. Phân đoàn I tiến sát đảo khoảng hơn 1 hải lư, Tuần dương hạm HQ5 nằm gần bờ hơn một chút để thuận tiện đổ bộ hải kích. Hai chiếc Kronstad 271 và 274 bị bất ngờ rơ rệt nên thấy họ đă vận chuyển lúng túng và không thực hiện được hành động ngăn cản như họ đă từng làm vào chiền hôm trước. Tôi cũng bị bất ngờ là hai chiếc chủ lực địch lại có mặt cùng một nơi để sẵn sàng đối đầu mà tôi không phải t́m kiếm họ, như tôi đă coi họ như là muc tiêu chính. Họ đă phải luồn ra khỏi khu ḷng chảo vào ban đêm, nhưng không hiểu là họ có theo dơi được đuờng tiến quân của Phân đoàn I hay không. Vào giờ này th́ họ đă phải biết rơ là Tuần dương hạm HQ5 là chiến hạm chỉ huy của ta và cũng đă phải biết được hỏa lực của chiếc khu trục hạm.

Biệt đội hải kích do HQ đại úy Nguyễn Minh Cảnh chỉ huy đă được tôi chỉ thị là không được nổ súng và lên bờ yêu cầu toán quân của họ rời đảo. Trong biệt đội này có một chiến sĩ hải kích Đỗ Văn Long và luôn cả HQ đại úy Nguyễn Minh Cảnh là những chiến sĩ đă tham dự cuộc hành quân đầu tiên Trần Hưng Đạo 22 (nếu tôi không lầm) cũng do tôi chỉ huy để xây cất doanh trại và đặt quân trú pḥng đầu-tiên trên đảo Nam Yết thuộc quần đảo Trường Sa vào cuối mùa hè năm 1973.

Một lần nữa, khi biệt đội hải kích xuồng xuồng cao su, tôi đích thân ra cầu thang căn dặn và nhấn mạnh về việc đổ bộ mà không được nổ súng, và khi bắt liên lạc được với họ th́ yêu cầu họ rời khỏi đảo.

Tôi không chắc là cuộc đổ bộ sẽ thành công v́ quân Trung cộng trên đảo đă phải tổ chức bố pḥng cẩn mật tiếp theo sự thất bại của họ trên các đảo khác đă nói ở trên, trong khi đó biệt đội hải kích lại không có được hỏa lực chuẩn bị băi đổ-bộ. Một lần nữa tôi lại chỉ thị cho các hạm trưởng chuẩn bị để chiến đấu. Nếu cuộc đổ bộ thất bại th́ với hỏa lực của 2 khẩu 76 ly tự động trên Khu trục hạm HQ4, một chiến hạm chủ lực của Hải đoàn đặc nhiệm, sẽ có đủ khả năng loại ít nhất là hai chiến hạm chủ lực Trung cộng ra khỏi ṿng chiến không mấy khó khăn, c̣n quân bộ của Trung cộng trên đảo th́ tôi tin chỉ là một mục tiêu thanh toán sau cùng. Tôi c̣n có ư định là sẽ điều động chiếc khu trục hạm vượt vùng hơi cạn trực chỉ hướng bắc vào thẳng vùng ḷng chảo để tăng cường cho Phân đoàn II nếu cần sau khi đă loại xong 2 chiếc Kronstad mà tôi luôn luôn cho là mục tiêu chính. Tôi rất vững ḷng vào hỏa lực của chiến hạm chủ lực v́ tôi đă được tường tŕnh đầy đủ về khả năng của hải pháo 76 ly tự động khi Khu trục hạm này yểm trợ hải pháo tại vùng Sa Huỳnh trong nhiệm kỳ hạm trưởng của HQ trung tá Nguyễn Quang Tộ.

Biệt đội hải kích tiến vào đảo bằng 2 xuồng cao su, từ chiến hạm ta, việc quan sát sự bố pḥng của Trung cộng trên đảo không được rơ ràng. Các chiến hạm Trung cộng cũng không có phản ứng ǵ đối với xuồng của hải kích. Theo báo cáo của Biệt đội trưởng hải kích th́ chiến sĩ hải kích Đỗ Văn Long là người đầu tiên tiến vào đảo và vừa nổ súng vừa tiến vào trong nên đă bị hỏa-lực trong bờ bắn tử thương ngay tại băi biển. HQ trung úy Lê Văn Đơn (xuất thân từ bộ binh) tiến vào để thâu hồi tử thi của liệt sĩ Long cũng lại bị tử thương ngay gần xuồng nên tử thi vị sĩ-quan này được thâuhồi ngay. Việc thất bại đổ bộ được báo cáo ngay về BTL HQ vùng I duyên hải và chừng ít phút sau đó (vào khoảng 09:30 sáng) th́ đích thân Tư lệnh HQ VNCH hay Tư lệnh Vùng I duyên hải ra lệnh vắn tắt có hai chữ: "khia hỏa" bằng bạch văn cho Hải đoàn đặc nhiệm và không có chi tiết ǵ khác hơn. Tôi nhận biết được khẩu lệnh trên băng siêu tần số SSB (single side band) không phải là của nhân viên vô tuyến mà phải là của cấp Đô đốc, nhưng từ đó đến nay tôi vẫn tin rằng là của Tư lệnh Hải quân mà tôi đă quen thuộc giọng nói, nên tôi đă không kiểm chứng thêm về sau. Tôi trở nên yên tâm hơn v́ khẩu lệnh khai hỏa đă giải tỏa trách nhiệm của tôi ghi trong phần quan niệm của lệnh hành quân là tái chiếm một cách ḥa b́nh. Tôi đích thân vào máy siêu tần số tŕnh ngay là chưa có thể khai hỏa được v́ phải chờ triệt thối Biệt đội hải kích về chiến hạm, họ c̣n trên mặt biển và ở vào vị thế rất nguy hiểm. Riêng tử thi của liệt sĩ hải kích Đỗ Văn Long tôi lệnh không cho vào lấy v́ có thể gây thêm thương vong. Tôi tin rằng tử thi của liệt sĩ Long sẽ không khó khăn để thâu hồi khi toán quân bộ Trung cộng được tiêu diệt sau đợt các chiến hạm của họ bị loại hoàn toàn khỏi ṿng chiến.

Vào khoảng gần 10:00 giờ sáng, biệt đội hải kích được hoàn tất thu hồi về Tuần dương hạm HQ5 với HQ trung úy Lê Văn Đơn tử thương. Trong khi đó th́ tôi chỉ thị cho các chiến hạm chuẩn bị tấn công, mỗi chiến hạm tấn công một chiến hạm địch, và bám sát địch trong tầm hải pháo 40 ly (khoảng 3 cây-số), v́ loại hải pháo này có nhịp tác xạ cao, dễ điều chỉnh và xoay hướng nhanh hơn. Tôi không tin tưởng nhiều vào hải pháo 127 ly và khả năng điều khiển chính xác của nhân viên v́ hải pháo chỉ có thể tác xạ từng phát một, nạp đạn nặng nề và chậm xoay hướng nên tốt hơn là trực xạ.

Tất cả các chiến hạm phải cùng khai hỏa một lúc theo lệnh khai hỏa của tôi để tạo sự bất ngờ và sẽ gây thiệt hại trước cho các chiến hạm Trung cộng. V́ tầm quan sát c̣n rất hạn chế, nên từ Tuần dương hạm HQ5 không quan sát được Tuần dương hạm HQ16 và Hộ tống hạm HQ10 cũng như hai chiến hạm khác và hai ngư thuyền ngụy trang của Trung cộng nên tôi không rơ các chiến hạm này bám sát các chiến hạm Trung cộng được bao nhiêu, nhưng tôi đă tin rằng Phân đoàn II không có bận tâm về việc đổ bộ nên có nhiều th́ giờ hơn để thi hành kế hoạch tấn công và sẽ dễ dàng chế ngự được hai chiến hạm phụ của địch cùng hai ngư thuyền. Riêng Tuần dương hạm HQ5 và Khu trục hạm HQ4 đă nghiêm chỉnh thi hành lệnh. Trước khi ban hành lệnh khai hỏa tôi hỏi các chiến hạm đă sẵn sàng chưa và nhấn mạnh một lần nữa là phải khai hỏa đồng loạt để đạt yếu tố bất ngờ. Các hạm trưởng đích thân trên máy VRC46 lần lượt báo cáo sẵn sàng. Tôi rất phấn khởi v́ giờ tấn công hoàn toàn do tôi tự do quyết định, không phải lệ thuộc vào lệnh của thượng cấp và vào ư-đồ chiến thuật của địch. Địch lúc này đă tỏ ra không có một ư định ǵ cản trở hay tấn công chiến hạm ta.

Hải quân đại tá Đỗ Kiểm, Tham mưu phó hành quân tại BTL HQ c̣n đặc biệt cho tôi hay là có chiến hạm bạn ở gần, nhưng với sự hiểu biết của tôi, tôi không có một chút tin tưởng ǵ vào đồng minh này v́ kể từ tháng 2 năm 1972 khi Hoa Kỳ và Trung cộng đă chấm dứt sự thù nghịch nên Hải quân của họ sẽ không một lư do ǵ lại tham dự vào việc hỗ trợ HQVN trong vụ tranh chấp về lănh thổ. Họa chăng họ có thể cứu vớt những người sống sót nếu các chiến hạm HQVN lâm nạn. Nhưng thực tế cho thấy trong suốt cuộc t́m kiếm những nhân viên từ Hộ tống hạm HQ10 và các toán đă đổ bộ lên trấn giữ các đảo đă đào thoát để trở về đất liền, chúng ta không nhận thấy một hành động nhân đạo nào từ phía đồng minh kể cả của phi cơ không tuần.

Khoảng 10:24 sáng th́ lệnh khia hỏa tấn công được ban hành và tôi vào trung tâm chiến báo trực tiếp báo cáo bằng máy siêu tần số SSB, tôi đă cố ư giữ ống nói sau khi tôi chấm dứt báo-cáo để tiếng nổ của hải pháo cũng được truyền đi trên hệ thống này. Cuộc khai hỏa tấn công đă đạt được yếu tố bất ngờ cho các chiến hạm địch v́ tôi cho rằng họ vẫn tin là các hành động của chiến hạm cũng tương tự như trong những vài ngày trước, khi HQVN đổ quân trên các đảo Cam Tuyền, Vĩnh Lạc và Duy Mộng và nhất là cuộc phô diễn lực lượng của hải đoàn đặc nhiệm ngày hôm trước HQVN đă không có một hành động khiêu khích nào, mà c̣n chấp thuận giữ liên lạc bằng quang hiệu.

Chiếc Kronstad 271 nằm về hướng tây gần đảo Quang Ḥa, hướng mũi về phía tây là mục tiêu của Tuần dương hạm HQ5 đang hướng mũi vào bờ tức là phía đông, đặt mục tiêu về phía tả hạm (tức là phía bắc). Chiếc này bị trúng đạn ngay từ phút đầu, vận chuyển rất chậm chạp nên đă là mục tiêu rất tốt cho Tuần dương hạm HQ5. Hỏa lực của chiếc Kronstad 271 này không gây nhiều thiệt hại cho Tuần dương hạm HQ5, nhưng có thể đă gây thiệt hại nặng cho Hộ tống hạm HQ10 nằm về phía bắc. Khu trục hạm HQ4 nằm về phía tây nam của Tuần dương hạm HQ5 đặt mục tiêu là chiếc Kronstad 274 nằm về phía bắc tức là tả hạm của chiến hạm. Nhưng chẳng may, HQ4 báo cáo bị trở ngại tác xạ ngay từ phút đầu tiên và phải chờ sửa chữa. Việc này đă làm đảo lộn các dự tính của tôi và làm tôi bối rối. Sau vài phút th́ chiến hạm này xin bắn thử và kết quả là vẫn bị trở ngại và cần tiếp tục sửa chữa thêm, nhưng tôi vẫn c̣n chút hy vọng. Khu trục hạm HQ4 vài phút sau lại xin tác xạ thử lần thứ ba nhưng vẫn không có kết quả, tuy nhiên chiến hạm này vẫn phải tiếp tục bám sát mục tiêu của ḿnh trong tầm các loại đại liên nên đă bị thiệt hại nhiều bởi hỏa lực của chiếc Kronstad 274, và đại liên đă không áp đảo được hỏa lực của địch.

Trên Tuần dương hạm HQ5, tôi xử dụng chiếc máy PRC25 trước ghế hạm trưởng bên hữu hạm của đài chỉ huy để liên lạc với các chiến hạm, tôi vừa rời ghế để ra ngoài quan sát hai phía th́ một trái đạn loại nổ mạnh gây một lỗ lủng khoảng nửa thước đường kính và làm nát máy PRC25, nên từ phút này trở đi tôi phải vào tận trung tâm chiến báo để dùng máy VRC46. Hạm trưởng Tuần dương hạm HQ5 đứng cạnh đài chỉ huy bên tả hạm với sĩ quan hải pháo để dễ quan sát mục tiêu được chỉ định, nên tôi thường nói trực tiếp với hạm trưởng tại nơi này. Trung tâm chiến báo của chiến hạm này chỉ quen thuộc dùng radar vào việc hải hành, vả lại trời mù, mây thấp, radar có nhiều nhiễu xạ nên tôi không được rơ về vị trí của Phân-đoàn II và các chiến hạm của địch c̣n nằm trong khu ḷng chảo Hoàng Sa.

Sau chừng 15 phút th́ Tuần dương hạm HQ16 báo cáo là bị trúng đạn hầm máy, tầu bị nghiêng nên khả năng vận chuyển giảm sút, buộc phải lui ra ngoài ṿng chiến để sửa chữa và cũng không c̣n liên lạc được với Hộ tống hạm HQ10, không biết rơ t́nh trạng và chỉ thấy nhân viên đang đào thoát. Tôi nhận thấy một tuần dương-hạm đă vận chuyển nặng nề mà chỉ c̣n một máy và bị nghiêng, nếu tiếp tục chiến đấu th́ sẽ là một mục tiêu tốt cho địch, nên tôi đă không ra phản lệnh. Ngoài ra, Hạm trưởng Tuần dương hạm HQ16 là một vị sĩ quan ít tích cực hơn, nên tôi không mấy tin tưởng là vị này có thể vượt qua được các khó khăn kỹ thuật để cố gắng tiếp tục tấn công. Khu trục hạm HQ4 đă bị thiệt hại nhiều sau khi phải bám sát chiến hạm địch trong tầm đại liên, nên tôi ra lệnh cho Khu trục hạm HQ4 phải rút ra khỏi ṿng chiến ngay và chỉ thị cho Tuần dương hạm HQ5 yểm trợ cho chiếc này khi tiến ra xa, v́ tất nhiên Hải đội đặc nhiệm không thể để bị thiệt hại một khu trục hạm mà Hải quân VNCH chỉ có tổng cộng 2 chiếc mà thôi.

Khi khu trục hạm HQ4 ra khỏi vùng chiến, lại không bị chiếc Kronstad 274 truy kích hoặc tác xạ đuổi theo, ngược lại chiếc này của địch có phần rảnh tay hơn để tấn công Tuần dương hạm HQ5 vào phía hữuhạm hầu giảm bớt hỏa lực của chiến hạm ta như để cứu văn chiếc 271 đang bị tê-liệt. Vào giờ này th́ tin tức từ BTL Hải quân tại Sài G̣n do chính Tham mưu phó hành quân cho hay là một phi đội khu trục cơ F5 đă cất cánh để yểm trợ cho Hải đoàn đặc nhiệm. Do sự liên lạc từ trước với BTL sư đoàn I Không quân tại Đà Nẵng, tôi hiểu là phi cơ F5 chỉ có thể yểm trợ trong ṿng 5 tới 15 phút mà thôi v́ khoảng cách từ Đà Nẵng tới Hoàng Sa quá xa so với nhiên liệu dự trữ. Tôi vẫn tin rằng loan tin việc phi cơ cất cánh, BTL Hải quân đă cho rằng tin này có thể làm cho tôi vững tâm chiến đấu. Một điều nữa là từ trước tới giờ phút đó tôi chưa được thấy có cuộc thao dượt hỗn hợp nào giữa Không quân và Hải quân nên tôi rất lo âu về sự nhận dạng của phi công để phân biệt giữa chiến hạm của HQVN và chiến hạm Trung cộng, nhất là lúc có mây mù thấp, nên phi cơ có thể gây tác xạ nhầm mục tiêu. Máy VRC 46 trong trung tâm chiến báo phải chuyển sang tần số không hải và đích thân tôi dùng danh hiệu để bắt liên lạc với phi cơ. Một viên đạn xuyên nổ trúng ngay trung tâm chiến báo từ hữu hạm, sát gần ngay nơi tôi đứng, làm trung tâm bị phát hỏa. Các nhân viên trong trung tâm c̣n măi núp sau bàn hải đồ th́ tôi nhanh tay với một b́nh cứu hỏa gần chỗ tôi đứng dập tắt ngay ngọn lửa. Tôi bị té ngă v́ vấp chân vào bàn hải đồ, bàn chân trái bị đau mất vài ngày. Tôi vẫn vẫn tiếp tục liên lạc với phi cơ nhưng sau chừng 5 tới 10 phút vẫn không thấy đáp ứng nên tôi phải ngưng và chuyển tần số về liên lạc với các chiến hạm khác v́ cuộc giao tranh đă đến độ khốc liệt hơn. Sau phút này th́ Tuần dương hạm HQ5 bị trúng nhiều đạn làm sĩ quan trưởng khẩu 127 ly tử thương và hải pháo bị bất khiển-dụng v́ phần điện điều khiển pháo tháp tê liệt, và máy siêu tần số SSB không c̣n liên lạc được v́ giây trời bị sập rớt xuống sàn tầu, hiệu kỳ hải đội bị rách nát phần đuôi. Tôi ra ngoài quan sát phía tả hạm và được nghe báo cáo là hầm đạm phát hỏa. Tôi nói ngay với hạm trưởng là cần phải làm ngập hầm đạn. Khẩu hải pháo 40 ly đơn tả hạm bị bất khiển dụng v́ bị trúng đạn vào khối nạp đạn và khẩu 40 ly hữu hạm bị hư hại nhẹ. Tôi yêu cầu hạm trưởng là chỉ nên cho tác xạ từng viên mà thôi, v́ nhu cầu pḥng không rất có thể xẩy ra trong một thời gian ngắn.

Bất thần về phía đông vào khoảng 11:25 sáng cách xa chừng 8 đến 10 hải lư, xuất hiện một chiến hạm của Trung cộng loại có trang bị mỗi bên một dàn phóng kép hỏa tiễn loại hải hải (Ghi chú của Trần Đỗ Cẩm: đây là loại khinh tốc đĩnh Komar) đang tiến vào vùng giao tranh với một tốc độ cao, quan sát được bằng mắt viễn kính và không một chiến hạm nào báo-cáo khám phá được bằng radar từ xa. Tôi dự đoán loại chiến hạm này ít khi được điều động từng chiếc một, và tin là có thể thêm ít nhất một chiếc theo sau. Với t́nh trạng của Hải đội đăc nhiệm: một hộ tống hạm bị loại khỏi ṿng chiến; một tuần dương hạm bị thương nơi hầm máy; một khu trục hạm và một tuần dương hạm chỉ c̣n hỏa lực rất hạn chế; cộng với nguycơ bị tấn công bằng cả hỏa tiễn hải hải cũng như bằng phi cơ rất có thể xẩy ra, nên tôi triệt thoái phần c̣n lại của lực lượng là Khu trục hạm HQ4 và Tuần dương hạm HQ5 ra khỏi vùng Hoàng Sa tiến hướng đông nam về phía Subic Bay (Hải quân công xưởng của Hoa-Kỳ tại Phi Luật Tân). Tôi cũng cầu nguyện Đức Thánh Trần, Thánh Tổ của HQVNCH ban cho tôi một trận mưa để giảm tầm quan sát và khả năng tấn công của phi cơ địch. Sau khi hai chiến hạm c̣n lại rút ra khỏi vùng giao tranh chừng 10 phút th́ một trận mưa nhẹ đă đổ xuống toàn vùng quần đảo Hoàng Sa. Các chiến hạm ta đă không bị truy kích và phi cơ địch cũng chưa xuất hiện. Mục đích tôi hướng về phía đông nam là để tránh bị phục kích của tiềm thủy đĩnh Trung cộng tại hải tŕnh Hoàng Sa Đà Nẵng, và khi ra ngoài xa lănh hải th́ nếu c̣n bị tấn công bằng phi cơ hoặc tiềm thủy đĩnh th́ may ra đồng minh Hải quân Hoa Kỳ có thể cấp cứu chúng tôi dễ dàng hơn theo tinh thần cấp cứu hàng hải quốc tế. Nếu chúng tôi không c̣n bị tấn công th́ việc đến Subic Bay Phi Luật Tân để xin sửa chữa trước khi hồi hương là một điều khả dĩ được thượng cấp chấp thuận.

Tuần dương hạm HQ5 phải mất gần một giờ mới kéo lên được giây trời khẩn cấp để tái lập sự liên lạc bằng máy siêu tần số SSB. Hầm đạn phía mũi của chiến hạm đă bị làm ngập, mũi bị chúc xuống nên tốc độ có bị thuyên giảm. Chính trong thời gian mất liên lạc, BTL tại Sài G̣n cũng như tại Đà Nẵng rất bối rối cho sự an toàn của hai chiến hạm và bản thân tôi. Chính Tư lệnh Hạm đội tại Sài G̣n cũng đă đưa tin mất liên lạc đến với gia đ́nh tôi.

Vào khoảng 01:00 trưa, hai chiến hạm HQ4 và HQ5 đă cách Hoàng Sa chừng 10 hải lư, trời nắng và quang đăng. Tư lệnh Hải quân đích thân ra lệnh cho cả hai chiến hạm phải trở lại Hoàng Sa và đánh ch́m nếu cần, tôi nhận được giọng nói của Đô đốc. Lệnh đă được thi hành nghiêm chỉnh ngay tức khắc. Sau khi liên lạc vô tuyến siêu tần số được điều ḥa trở lại th́ mọi báo cáo chi tiết về tổn thất và t́nh trạng lúc bấy giờ của các hai chiến hạm được chuyển đầy đủ. Trên Tuần dương hạm HQ5 tôi cũng được thông báo về Tuần dương hạm HQ16 sẽ được Tuần dương hạm HQ6 tới hộ tống về Căn cứ Hải quân Đà Nẵng.

Đến khoảng 02:30 chiều, khi cả hai chiến hạm đang trở về Hoàng Sa, quá ngang ḥn Tri Tôn, nghĩa là c̣n cách đảo Hoàng Sa chừng 1 giờ rưỡi hải hành nữa, th́ hai chiến hạm được phản lệnh trở về Đà Nẵng. Lúc này trời đă nắng, mây cao nên rất dễ dàng cho việc hải hành. Trong một cuộc đến thăm Tư lệnh HQVNCH tại tư dinh vào khoảng tháng 2 năm 1974, th́ vị Đô đốc này đă tiết lộ rằng nếu biết được sớm t́nh trạng của Hải đoàn đặc nhiệm th́ Tư lệnh đă cho lệnh trở về căn cứ trước sớm hơn. Trên đường về, tôi vẫn ra lệnh cho các chiến hạm giữ nguyên nhiệm sở tác chiến và nhất nhất các nhân viên không ở trong nhiệm sở pḥng máy phải túc trực trên boong để tránh tổn thất về nhân mạng trong trường hợp bị tiềm thủy đĩnh Trung cộng phục kích bằng ngư lôi. Nhưng may mắn là điều tôi dự liệu đă không xẩy ra. Các chiến hạm đă khởi sự ngay thu dọn các tổn thất về vật liệu và thu hồi các dư liệu tác xạ.

Tôi ṭ ṃ mở đài phát thanh BBC vào sáng sớm ngày 20, th́ họ chỉ vỏn vẹn loan tin một trận hải chiến đă xẩy ra trong vùng quần đảo Hoàng Sa giữa Hải quân VNCH và Cộng Ḥa Nhân dân Trung Hoa, mỗi bên thiệt hại 1 chiến hạm và không thêm một chi tiết nào khác. Tôi tỏ ra khâm phục đài nay về sự loan tin nhanh chóng và xác đáng.

Tôi đă không hút thuốc từ nhiều tháng qua, nhưng tôi muốn hút một vài điếu thuốc cho tinh thần bớt căng thẳng sau gần 48 tiếng đồng hồ liên tục không được nghỉ ngơi, tôi yêu cầu Hạm trưởng dùng hệ thống liên hợp để loan báo xem có nhân viên nào c̣n thuốc lá cho tôi xin một ít để hút. Tôi không ngờ là các nhân viên tuần tự mang đến cho tôi hơn 2 chục bao cả loại trong khẩu phần C của đồng minh và các loại thuốc trong thương trường lúc bấy giờ, tôi lấy làm cảm động về sự ưu ái của các nhân viên trên chiến hạm này. Vào khoảng 2 giờ đêm tôi soạn thoản một sơ đồ hành quân và các chi tiết về tổn thất để chuẩn bị thuyết tŕnh khi về tới căn cứ.

Khoảng 7:00 sáng ngày 20 tháng 1 th́ hai chiến hạm của Phân đoàn I về tới căn cứ an toàn. Tuần dương hạm HQ16 cũng đă về bến trước đó ít lâu. Một điều mà các nhân viên của các chiến hạm và riêng tôi rất cảm động là trên cầu thương cảng Đà Nẵng là nơi đă được chỉ định cho các chiến hạm cặp bến, đă có sự hiện diện của các vị Đô đốc Tư lệnh và Tư lệnh phó HQVNCH, Đô đốc Tư lệnh HQ Vùng I Duyên hải, một số đông sĩ quan cùng nhân viên của các đơn vị Hải quân vùng Đà Nẵng cùng các trại gia binh đă túc trực đón đoàn chiến hạm trở về với rừng biểu-ngữ:

"Hải quânViệt Nam quyết tâm bảo vệ lănh thổ đến giọt máu cuối cùng".

"Một ư chí: chống Cộng. Một lời thề: bảo vệ quê hương".

"Hoan hô tinh thần chiến đấu anh dũng của các chiến sĩ Hải quân tham dự Hải chiến Hoàng Sa".

"Hoan hô tinh thần bất khuất của các chiến sĩ hải chiến Hoàng Sa".

Sau khi di tản các chiến sĩ thương vong và tử vong lên căn cứ th́ chỉ có 3 vị Đô đốc cùng HQ đại tá Nguyễn Viết Tân Chỉ huy trưởng Sở Pḥng vệ Duyên hải lên Tuần dương hạm HQ5 và vào pḥng khách của Hạm trưởng để dự cuộc thuyết tŕnh về trận đánh. Ba vị Hạm trưởng đều có mặt để tŕnh bầy chi-tiết về chiến hạm của ḿnh. Các vị Đô đốc cũng không hỏi thêm tôi về những yếu tố đă đưa đến những quyết định chiến thuật của tôi, nhất là quyết định triệt thoái phần c̣n lại của Hải đoàn đặc nhiệm ra khỏi vùng Hoàng Sa. Sau phần thuyết tŕnh các vị Đô đốc đă đi quan sát sự thiệt hại của các chiến hạm và ủy lạo nhân viên các cấp. Tôi cũng được nghe Đô đốc Tư lệnh phó đề nghị với Tư lệnh HQ là sẽ không có thuyết-tŕnh cho Tư lệnh Quân đoàn I.

Sau chừng một giờ th́ trung tướng Tư lệnh Quân đoàn I Quân Khu I cũng tới thăm viếng và được hướng dẫn quan sát một ṿng các chiến hạm để nhận định sự thiệt hại.

KẾT QUẢ CỦA TRẬN HẢI CHIẾN

Một cách tổng quát th́ sự thiệt hại của hai đối thủ được kể như tương đương trong trận hải chiến. Mỗi bên bị tổn thất một chiến hạm, như đài BBC loan tin vào sáng sớm ngày 20 tháng giêng, phía VNCH là Hộ tống hạm HQ10, phía Trung cộng là chiếc Kronstad 271 (được coi là chiến hạm chỉ huy) c̣n một số khác th́ chịu một sự hư hại trung b́nh hoặc trên trung b́nh. Hai chiếc nhỏ hơn 389 và 396 cùng hai ngư thuyền ngụy trang theo tôi ước lượng chỉ hư hỏng hơi nặng mà thôi v́ tầm hỏa lực của ta trội hơn. Riêng chiếc Kronstad 271 có thể bị tổn thất nhiều nhân viên hơn v́ trúng nhiều hải pháo của Tuần dương hạm HQ5 vào thương tầng kiến trúc, trong khi đó chiếc 274 th́ tổn thất được coi là nhẹ hơn cả v́ chỉ bị tấn công nhiều bằng đại liên và ít hải pháo về sau này. Tuy nhiên trong các trận hải chiến th́ người ta thường kể về số chiến hạm bị loại khỏi ṿng chiến hơn là số thương vong về nhân mạng. Riêng trên Hộ tống hạm HQ10, theo các nhân viên đă đào thoát về được đất liền, th́ vị Hạm trưởng và Hạm phó đều bị thương nặng, nhưng Hạm trưởng đă từ chối di tản và quyết ở lại tuẫn tiết cùng chiến hạm của ḿnh theo truyền thống của một sĩ quan Hải quân và một nhà hàng hải. Hạm phó được nhân viên d́u đào thoát được nhưng đă phải bỏ ḿnh trên mặt biển v́ vết thương quá nặng. Vụ này làm tôi nhớ lại, theo lời kể của các bậc tiên sinh, th́ khi Hải quân Pháp hành quân trên sông (nếu không lầm th́ là Sông Đáy) một chiến hạm loại trợ chiến hạm (LSSL) hay Giang pháo hạm (LSIL) đă bị trúng đạn đài chỉ huy, làm tử thương cả hai hạm trưởng và hạm phó cùng một lúc, sĩ quan cơ khí đă phải lên thay thế tiếp tục chỉ huy. Sau kinh nghiệm này, Hải quân Pháp không cho hạm trưởng và hạm phó có mặt cùng một nơi khi lâm trận. Cá nhân tôi lúc đó đă không có chút th́ giờ để nhớ tới kinh nghiệm mà các bậc tiên sinh đă truyền lại tôi mà áp dụng.

Một điều lạ là Trung cộng có đủ khả năng tuy khiêm nhượng, vào lúc cuối trận chiến, v́ có thêm tăng viện đến kịp thời, nhưng đă bỏ rơi cơ-hội truy kích khi lực lượng ta triệt thoái, hay xử dụng hỏa tiễn hải hải v́ lực lượng ta vẫn c̣n nằm trong tầm hữu hiệu của loại vũ khí này. Tôi cho rằng có thể họ đă bận tâm vào việc cứu văn chiếc Kronstad 271 và quân bộ trên đảo Quang Ḥa, hoặc họ đă không nhận được lệnh tấn công, và chỉ đương nhiên chống trả tự vệ mà thôi. Tôi nhận rằng ước tính của tôi về phản ứng của địch đă cao hơn như thực tế đă xẩy ra. Việc HQVN khai hỏa tấn công sau khi thất bại đổ bộ đă tạo cho Trung cộng có nguyên cớ v́ bị tấn công mà phải hành động, nên đă dùng cường lực cưỡng chiếm các đảo vào ngày sau.

Theo các quân nhân trú pḥng trên đảo Hoàng Sa th́ sáng sớm ngày hôm sau tức là ngày 20 tháng 1, Trung cộng đă huy động một lưc-lượng hùng-hậu kết hợp Hải-Lục-Không-quân đổ bộ tấn chiếm đảo Hoàng Sa và các đảo kế cận mà các chiến binh Hải quân đang chiếm giữ. Theo kư giả Lê Vinh, một cựu sĩ quan Hải quân, đă từng đảm trách chức vụ thư kư của ủy ban nghiên cứu trận hải chiến cho biết, th́ vào thời gian trận hải chiến, Hải quân Hoa Kỳ đă chuyển cho HQVN một tin tức về 42 chiến hạm Trung cộng với 2 tiềm thủy đĩnh đang tiến xuống Hoàng Sa. Dù nhiều hay ít th́ lực lượng của họ sẽ trội hẳn lực lượng HQVN có thể điều động tới. Nếu hai chiến hạm c̣n lại của Hải đoàn đặc nhiệm phải lưu lại Hoàng Sa như lệnh ban ra lúc đầu, với khả năng chiến đấu đă bị giảm sút nhiều th́ sự bảo tồn của hai chiến hạm này rất mong manh. Thế cho nên phản lệnh cho hai chiến hạm phải trở về căn cứ được kể như là đúng lúc và sát với thực tế hơn.

Trung cộng đă bắt giữ tất cả quân nhân và dân chính Việt Nam trên đảo Hoàng Sa và toán Hải quân đổ bộ thuộc Khu trục hạm HQ4 trên đảo Vĩnh Lạc (sát phía nam đảo Hoàng Sa) mà trưởng toán là HQ trung úy Lê Văn Dũng (sau được vinh-thăng HQ đại úy tại mặt trận), làm tù binh đưa về giam giữ đầu tiên tại đảo Hải Nam. Riêng ông Kosh là nhân viên của cơ quan DAO Hoa Kỳ tại Đà Nẵng th́ được trao trả cho Hoa Kỳ sớm nhất tại Hồng Kông. C̣n các nhân viên Việt đă bị họ nhồi sọ về chủ nghĩa của họ trong suốt thời gian tại Quảng Đông, và trao trả về Việt Nam tại ranh giới Hồng Kông và Trung cộng. Đô đốc Tư lệnh phó HQ đă được đề cử đích thân đến HồngKông tiếp nhận. Các chiến sĩ từ Trung cộng hồi hương đều được đưa vào Tổng Y viện Cộng Ḥa điều trị về các bệnh trạng gây ra do các hành động ngược đăi trong khi bị giam cầm trên lục địa Trung Hoa.

Thế là cuối cùng th́ VNCH đă mất nốt nhóm đảo Nguyệt Thiềm phía nam của cả quần đảo Hoàng Sa cho tới ngày hôm nay.

Các chiến sĩ Hải quân đào thoát từ Hoàng Sa, sau nhiều ngày trôi dạt trên mặt biển, một số đă được chính các tuần duyên đĩnh của Hải quân cứu vớt, một số đă được các thương thuyền trên hải tŕnh Singapore Hồng Kông bắt gặp. Tất cả các chiến sĩ thoát hiểm được đưa về điều trị tại các Tổng Y viện Duy Tân (Đà Nẵng) hay Cộng Ḥa, và c̣n được Thủ tướng Chính phủ, các vị Tư lệnh Quân đoàn, và các vị Đô đốc Hải quân đến thăm hỏi và ủy lạo.

CÔNG CUỘC CHUẨN BỊ TÁI CHIẾM HOÀNG SA

Khi phần thăm viếng của thượng cấp kết thúc, th́ tất cả các chiến hạm bắt tay ngay vào việc sửa chữa và tái tiếp tế đạn dược đề chuẩn bị tấn kích tái chiếm Hoàng Sa. Một toán thợ thượng thặng của Hải quân công xưởng cũng đă được điều động từ Sài G̣n ra để phụ lực với chuyên viên của Thủy xưởng Đà Nẵng. Riêng Tuần dương hạm HQ16, tuy không bị hư hại nhiều trên thượng tầng kiến trúc, nhưng các chuyên viên đă tháo gỡ được đần viên đạn đă xuyên lủng hầm máy. Viên đạn này là một loại đạn xuyên phá và không nổ 127 ly của Tuần dương hạm HQ5 bị lạc. Kinh nghiệm cho thấy là loại đầu đạn không nổ nếu trúng nước th́ đạn đạo sẽ thay đổi rất nhiều v́ đầu đạn nhọn bị nước làm chuyển hướng đi rất xa. Tin này do đích thân Tư lệnh phó Hải quân mang đến cho tôi. Đó là một điều không may mắn cho Hải đoàn đặc nhiệm Hoàng Sa, nhưng trong bất cứ một cuộc chiến tranh nào, sự nhầm lẫn về mục tiêu, về bạn và địch, về vị trí tác xạ đều đă xẩy ra ít nhất là tại chiến trường Việt Nam. Hơn nữa trong cuộc hải chiến này, Tuần dương hạm HQ5 đă tác xạ cả trăm đại pháo 127 ly, mà chỉ có một viên bị lạc, nên vẫn c̣n là điều may mắn. Việc chiến hạm bị trúng 1 viên đạn của bạn cộng với việc hai khẩu hải pháo 76 ly tự động trên Khu trục hạm HQ4 đă bị trở ngại kỹ thuật ngay từ phút đầu của cuộc chiến, là hai nhược điểm chiến thuật mà Hải quân VNCH chỉ muốn phổ biến hạn chế vào đầu năm 1974 là thời điểm, mà nhiều sự phân tích đáng tin cho rằng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đă lợi dụng biến cố Hoàng Sa để tránh né sự chỉ trích của các phần tử đối lập lúc đó đang rất mạnh.

Sau ít ngày sửa chữa, th́ Tuần dương hạm HQ16 chỉ đủ khả năng tự hải hành về quân cảng Sài G̣n và được đón tiếp trọng thể. Khu trục hạm HQ4 không sửa chữa tại chỗ được hai khẩu 76 ly tự động. Tuần dương hạm HQ5, sau khi tái tiếp tế đạn và hàn vá các hư hại đă cùng HQ6 ra khơi t́m kiếm các nhân viên đào thoát khỏi vùng Hoàng Sa. Các phi cơ C130 đă bay lượn trong một vùng duyên hải hạn chế để tránh sự hiểu nhầm về hành động khiêu khích của Việt Nam đối với Trung cộng. Các phi cơ hướng dẫn các chiến hạm xem xét các vật trôi trên mặt biển nhưng vẫn chưa cấp cứu được nhân viên nào ngoại trừ vỏ một thùng xăng dự trữ. Tôi vẫn có mặt trên Tuần dương hạm HQ5 để tham dự cuộc t́m kiếm. Riêng hộ tống hạm HQ10, v́ mất liên lạc nên tôi đă không biết được t́nh trạng cuối cùng của chiến hạm, nhưng chúng tôi vẫn c̣n một hy vọng tuy mong manh là chiến hạm này chưa ch́m hẳn và có thể trôi dạt về phía duyên hải miền Trung trong mùa gió đông bắc.

Với Tuần dương hạm HQ6 đă có mặt trong vùng và vừa hoàn tất hộ tống Tuần dương hạm HQ16 từ nửa đường Hoàng Sa Đà nẵng về bến, cộng với HQ17 (Hạm-trưởng HQ trung tá Trần Đ́nh Trụ) điều động từ Trường Sa tới tăng cường đă kết hợp với Tuần dương hạm HQ5 thành một Hải đoàn đặc nhiệm mới với nhiệm vụ chuẩn bị tái chiếm Hoàng Sa. Mặc dầu nhiều sĩ quan thâm niên hơn tôi có mặt tại chỗ, nhưng tôi vẫn được chỉ định tiếp tục chỉ huy. Một cuộc thao dượt chiến thuật và thực tập tác xạ đă diễn ra trong ṿng một ngày tại vùng một đảo nhỏ nằm về phía bắc vùng Cù lao Chàm phía đông nam Đà Nẵng. Sau cuộc thao dượt, tôi tŕnh bầy kết quả việc huấn luyện trong các buổi thuyết tŕnh hành quân tại BTL Hải quân vùng, vẫn được Tư lệnh phó Hải quân chủ tọa.

Nhưng cuối cùng th́ công cuộc tái chiếm Hoàng Sa được hủy bỏ. Tuy vẫn được tín nhiệm để chỉ huy, nhưng tôi tin rằng cuộc phản kích tái chiếm sẽ thất bại ngoại trừ đó là một chiến thuật thí quân nằm trong một chiến lược cao hơn. Với các Tuần dương hạm cũ kỹ (WHEC) xử dụng trong lực lượng pḥng vệ duyên hải Hoa Kỳ (US Coast guard) từ lâu, được trang bị vào công tác tuần tiễu hơn là để chiến đấu, vừa chạm chạp và vận chuyển nặng nề, nên khó chống trả lại với các chiến hạm chiến đấu tối tân hơn. Loại này chỉ có một hải pháo 127 ly, c̣n 2 hải pháo 40 ly đă được HQVN đặt thêm vào lái tầu là nơi đă được dùng làm sàn đáp trực-thăng.

Trong thời gian tại căn cứ, Tư lệnh phó HQ ít nhất đă hai lần tập hợp nhân viên tất cả các chiến hạm có mặt tại chỗ để chỉ thị không được có hành động kiêu ngạo về chiến-tích của Hải quân VNCH. Để làm gương cho tất cả nhân viên thuộc quyền, tôi đă giữ một thái độ rất khiêm nhượng và im lặng. Tôi chưa bao giờ thảo luận hoặc tŕnh bày chi tiết với bất cứ một ai hay một tổ chức nào, về những yếu tố đă đưa đến các quyết định chiến thuật của tôi trong trận đánh.

Tôi lưu lại Vùng I duyên hải chừng hơn một tuần lễ, đă được cùng Phó Đề đốc Tư lệnh HQ vùng I Duyên hải xuất hiện trên đài chỉ huy cũng của Tuần dương hạm HQ5 để thực hiện một phóng-sự cho đài truyền h́nh quân đội. Sau đó tôi trở về nhiệm sở chính tại Sài G̣n. Tôi c̣n được đến pḥng thâu h́nh của quân đội cùng các vị hạm trưởng và một vài hạ sĩ quan trưởng pháo khẩu để tŕnh bầy các chiến tích. Tuy nhiên tôi không đề cập nhiều chi tiết và nhường lời lại nhiều hơn cho các hạm trưởng v́ tôi nghĩ rằng các vị này đáng được đề cao v́ đă đích thân huy động tinh thần nhân viên và can đảm trực tiếp chiến đấu. Ít lâu sau tôi phải theo học Khóa Chỉ huy Tham mưu đặc biệt tại Long B́nh, đặc biệt v́ khóa gồm nhiều các sĩ quan đang đảm trách những vai tṛ then chốt của quân lực và các đại đơn vị. Khi Phó Đề đốc Phụ tá hành quân biển của Tư lệnh Hải quân đến thuyết tŕnh tại trường về tổ chức của Hải quân Việt Nam, th́ một câu hỏi đầu tiên của khóa sinh là về hải chiến Hoàng Sa. Đô đốc đă chuyển câu hỏi này cho tôi đang ngồi trong hội trường, quả thật vị này đă trao cho tôi một trái banh khó đỡ. Tôi đáp lại câu hỏi vỏn vẹn ngay là: Các quí vị đă nghiên cứu về trận đánh Ấp Bắc, th́ trận hải chiến Hoàng Sa cũng gần tương tự. Sau câu trả lời của tôi th́ không một câu hỏi nào về trận Hoàng Sa được nêu ra thêm. Xin ghi thêm vào nơi này, trận Ấp Bắc đă làm cho quân lực bị bất ngờ về chiến thuật cửa địch, có sự sai lầm về ước tính t́nh báo và nhầm lẫn về chiến thuật điều quân.

Vào những năm tháng cuối cùng của cuộc chiến Việt Nam tôi được biệt phái giữ chức vụ phụ tá Hải quân cho trung tướng Chỉ huy trưởng Trường Chỉ huy Tham mưu Liên quân đồn trú tại Long B́nh.

PHẦN SAU TRẬN HẢI CHIẾN

Sau trận hải chiến, Hải quân được nhiều vinh danh nhờ trận chiến đă nêu cao và nối tiếp được tinh thần chống bắc xâm của dân tộc. Trận hải chiến được liên tục ca ngợi hàng ngày trên các phương tiện truyền thông của quân đội cũng như ngoài dân sự để thêm vào với: B́nh Long anh dũng, Kontom kiêu hùng, v.v...

Hoàng-Trường Sa với Việt Nam là một

Cũng nhờ trận hải chiến mà phần đông nhân dân Việt Nam mới được biết đến phần lănh thổ nằm xa vời trong Biển Đông mà Hải quân VNCH từ ngày thành lập đă âm thầm bảo vệ và tuần tiễu.

Nói về trận hải chiến, dù Hải quân VNCH giả thử có thắng được trận ngày đầu, th́ chúng ta khó lường được sự tổn thất nếu Hải quân c̣n ở lại để cố thủ Hoàng Sa. Phó Đề đốc Chủ tịch Ủy ban nghiên cứu về trận hải chiến khi vị này đích thân thăm viếng Khu trục hạm HQ4, khi đang nằm trong ụ lớn sửa chữa đă nói riêng với tôi: "... thế là vừa đủ", ư của vị này nói là không nên tiếp tục chiến đấu thêm ít nhất là vào thời điểm đó Hải quân c̣n phải đảm nhận nhiều công tác tiễu trừ CS trong đất liền. Đó là chưa kể việc tấn chiếm phần c̣n lại của quần đảo Hoàng Sa có thể đă nằm trong các đường lối đi đêm chiến lược của các cường quốc. Tôi nghĩ rằng nếu chiếc Khu trục hạm HQ4 không bị trở ngại kỹ thuật và trận chiến đă xẩy ra gần như tôi đă dự liệu và mong muốn, nghĩa là ta thắng trận đầu, th́ cường lực Hải-Lục-Không quân của chúng huy động ngày hôm sau không những đủ sức tràn ngập quân trú pḥng và lại c̣n đủ sức truy kích Hải quân VNCH trong một vùng rộng lớn hơn. Tôi đă tin tưởng rằng Quân đoàn I/Quân khu I đă phải đặt trong t́nh trạng báo động đề pḥng sự tấn công của Trung cộng ngay sau khi trận hải chiến diễn ra. Một phi tuần chiến đấu-cơ F5 của sư đoàn I Không quân tại Đà Nẵng đă sẵn sàng trên phi đạo nhưng không được lệnh cất cánh từ cấp cao để yểm trợ cho Hải quân v́ có thể là e ngại sẽ châm ng̣i cho một cuộc chiến mới, hoặc chỉ hạn chế trận chiến tới mức có thể chấp nhận được trong một thế chính trị.

Một lần nữa, giả dụ rằng ta cứ để Trung cộng có mặt trên đảo Quang Ḥa, trận hải chiến đă không xẩy ra th́ chúng ta vẫn có thể tiếp tục hiện-diện trên đảo Hoàng Sa, tuy nhiên có thể phải trải thêm quân trên các đảo Cam Tuyền, Vĩnh Lạc và Duy Mộng, để tránh sự lấn chiếm, cộng thêm là Hải quân Việt Nam phải thường xuyên tuần tiễu với một hải đoàn tương đối mạnh. Nhưng dần dà họ cũng sẽ lấn chiếm theo kế hoạch bành trướng thế lực của họ trong vùng Đông Nam Á. Có thể Trung cộng đă trả đũa hay dập theo khuôn mẫu VNCH khi ta đă đặt quân trú pḥng trên đảo Nam Yết và Sơn Ca nằm phía nam và đông cùng trên một ṿng đai san hô với đảo Thái B́nh, đă bị Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) chiếm đóng từ khi Nhật Bản thua trận đệ nhị thế chiến. Người Trung Hoa dù là lục địa hay hải đảo, đă từng nhiều lần tuyên bố là lănh thổ của họ, không những vùng này mà thôi mà cả toàn vùng Hoàng Sa Trường Sa. Phải thành khẩn mà nhận rằng, khi VNCH đặt quân trú pḥng trên các đảo c̣n bỏ trống trong vùng Trường Sa như Nam Yết, Sơn Ca, Song Tử đông, Song Tử tây, Trường Sa v.v.., chúng ta đă không gặp một hành động đối kháng về quân sự nào từ phía Trung Hoa Dân quốc hoặc Phi Luật Tân hay Mă Lai Á.

Một suy luận nữa là có thể trận hải chiến là một cuộc điều chỉnh sự nhường quyền chiếm giữ từ một nhược tiểu đến một cường quốc theo một chiến lược hoàn cầu mà vài cường quốc đă ngầm thỏa thuận trước. Chúng ta có thể nhớ lại cuộc tấn công hùng hậu của Anh quốc trong cuộc tranh-chấp đảo Falkland (Nam Mỹ-Châu) vào thập niên 80, mà Á Căn Đ́nh (Argentina) vẫn luôn coi như lănh thổ của họ. Họ đă chiến đấu mạnh mẽ trên mặt ngoại giao và buộc phải chiến đấu trên mặt quân sự sau khi ngoại giao thất bại. Về mặt quân sự, họ biết trước là khó chống lại Anh quốc với lực lượng khá dồi dào, nhưng họ đă phải chiến đấu trong khả năng của họ, họ biết tự kiềm chế cường độ chiến tranh để giảm thiểu tổn thất. Kết quả là đảo Falkland đă về tay Anh quốc. Tuy đảo Falkland rộng lớn hơn về diện tích và nguồn lợi cũng như dân số, quân lực hai đối thủ đưa vào cuộc đụng độ hùng hậu hơn, mức độ chiến tranh nặng hơn, nhưng hai trận Falkland và Hoàng Sa đă gần tương tự nhau về tính chất của một cuộc chiến.

Người Pháp, trong chiến tranh tại Đông-dương sau 1945, v́ chiến cuộc gia tăng tại nội địa, đă phải bỏ ngỏ hoàn toàn nhóm đảo Tuyên Đức phía bắc, và bỏ ngỏ nhóm Nguyệt Thiềm phía nam trong vài năm. Riêng nhóm Tuyên Đức phía bắc đă do Trung Hoa Dân quốc cưỡng chiếm trong ít lâu, nhưng sau đó họ đă phải rút về v́ sự thất trận củu họ trong lục địa. Về sau, hiệp định Ba Lê 1954 lại đề ra khu phi quân sự dọc theo vĩ tuyến 17, đă làm cho VNCH đă không thể tích cực hiện diện tại nhóm Tuyên Đức bắc đảo Hoàng Sa thuộc nhóm Nguyệt Thiềm.

Xét về sự pḥng thủ, so sánh với đảo Thái B́nh trong vùng Trường Sa th́ thế bố trí trên đảo Hoàng Sa của VNCH đă thua kém rất xa, và không thể đủ sức để cố thủ chống lại một cuộc cường kích thủy bộ. Trên đảo không có công sự nặng, chỉ có khoảng một trung đội địa phương quân với vũ khí cá nhân và một vài quan sát viên khí tượng. Trong khi đó đảo Thái B́nh, khi Nhật chiếm đóng trong đệ nhị thế chiến, họ đă xây cất nhiều công sự nặng. Sau này khi Trung Hoa dân quốc (Đài Loan) chiếm đóng, chắc chắn họ đă tăng cường mọi cơ cấu pḥng thủ, lại có trang bị các khẩu đại pháo chống chiến hạm, đưa quân số trú pḥng có thể tới cấp hơn tiểu đoàn và do một vị đại tá Thủy quân lục chiến chỉ huy.

Ngoài ra việc tuyên bố chủ quyền của Trung cộng trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được nhận xét chỉ diễn ra sau cuộc thăm viếng Trung cộng của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Kissinger. Ít nhất là Hoa Kỳ và Trung cộng đă ngầm có nhiều thỏa thuận về chiến lược hay ít nhất cũng đồng ư là Hoa Kỳ sẽ không can thiệp vào các hành động của Trung cộng trong vùng. Đối với VNCH, Hoa Kỳ đă không muốn can dự vào sự bảo vệ lănh-thổ. Trong ngày hải chiến th́ các đối tác viên tại Bộ Tổng Tham mưu đă khẳng định đó là công chuyện riêng của Việt Nam.

Quan niệm của Hoa Kỳ trong việc mở rộng lực lượng Hải quân chỉ là vừa đủ để hành quân yểm trợ hỏa lực và ngăn chặn trong vùng sông ng̣i và duyên hải mà thôi. Cộng cuộc xây cất một hệ thống thám báo liên tục từ Bến Hải đến vịnh Thái Lan là một công tác cao, cả về kỹ thuật lẫn tài chánh với mục tiêu duy nhất là kiểm soát hữu hiệu sự xâm nhập lén lút bằng đường biển của CS Bắc Việt vào vùng duyên hải. Việc viện trợ hai chiếc Khu trục hạm, v́ là loại tấn công, nên sau 1973 họ đă nhiều lần đ̣i tháo gỡ máy ḍ tiềm thủy đĩnh như đă tŕnh bầy, làm như vậy là sẽ giảm khả năng của loại này một nửa. Vũ khí tấn công trên mặt biển và trên không của Khu trục hạm là hai dàn hải pháo 76 ly tự-động với nhịp tác-xạ khoảng 60 viên một phút. Với hỏlực tấn công mạnh mẽ như vậy, Hải quân Hoa Kỳ, vào những năm cuối của cuộc chiến, song song với kế hoạch rút lui, đă không bỏ sót cơ hội cắt đứt hay ít nhất cũng tŕ hoăn việc tiếp tế cơ phận thay thế cho loại hải pháo tối tân này.

Sau trận hải chiến, để nêu gương hy sinh của các chiến sĩ bỏ ḿnh trên đại dương, Bộ Tư lệnh Hải quân đă có nghiên cứu một kiến trúc dự định xin phép Đô thành Sài G̣n Chợ Lớn xây cất trong khu vực cột cờ Thủ Ngữ bên sông Sài G̣n. Riêng Hội đồng Đô thành đă đồng ư trên nguyên tắc là sẽ có một đường phố mang tên Ngụy Văn Thà. Một buổi lễ kỷ niệm lần thứ nhất trận hải chiến Hoàng Sa đă được tổ chức vào ngày 19 tháng 1 năm 1975 do Tư lệnh Hải quân, Đề đốc Lâm Ngươn Tánh chủ tọa nhưng tôi không được thông báo để đến tham dự.

*

Hàng năm cứ mỗi Tết nguyên đán đến, dù vào tháng Giêng hay không, tôi luôn luôn có ít phút tưởng niệm dành cho các liệt sĩ đă hy sinh và cũng tưởng nhớ tới chiến sĩ đă anh dũng cùng tôi chiến đấu trong trận hải chiến Hoàng Sa, mà số đông đang lưu lạc trong vùng đất tự do. Họ là những anh hùng đă xả thân để bảo vệ lănh thổ của tiền nhân xây dựng từ bao thế kỷ. Mong rằng tài liệu này sẽ mang lại niềm hănh diện cho toàn thể các chiến sĩ Hải quân đă tham dự trận đánh mà tôi đă có vinh dự chỉ huy.

HÀ VĂN NGẠC

Dallas, Texas, mùa Xuân Kỷ-Măo
(Việt Báo đăng theo bản do Cựu dân biểu Trần Văn Sơn gửi tới, để tưởng niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa.)

 

Trở lại