Thư ngỏ gửi quư Huynh Chiến Hữu Hải Quân đang thực hiện Tượng Đài tưởng niệm các Tử Sĩ tại Hoàng Sa.

Chu Tất Tiến

Thưa quư Huynh,

Lời đầu tiên là lời xin lỗi quư Huynh khi mạo muội góp ư về một việc làm của quư Huynh không thuộc phạm vi của ḿnh, tuy nhiên, với tư cách là một cựu chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, cho nên khi thấy có sinh hoạt liên quan đến việc vinh danh Quân Đội mà ḿnh từng phục vụ, hoặc là về Tổ Quốc Việt Nam th́ cũng mong được chia xẻ, góp ư hay tham gia, nếu có thể.

Khi được tin là quy Chiến Hữu Hải Quân, hưởng ứng sáng kiến của Thị Trưởng Tạ Đức Trí, để xây dựng một tượng đài Tưởng Niệm 74 Chiến Sĩ Hải Quân Anh Hùng đă hy sinh khí bảo vệ Hoàng Sa, chúng tôi rất vui mừng và chân t́nh cám ơn quy Huynh đă bỏ nhiều công sức cho việc xây dựng tượng đài.  

Chúng tôi chỉ mong chờ dự án này sớm thực hiện để có thể cùng với toàn thể dân Việt đến nghiêng ḿnh trước đài Tưởng Niệm, nguyện cầu hương linh của các Anh Hùng được yên nghỉ ngàn thu.  

Đồng thời, cũng mong tên tuổi của các Anh Hùng được măi măi ghi nhớ trong ḍng lịch sử của Dân tộc, trong tâm tưởng của mọi người Việt Nam, cũng như trong các thế hệ tiếp nối.

Tuy nhiên, chúng tôi vô cùng thất vọng khi biết rằng, không biết v́ lư do ǵ mà trên tấm bản đồ Tổ quốc được vẽ kề bên danh sách các Tử sĩ, ban thiết kế đă bỏ qua một địa danh cũng là một phần máu thịt của Tổ Quốc: Trường Sa. 

Khi nh́n thấy dự án vẽ bản đồ Viêt Nam không có h́nh ảnh Trường Sa, nhiều Niên Trưởng, Huynh Trưởng Hải Quân đă vội vă góp ư là nên để thêm tên Trường Sa vào cạnh Hoàng Sa, nhưng Ban Tổ Chức đă cương quyết không chấp nhận đề nghị này.  

Điều ngạc nhiên hơn nữa là vào buổi trưa ngày thứ Sáu 15 tháng 11 vừa qua, Ban Tổ chức đă chính thức từ chối không tham dự buổi họp Góp Ư được một nhóm các Niên Trưởng, chiến hữu Hải Quân mời gọi tại Thư Viện Việt Nam.

Chiếc bàn dành cho Ban Tổ chức thực hiện Tượng Đài đă bỏ trống và gây ra nhiều thắc mắc cho tất cả cử tọa gồm nhiều đài TV, nhật báo, báo mạng và các cựu chiến sĩ nhiều binh chủng.

Trước thái độ không chấp nhận bất cứ một ư kiến đóng góp nào của bất cứ ai về việc thêm địa danh Trường Sa này vào tấm bản đồ Tổ Quốc, chúng tôi xin chia xẻ vài cảm nghĩ của chúng tôi, những người lính Cộng Ḥa, như sau:

-Về phương diện địa dư: 

Từ ngàn xưa, khi con người có văn minh, th́ h́nh thể của mỗi quốc gia được vẽ lại và được gọi là “Bản Đồ”. 

Việc vẽ Bản Đồ rất cam go, phức tạp và phải qua nhiều thế kỷ cho đến khi toàn thể các quốc gia có cùng đường biên giới ở bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc công nhận. 

Không biết bao nhiêu cuộc chiến tranh đẫm máu đă xẩy ra để tranh giành cho được một tỉnh, một thành, một miếng đất, hay chỉ là một con sông, một gịng suối.

Hàng triệu, triệu chiến sĩ đă hy sinh để bảo vệ cho tấm bản đồ của đất nước ḿnh được nguyên vẹn.

-Về bản đồ Việt Nam:

Trên hơn 4000 năm, dân Việt đă đổ biết bao xương máu để bảo vệ giang sơn của ḿnh.

Các vị Vua của nhiều thời đại, Đinh, Lê, Lư, Trần, Hậu Lê, và Quang Trung đă luôn nhắc nhở dân Viêt là phải bảo vệ đất nước bằng mọi giá. 

Trong một bài thơ đề ở vách núi Truyền Đăng (nay là núi Bài Thơ thuộc tỉnh Quảng Ninh), Lê Thánh Tông đă hạ một câu thơ bất hủ:

 "Thiên Nam vạn cổ hà sơn tại" (Muôn thuở trời Nam, núi sông c̣n măi).

Vua Lê Thánh Tông cũng nói:  "Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại tự tiện vứt bỏ?.. Nếu người nào dám đem một tấc đất của vua Thái Tổ để lại làm mồi cho giặc, th́ tội phải tru di".

Rất tiếc, đến đời Lê Chiêu Thống, v́ tính cách nhu nhược, ông vua này đă dâng đất cho Bắc Phương, làm toàn dân nổi giận. Vua Nguyễn Huệ từ trong miền Nam, đă kêu gọi tinh thần yêu nước của dân Việt, và đă được đáp ứng nhanh chóng. 

Dưới sự chỉ huy của Hoàng Đế Quang Trung, những trận đánh thần tốc đă đẩy hơn 50 vạn quân xâm lăng ra khỏi đất nước, lấy lại toàn thể lănh thổ. 

Từ đó, giải giang sơn h́nh chữ S này được bền vững cho đến ngày nay. Đến thế kỷ 19, tấm bản đồ Việt Nam đă hiên ngang trên địa lư chính trị của thế giới. 

Từ đó, không một ai có thể bỏ đi một địa danh, một dấu chấm trên tấm bản đồ linh thiêng này. 

V́ thế, cho dù không có điều luật nào riêng biệt về việc vẽ Bản đồ của quốc gia ḿnh, nhưng thực tế, từ xưa tới nay, không có một cá nhân nào, tổ chức nào tự động bỏ đi (hay thêm vào) một nét chấm tượng trưng cho một đảo nhỏ hoặc một địa danh nào của Tổ Quốc. 

Tuy nhiên, cũng có vài trường hợp, việc vẽ tấm bản đồ một cách tượng trưng được mọi người thông cảm, không phản đối

Vẽ trên các diện tích quá nhỏ để có thể viết đầy đủ địa danh, khắc h́nh bản đồ trên các nguyên liệu cứng như đá hoa cương, hoặc chỉ là một sự phác họa của các nghệ sĩ…

-Về trường hợp Hoàng Sa và Trường Sa: 

Đây là hai trường hợp vô cùng đặc biệc liên quan đến vận mệnh Tổ Quốc, đă và đang được toàn thể thế giới chú ý, v́ đó là bằng chứng cụ thể cho việc xâm lăng bằng võ lực của Trung Hoa, luôn nuôi mộng bá chủ thiên hạ, nhất là muốn nuốt Việt Nam, nơi mà họ đă từng bị đuổi chạy nhục nhă qua những lần xâm lăng trước đây hàng thế kỷ.  

Nếu bỏ qua bối cảnh chính trị của hai cuộc chiến tranh xâm lăng đó, th́ hậu quả của hai lần xâm lăng đó là thân thể của Mẹ Việt Nam đă bị cắt rời, hai phần máu thịt của Tổ Quốc đă bị cướp đoạt một cách trắng trợn bởi Trung Cộng, người tạo tác ra đảng Cộng Sản Việt Nam.

Bất kể cuộc chiến đó xẩy ra năm 1974 hay sau này, th́ với dân Việt trong nước hay người Việt hải ngoại: hai địa danh HOÀNG SA TRƯỜNG SA đă trở thành là một, không thể tách rời.  

Tại hải ngoại, nhiều cuộc biểu t́nh, xuống đường đă nêu cao biểu ngữ: HÒANG SA TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM. 

Trong nước, nhiều lần xuống đường của dân chúng cũng trương biểu ngữ với hai chữ HÒANG SA TRƯỜNG SA.

 Nhiều người yêu nước đă tỏ thái độ chống việc Trung Cộng xâm lăng hai đảo này, và đă hiên ngang căng tấm bảng có hai chữ HOÀNG SA TRƯỜNG SA để bị bắt và bị án tù từ 7 năm đến 16 năm. 

Những người dân không có phương tiện làm biểu ngữ, th́ lại viết bằng sơn đỏ lên nón của họ: HOÀNG SA TRƯỜNG SA 

Như thế, hai địa danh này đă vô t́nh được kết hợp với nhau làm một, như hai cánh tay của một Mẹ Việt Nam.

-Về hậu quả của việc không để tên Trường Sa trên tấm bản đồ của bia tưởng niệm:

a) Tạo một lợi thế không thể chối căi cho Trung Cộng được hưởng. 

Sau này, nếu có những cuộc tranh luận để đ̣i lại các phần máu thịt của Tổ Quốc, Trung Cộng có thể trưng ra bằng chứng là: 

Chính người Việt các anh đă không chấp nhận địa danh Trường Sa thuộc nước Việt Nam! Do đó, không có lư đó ǵ mà đ̣i lại. 

Nhất là lại được ghi khắc trên một công tŕnh bằng đá được dựng công khai trên đất Mỹ, để cho toàn thế giới cùng biết!

Như thế, trách nhiệm này ai gánh? Có phải là chỉ có nhóm Hải Quân Cửu Long của các huynh mà thôi không? 

Việc vô t́nh (hay cố t́nh?) tiếp tay với kẻ thù, xoá bỏ một phần lănh thổ là đại tội đó, thưa quư Huynh.

b) Hướng dẫn sai lạc về lịch sử Việt Nam cho thế hệ nối tiếp cũng như cho toàn thế giới:

Giả sử các trẻ em thuộc thế hệ thứ 3, thứ 4… không được đọc lịch sử chính thống của Việt Nam mà chỉ dựa vào h́nh ảnh mà trẻ em thấy trên tấm bản đồ được khắc trên đá của Nhóm Hải Quân Cửu Long không có tên Trường Sa, chúng sẽ không bao giờ biết được rằng Việt Nam đă từng có đảo Trường Sa.

Tấm bản đồ này được dựng ở nơi công cộng, th́ sẽ có muôn ngàn người của các thế hệ sau, từ các nước khác đến xem, họ cũng sẽ không biết rằng Việt Nam từng có Trường Sa.

 Như thế, người thiết kế ra tấm bản đồ thiếu sót này cũng phải nhận đại tội.

c) Trước mắt: gây sự chia rẽ, mất đoàn kết trầm trọng giữa các tổ chức, hội đoàn, toàn thể quân, dân, cán, chính Việt Nam Cộng Ḥa. 

Việc cương quyết từ chối mọi góp ư của các Niên Trưởng, huynh trưởng, đă bị các cựu quân nhân cho là Nhóm Hải Quân Cửu Long là một nhóm KIÊU BINH. 

Chỉ v́ hăn hữu được Thị Trưởng Tạ Đức Trí đề nghị, nhóm đă biến thành những chiến hữu vô kỷ luật, coi thường các bậc chỉ huy của ḿnh cũng như gạt bỏ t́nh chiến hữu, chỉ để cho tên tuổi ḿnh nổi tiếng mà thôi.

Lời tâm sự cuối cùng: 

Rất mong, trong số những người yểm trợ tiền bạc để xây tượng đài này không có tên của bất cứ ai từng cổ vơ cho Cộng Sản, v́ những đồng tiền mà họ đưa ra để mua một cái lợi nào đó, đối với họ, chỉ là tiền uống cà phê, nhưng đối với dân Việt th́ đó là Máu Xương, là báo oán hồn của dân Việt.

Kết luận:

Trong tất cả mọi dự án, lớn hay nhỏ, đều có những ư kiến đồng thuận và bất thuận, đều có lợi điểm và điểm bất lợi. 

Người chủ trương phải cân nhắc thật kỹ những ư kiến đóng góp của mọi người trong bản tổ chức và của những người ngoài cuộc, không thể tự đề cao ḿnh quá, mà coi thường mọi ư kiến của thiên hạ, nhất là của những vị chỉ huy cũ. 

Tuyệt đối không để trở thành Kiêu Binh, cũng như tuyệt đối, không v́ lợi nhuận nho nhỏ mà bỏ Chính Nghĩa. 

Người ta nói: Cọp chết để da, người ta chết để tiếng. 

Mong quư Huynh trong bản tổ chức cân nhắc kỹ những điều góp ư từ mấy tháng nầy, đừng để kẻ địch lợi dụng mà gây ra sự mất đoàn kết binh chủng, đưa đến việc tan ră cộng đồng, để những kẻ nằm vùng nắm lấy cơ hội, mà tiêu diệt Thủ Đô Tị Nạn Cộng Sản này.

Chu Tất Tiến, Một ngày là Lính th́ măi măi là Lính.  

***

Phần bổ sung:

Cám ơn quư chiến hữu vẫn theo dơi những bài viết của tôi liên quan đến việc UBXD nhất quyết không để hai chữ Trường Sa vào tấm bản đồ Việt Nam. Theo tôi được nghe trong các lần sinh hoạt cộng đồng, th́ có vị đă trả lời đại khái như sau: "Tượng đài là của riêng chúng tôi, chúng tôi muốn làm ǵ th́ làm! Không có góp ư ǵ hết!". Nghe câu này, tôi muốn thưa vị đó rằng: "Nếu vậy, th́ xin quư vị bưng nguyên tượng đài đó về sân sau hay sân trước nhà của quư vị mà để, đừng để ở địa điểm công cộng. Chỗ đất đó không phải do quư vị bỏ tiền ra mua đâu. Địa điểm đó là tiền của toàn thể cộng đồng đóng góp trả cho Thành Phố Westminster. Nếu quư vị để tượng đài ở sân sau hay sân trước nhà quư vị, th́ nhất định sẽ không có ai  góp ư! Quư vị dựng tượng trên đất của cộng đồng mà lại không thèm nghe cộng đồng góp ư, th́ quư vị đă mất lư trí rồi! Thực sự, đất này mua được là do tiền của cộng đồng đóng góp qua 2 lần văn nghệ gây quỹ và một số Mạnh Thường Quân, trả cho thành phố Westminster và kiến trúc sư. Theo đúng nguyên tắc pháp lư, quư vị muốn xây dựng bất cứ một kiến trúc nào, một h́nh thức nào, phải có ư kiến của cộng đồng là sở hữu chủ mảnh đất này!"  

Tôi cũng muốn nói thêmNếu quư vị cứ ngoan cố, chúng tôi sẽ dùng quyền của cư dân, quyền của người đă bỏ tiền ra mua đất mà phản đối với thành phố, tẩy chay việc dựng tượng đài có tính cách xúc phạm đến Giang Sơn của Tổ quốc Việt Nam và gây xúc động lớn lao đến tinh thần của cộng đồng Người Mỹ gốc Việt, làm ảnh hưởng trầm trọng đến sinh hoạt của cộng đồng  

Có đúng không, quư chiến hữu?  

Chuyện bên lề: Tôi cũng được nghe một người bạn từng là quân nhân biệt phái nói kiểu bất b́nh: "Thêm một chữ Trường Sa vào th́ chết thằng Tây nào? Mất mát cái ǵ? Thiệt hại cái ǵ mà không cho vào?" Một nhà báo, cựu tù CS, hơi nặng lời: "Mẹ! Chúng nó làm như của riêng chúng vậy! Đất đai Tổ Quốc mà chúng nó muốn cho vào, lấy ra? Đây là tấm bản đồ quốc gia! Lư luận kiểu ǵ vậy? Muốn ghi ơn Tử Sĩ th́ đă có danh sách bên cạnh rồi! C̣n tấm bản đồ là tấm bản đồ, không vẽ th́ thôi, mà đă vẽ th́ phải vẽ cho đúng!" Một người nữa lên tiếng: "Đây có nói ǵ đến Gạc Ma, gạc méc ǵ đâu. Chỉ có chữ Trường Sa nói chung! Tự dưng lôi chữ Gạc Ma vào để có cớ bỏ chữ Trường Sa đi! Kỳ lạ thiệt!"

Một nhân sĩ lắc đầu: "Mấy cha nội này điên rồi! Hết thuốc chữa!" Một người đi qua, chỉ tay vào tôi, nói: "Ông dùng chữ Kiêu Binh là đúng! Nhóm này tự cao tự đại quá chừng!"  

Cuối cùng, khi không c̣n thỏa hiệp được với với UBXD, th́ có biện pháp:   

In case UBXD totally ignores  all opinions of Vietnamese-American Community, the co-owner of the land on which UBXD is planning to build a structure erected to commemorate 74 Fall Soldiers at Hoang Sa without the full image of Vietnam country, Vietnamese-American Community will reserve the right to boycott this plan. Vietnamese-American community will not accept the building until UBXD properly fulfills the sole request that the image of Truong Sa been solemnly put not far from Hoang Sa in the map of Vietnam.   

Tien Chu Tat. Lic# 02040734

Professional Realty Center, Inc.

9134 Edinger Ave,

Fountain Valley, CA 92708

(714) 398-3678.

Trở lại