HỒ SƠ VỀ ỦY BAN GÓP Ư  – PHẦN II

NGÀY 27 THÁNG 11 NĂM 2019

(Thêm phần danh sách cá nhân và hội đoàn ngày 30.11.2019)

Nguyễn Mạnh Trí tóm lược

Để quư Anh Chị dễ dàng trong việc truy cập, tôi đưa những tin mới nhất lên trước:

NGÀY 27 THÁNG 11 NĂM 2019

·       vietnguyen2016@aol.com

To: prototri2012@yahoo.com,longdang1943@gmail.com,balechu111@yahoo.com

Nov 26 at 5:30 PM

Thư ngỏ cuối cùng gửi các chiến hữu nhận nhiệm vụ thực hiện đài Tưởng Niệm 74 Tử Sĩ tại Hoàng Sa.

Trích yếu: Về Vụ Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài Tưởng Niệm Tử Sĩ tại Hoàng Sa đă chối bỏ việc để tên Trường Sa vào bản đồ Việt Nam với những lư do không chính đáng. 

Thưa quư chiến hữu,

Sinh trưởng trong thời chiến tranh, chúng ta, không ai không biết bài Hồ Trường của Nhà Thơ Nguyễn Bá Trác, bài thơ mang nỗi uất nghẹn, đau đớn cùng cực của những tâm hồn yêu nước, nh́n quê hương quằn quại mà hận ḿnh không thể làm ǵ hơn cho giang sơn:

Hồ Trường! Hồ Trường!

Ta biết rót về đâu?

Rót về Đông Phương, nước biển Đông chẩy xiết sinh cuồng loạn

Rót về Tây Phương, mưa phương Tây từng trận chứa chan

Rót về Bắc Phương, ngọn Bắc phong vi vút, cát chạy, đá giương

Rót về Nam Phương, trời Nam mù mịt, có người quá chén như điên như cuồng.  

Một điều không ngờ là sau khi bất đắc dĩ phải rời bỏ quê hương yêu dấu lại cho quân thù, đành sống kiếp tha phương, lại thấy bài thơ Phương Xa của Thi Sĩ Vũ Hoàng Chương đă được viết từ nhiều thập niên trước như điềm báo cho ngày hôm nay:  

Lũ chúng ta, lạc loài, dăm bẩy đứa,
Bị quê hương ruồng bỏ, giống ṇi khinh,
Bể vô tận sá ǵ phương hướng nữa,
Thuyền ơi thuyền! Theo gió hăy lênh đênh.

Lũ chúng ta, đầu thai lầm thế kỷ,
Một đôi người u uất nỗi chơ vơ,
Đời kiêu bạc không dung hồn giản dị,
Thuyền ơi thuyền! Xin ghé bến hoang sơ…
 

Nh́n lại hoàn cảnh hiện tại của mỗi chúng ta, những cựu quân nhân lưu vong, thấy c̣n lại ǵ trước mắt: Khả năng giới hạn trên đất quê người, sức khỏe đang đi vào mùa Thu,  cố gắng làm được chút ǵ mong trả ơn nước Mẹ Việt Nam đă cho chúng ta sức sống oai hùng của người trai Việt những năm tháng cũ. Thực tế, chúng ta chẳng c̣n ǵ ngoài tiếng vọng vang xa trên thế giới: “Những người lính Việt Nam Cộng Ḥa chiến đấu anh dũng như sư tử, không thua kém bất cứ quân đội hùng mạnh nào trên thế giới.” (Lời phát biểu của Vị Tướng Tư Lệnh Nhẩy dù Hoa Kỳ). Từ 1975 đến nay, biết bao chiến hữu thân yêu đă rời xa chúng ta trên đất lạ quê người. Những cuộc họp mặt chiến hữu càng ngày càng thu hẹp với số người ít ỏi, và trong một tương lai không xa, sẽ không c̣n, sẽ không c̣n những ngày hội Hải Quân, Không Quân, Bộ Binh, Quân Nhu, Tiếp Vận, Lôi Hổ, Nhảy Dù … Sẽ không c̣n những ṿng tay ôm chặt, những giọt nước mắt cảm động khi gặp lại những khuôn mặt thân yêu cách đây gần nửa thế kỷ… Sẽ chỉ c̣n những pho tượng, những tượng đài im lặng, đứng giữa một không gian lạnh giá, cho thế hệ sau đi qua nh́n ngắm. Có thể có những giọt nước mắt tiếc thương … có thể có những xúc động, và cũng có thể chỉ là sự ṭ ṃ chốc lát.  

Vậy, tại sao, lúc này, chúng ta không chấp nhận sự thật đó để mà cùng sát cánh với nhau, chia xẻ với nhau những nụ cười thân mật, nhiều chừng nào, hay chừng đó, thay v́ đẩy nhau ra xa, tranh căi, thậm chí c̣n coi nhau là kẻ thù với những lời “chụp mũ” hàm hồ, vô nghĩa?  

Thật sự, chúng tôi, không thể hiểu nổi lư do đă buộc các chiến hữu phải dứt khoát chối từ việc ghi thêm một địa danh, từng làm cho tên tuổi Việt Nam lừng lẫy: Trường Sa! Những lư luận của một số chiến hữu khi cương quyết gạt bỏ việc ghi thêm hai chữ “Trường Sa” vào tấm bản đồ thân yêu, theo chúng tôi, là hoàn toàn khó hiểu:  

- Tưởng niệm cái đảo Trường Sa để làm ǵ? Nó chỉ là 1 ḥn đảo vô tri vô giác. Chiến sĩ VNCH đâu có đánh trận và chết ở Trường Sa đâu. Tại sao lại phải tưởng niệm cái ḥn đảo Trường Sa mà không tưởng niệm nhưng tử sĩ đă chết ở Hoàng Sa?   

-Chừng độ 20-30 trên tổng số hơn một ngàn người ủng hộ tài chánh cho dự án này, kêu gào thêm TS vào Đài Tưởng Niệm Hoàng Sa một cách kiên tŕ, hung hăng và dai dẳng như vậy. Tôi cảm thấy như họ có một mục tiêu, có một mẫu số chung, nhưng không dám khẳng định v́ nó rất là nhạy cảm và tôi th́ không có bằng cớ để chứng minh.

-Chúng tôi xác định như thế để mọi người thấy đây là công việc của chúng tôi, không ai có trách nhiệm phải gánh vác hay có quyền chi phối những quyết định của chúng tôi".

-Chúng tôi không làm chính trị, chúng tôi chỉ muốn có tượng đài. Chúng tôi thực hiện ĐTN là để tri ân 74 tử sĩ hy sinh ở Hoàng Sa chứ ".

- Trước Tuyên Ngôn Diên Hồng của quý bô lão khóa 4, chúng tôi thề nguyền cùng quý vị một lòng ủng hộ việc làm cao quý của Ủy Ban Xây Dựng Đài Tưởng Niệm Hoàng Sa. Xin các bạn yên lòng tiến bước, sau lưng các bạn đã có chúng tôi, những người Hải Quân thầm lặng. Chúng tôi phải lên tiếng để ngăn chận nghị quyết 36 của CS mưu đồ phá rối tập thể của chúng ta. Xin hẹn gặp các Anh trong ngày khánh thành Đài Tưởng Niệm…  

Đọc những lời cực kỳ vô lư như trên, chúng tôi cố gắng t́m hiểu lư do tại sao lại có những lời nói như thế, ngoài sự suy đoán rằng, quư chiến hữu, v́ muốn tận t́nh bảo vệ bản vẽ của người thiết kế này, hoặc v́ đă lỡ hân hoan với tác phẩm của ḿnh, nên đă sử dụng mọi ngôn từ hoàn toàn vô nghĩa, chưa kể những lời lẽ có tính chất chụp mũ, xuyên tạc, để mạ lị cá nhân của những người không có cùng ư kiến với ḿnh, và những lời bộc lộ chính kiến của quư chiến hữu: ‘KHÔNG LÀM CHÍNH TRỊ!”  Nếu nói là việc xây dựng Tượng Đài không phải là Làm Chính Trị th́ là ǵ? Làm triển lăm cho người đời ngắm cho vui sao? Trên thế giới này, tất cả mọi tấm bia ghi ơn chiến sĩ, các tượng đài danh nhân, tử sĩ đều là những HÀNH VI CHÍNH TRỊ, biểu tỏ quan điểm chính trị. Ngay khu Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ mà quư chiến hữu đang chuẩn bị dựng tượng là môt HÀNH VI CHÍNH TRỊ, vừa nêu cao danh dự Quân đội Việt Nam Cộng Ḥa, vừa cho thế giới thấy sự yểm trợ của Đồng Minh chống lại Cộng Sản!  

V́ thế, chúng tôi cũng tin chắc rằng, những tác giả của những lời nói đó, một khi b́nh tĩnh đọc lại, cũng phải thấy đỏ mặt và tự vấn lương tâm, tại sao ḿnh lại có thể phát ngôn bừa băi như vậy được?  

Do đó, để có thể t́m sự ḥa hợp giữa chúng ta cũng như minh bạch hóa điều yêu cầu của chúng tôi, xin nhắc lại một vài điểm mấu chốt quan trọng đă được nói đến nhiều lần trong các thư góp ư trước đây và các bài báo liên quan đến sự việc dựng đài tưởng niệm này.  

-      Vai tṛ và trách nhiệm của người được ủy quyền:  

Trong sinh hoạt xă hội, hay quân đội, người được chỉ định, ủy quyền nào đó, không thể

tự ḿnh tung hoành, làm theo ư ḿnh, bất chấp những chỉ thị từ người ủy quyền. Trong sự việc này, quư chiến hữu đă được cộng đồng ủy quyền để thực hiện việc xây dựng tượng đài trên mảnh đất cũng do cộng đồng đă đóng góp, bỏ tiền ra mua từ Thành Phố Westminster, nên không thể lạm quyền để làm theo ư ḿnh, bất chấp lời yêu cầu chính đáng của cộng đồng. Nếu nói về quân sự, những đơn vị được chỉ định để thi hành một công việc ǵ, không thể nói là: “đây là công việc của chúng tôi, không ai có trách nhiệm phải gánh vác hay có quyền chi phối những quyết định của chúng tôi". Tệ hơn nữa, có vị đă tuyên bố: “việc chúng tôi làm, chúng tôi không cần ai góp ư. Chấm hết! Những vị tuyên bố như thế, nếu không phải là Kiêu Binh, th́ là Kẻ Thiếu Kiến Thức mà lại cao ngạo, Thiếu Lễ độ, mất tác phong khiêm cung của một người từng là Sĩ Quan Quân Đội Việt Nam Cộng Ḥa. Đối chiếu với thực tế, chúng ta là một cộng đồng chống Cộng, cần có sự đoàn kết, hy vọng (mong manh) làm được ǵ cho đất nước đang bị Cộng Sản dầy ṿ và bán cho kẻ thù, nay chỉ v́ sự cố chấp của một vài chiến hữu mà khối đoàn kết cộng đồng bị chia rẽ làm hai, th́ ai chịu trách nhiệm? Hơn nữa, các chiến hữu quên rằng, v́ là đồng chủ nhân của khu tượng đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ, cộng đồng có quyền can thiệp vào các kiến trúc trên đất này, có quyền yêu cầu ngưng xây dựng hoặc phải thỏa mănh những yêu cầu của cộng đồng trước khi xây dựng. Tuyên bố rằng “không một ai được quyền góp ư”, th́ đúng là thiếu kiến thức, nếu không nói là Kiêu Binh.  

-Qua rất nhiều góp ư đến từ các Niên Trưởng, các chiến sĩ Hải Quân, giới truyền thông, báo chí (hầu như tất cả các nhật báo đều lên tiếng không hài ḷng với việc từ chối không để hai chữ Trường Sa vào bản đồ), và của chúng tôi, điều làm chúng tôi ngạc nhiên là “Việc thêm hai chữ Trường Sa vào tấm bản đồ, sẽ làm thiệt hại ǵ đến chương tŕnh chung? Sẽ gây ảnh hưởng không tốt ǵ cho đại cuộc? Sẽ làm lợi cho Cộng Sản Việt Nam hay Trung Cộng như thế nào? Có gây tốn kém ǵ cho việc xây dựng không? Sẽ bị những thành phần nào phản đối (ngoài người vẽ kiểu và các chiến hữu trong nhóm gọi là Ủy Ban Xây Dựng) Thật ra, việc dùng nhóm chữ ỦY BAN XÂY DỰNG này cũng không đúng với thực tế! Không thể gọi là Uỷ Ban Xây Dựng mà chỉ là Nhóm được ủy nhiệm thi hành việc xây dựng tượng đài mà thôi! Dùng danh xưng ỦY BAN XÂY DỰNG TƯỢNG ĐÀI là làm lớn chuyện, có thể dẫn đến sự mê sảng quyền lực. Từ đó, việc trở thành Kiêu Binh cố chấp cũng không xa.  

-Như đă từng chia xẻ nhiều lần: Trường Sa và Hoàng Sa, hai phần máu thịt của Tổ Quốc, hai tiền đồn ngoài Biển Đông cùng bị Trung Cộng, kẻ thù ngàn đời của chúng ta, xâm chiếm. Thực tế, Trường Sa chưa hoàn toàn bị Trung Cộng cưỡng chiếm, chỉ có đảo Gạc Ma, nằm trong quần thể Trường Sa, đă bị Trung Cộng chiếm đoạt bằng vơ lực, c̣n những ḥn đảo khác nằm trong quần đảo này chưa bị Trung Cộng xâm lăng, nhưng cũng nằm trong tầm nhắm của bọn xâm lược. (Với tấm bản đồ có h́nh Lưỡi ḅ, th́ nhất định, trong tương lai không xa, nếu không có phản ứng của toàn dân, toàn quốc, th́ toàn bộ Trường Sa sẽ mất vào tay Trung cộng.) Cho nên, khi nói đến hai chữ Trường Sa, người ta nghĩ ngay đến một quần thể đảo. V́ thế, dân Việt Nam đă từng nhiều năm xuống đường nêu cao hàng chữ “HOÀNG SA – TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM!” Đă biết bao người yêu nước bị tù, bị bắt cóc, bị đánh đập v́ hàng chữ này. Chính Điếu Cầy và một số bạn hữu đă giăng tấm biểu ngữ này ngay trên thềm cao của một cơ sở lớn, để bị công an xông đến bắt, đánh đập và giam giữ nhiều năm. Thầy giáo Nguyễn Văn Tính, chỉ v́ giảng HOÀNG SA – TRƯỜNG SA là của Việt Nam, đă bị câu lưu hành hạ cả thập niên nay. Một nhà yêu nước khác đă leo lên thành cầu của Hà Nội và trương tấm biểu ngữ nền vàng, chữ đỏ: HOÀNG SA – TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM! bất chấp bị đánh đập và hành hạ tệ hơn đánh chó dại. Trong nhiều cuộc biểu t́nh xuống đường khác, các tấm biển nhỏ đề hai chữ TRƯỜNG SA, HOÀNG SA được những người dân yêu nước cầm tay giơ cao. Nhà tranh đấu Bùi Thị Minh Hằng đă viết trên nón lá những chữ TRƯỜNG SA, HOÀNG SA, đă bị bọn khốn xông tới, đập nát chiếc nón, và đánh, đá người phụ nữ này, vốn là con một Thiếu Tướng Cộng Sản. Bà Bùi Minh Hằng sau đó bị nhốt tù nhiều lần nhưng vẫn không quên hai chữ TRƯỜNG SA, HOÀNG SA trong mọi lần biểu t́nh khác. Một thiếu nữ mặc áo dài trắng, quàng chéo trên người tấm vải có ḍng chữ TRƯỜNG SA, HOÀNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM, dẫn đầu một đoàn người biểu t́nh vẫn c̣n in đậm trong trí nhớ của muôn người dân Việt. C̣n biết bao cuộc biểu t́nh khác đă nêu cao hai địa danh HOÀNG SA, TRƯỜNG SA.  

Như thế, hai địa danh HOÀNG SA và TRƯỜNG SA đă từ lâu trở thành hai cánh tay của Mẹ Việt Nam, không thể tách rời, mà bây giờ, chỉ có một nhóm nhỏ các chiến hữu, với sự cố chấp, đă chặt đi một cánh tay, không cho vào tấm bản đồ Việt Nam, với những lư luận hoàn toàn không chấp nhận được! Thử hỏi như thế, các chiến hữu đă đứng vào vị trí nào trong tổng thể sinh hoạt của dân Việt, khi bất chấp lịch sử, bất chấp ḍng sinh mệnh của dân tộc, bất chấp nguyện vọng của toàn dân, chỉ với những lư do ngớ ngẩn: Viết thêm chữ Trường Sa vào sẽ làm cho người ta liên tưởng đến việc tưởng niệm cả những bộ đội hy sinh trên đảo Gạc Ma!  

Các chiến hữu trả lời sao khi những dân Việt đang sống dưới sự thống trị của Cộng Sản vẫn tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh tại Hoàng Sa và đă bị trừng trị nặng nề bởi hai chữ Hoàng Sa đó?  

-Cuối cùng, theo ư kiến của nhiều nhà truyền thông, báo chí, và một số Niên Trưởng, việc bỏ đi hai chữ Trường Sa là gián tiếp ủng hộ Trung Cộng, một mai khi thế hệ sau này có cố gắng đ̣i lại hai quần đảo này, th́ Trung Cộng có thể chỉ ra bằng chứng là chính người Việt (là các chiến hữu) đă không chấp nhận Trường Sa là của Việt Nam, và nếu có thể, th́ họ chỉ trả lời về vấn đề Hoàng Sa. Hơn nữa, các thế hệ sau, khi nh́n vào tấm bản đồ này, cũng chỉ biết đến Hoàng Sa là một tiền đồn, một điểm nóng của Việt Nam mà thôi. Cũng từ lá thư cuối cùng này, chúng tôi khẳng định là không nhất thiết phải có các đảo nhỏ, chưa bị Trung Quốc chiếm đóng, cũng như không cần phải có vĩ tuyến 17 như một số chiến hữu đă bầy ra. Ngoài ra, chúng tôi mong rằng ban vẽ họa đồ suy nghĩ lại và thiết kế tấm bản đồ vào một vị trí chính đáng hơn. Chúng tôi đề nghị tên của 74 Tử Sĩ được in đậm trên nền là tấm bản đồ Việt Nam, không để tấm bản đồ rời rẽ bên ngoài. Như vậy mới đúng là Tổ Quốc Việt Nam đang ôm các tử sĩ vào ḷng.   

Thông thường, tất cả chúng ta đều hiểu rằng: Để nhóm chữ TỔ QUỐC GHI ƠN bên trên tên của ai, tức là Tổ Quốc Ghi Ơn người anh hùng có tên bên dưới. Thí dụ như TỔ QUỐC GHI ƠN bên trên hàng chữ NHỮNG ANH HÙNG VÔ DANH, tức là Tổ Quốc ghi ơn những Anh Hùng Vô Danh. Ở đây, hàng chữ TỔ QUỐC GHI ƠN được đặt bên trên, rồi bên dưới có h́nh tấm bản đồ và lá cờ th́ có nghĩa là TỔ QUỐC GHI ƠN LÁ CỜ VÀNG, TỔ QUỐC GHI ƠN TẤM BẢN ĐỒ! TỔ QUỐC GHI ƠN TỔ QUỐC! Thật là kỳ quái!  

Rất chân t́nh mong các chiến hữu trong Nhóm được chỉ định để xây dựng Tượng Đài Tưởng Niệm các Tử Si hy sinh tại Hoàng Sa chấp nhận những ư kiến này, để bảo tồn được danh dự Tổ Quốc, cũng như nối lại t́nh Huynh Đệ chi binh giữa chúng ta, trong những ngày c̣n lại trong cuộc sống lưu vong này. Rất mong được tiếp tay với các chiến hữu cho ngày khánh thành Tượng Đài này được huy hoàng tối đa, đánh dấu sự hy sinh không những chỉ của 74 chiến sĩ Hải Quân mà c̣n là cả triệu Quân, Dân, Cán, Chính Việt Nam Cộng Ḥa trong cuộc chiến bảo vệ Tổ Quốc.  

Kính Chào Huynh Đệ.  

Tái bút: Để tránh ngộ nhận là chúng tôi muốn tranh dành công trạng, hoặc muốn tham gia vào Ủy Ban Xây Dựng, chúng tôi xác nhận: Một khi mà các chiến hữu xác nhận là sẽ thêm hai chữ TRƯỜNG SA vào bản đồ, là lập tức Ủy Ban Góp Ư sẽ tự động giải tán ngay.

*****

DANH  SÁCH MỘT SỐ HỘI ĐOÀN, ĐOÀN THỂ, CÁ NHÂN YÊU CẦU PHẢI ĐỂ ĐỊA DANH "TRƯỜNG SA" VÀO TẤM BẢN ĐỒ VIỆT NAM.

(Khi gây quỹ cho Tượng đài Tữ sỉ Hoàng Sa, đă có khoảng 1,000 cựu quân nhân Hải Quân trên khắp thế giới, đóng góp 85% trong số tiền $140,000 USD mà UBXD đă quyên góp được trong đó có cả những người trong UBGY. Phần lớn giữ thái độ im lặng trong sự tranh luận giữa Ủy Ban Góp Ư và Ủy Ban Xây Dựng. Điều này không có nghĩa là họ ủng hộ UBXD mà chỉ mong có sự đoàn kết trong nội bộ Hải Quân. Rất tiếc điều này không xảy ra. Câu chuyện tưởng rằng có thể giải quyết trong ṿng 1, 2 tuần đă trở thành bế tắc sau 6 tháng. UBGY đă quyết định nhờ Truyền thông, Báo chí và Cộng đồng để đưa vấn đề ra trước công luận).

 

Các hội đoàn:

(Bổ sung ngày 30.11.2019)

1)   Hội Hải quân & Hàng hải Pháp Quốc

2)   Hội Hải quân & Hàng hải Đức Quốc

3)   Hội Hải Quân & Hàng Hải San Diego

4)   Gia Đ́nh Hải Quân & Hàng Hải New South Wales, Australia

5)   Hội Hải Quân & Hàng Hải Seattle

6)   Tổ đ́nh Việt Nam

7)   Cộng Đồng Người Việt San Diego

8)   Hội Hùng Sử Việt San Diego

9)   Hội Đền Hùng San Diego

10)  Tổ Đ́nh Seattle,Washington

11)   Chùa Khánh Long – thầy Thích Huệ Phương

12)   Giúp đỡ của Truyền thông: Radio TNT – Trần Trọng Nghĩa, Đài Hồn Việt TV, Tiếng hát hậu phương TTL-PHQ, Đài SBTN và các nhật báo: Viễn Đông, Người Việt, Việt Báo.

13)     Nhóm Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh: Trần Ngọc Thiệu, Chu Tất Tiến, Nguyễn Phú Hùng, Phùng Minh Tiến, Ngô Ngọc Trác.  

Các chiến hữu: Nguyễn Văn Ba, Phan Đ́nh Bá, Nguyễn Bảo, Bảy Vơ, Bùi Ngươn Bảy, Nguyễn Văn Bi, Trương Xuân B́nh, Nguyễn Bính, Trần Đ́nh Can, Trần Văn Căn, Dương Văn Châu, Nguyễn Văn Châu, Trần Đỗ Cẩm, Nguyễn Cần, bà Đào Quang Chính, Đỗ Văn Chiểu, bà Nguyễn Chinh, Lê Bá Chư, Trần Đức Cử, La Thành Danh, Đào Dân, Hoàng Thế Dân, Nguyễn Dee, Đồng Văn Dũng, Nguyễn Phùng Duyên, Trương Quư Đô, Thềm Sơn Hà, Hồ Hải, bà Nguyễn Thanh Hải, Trần Chấn Hải, Nguyễn Chánh Hàm, Đặng Đ́nh Hiệp, Đào Quang Hiển, Nguyễn Vơ Hiệp, Nguyễn Văn Hoa, Trần Đ́nh Ḥa, Nguyễn Hội, Dương Hồng, Vơ Văn Huệ, Nguyễn Văn Hùng, Lê Quư Huy, Phạm Công Khanh, Nguyễn Văn Kiệt, Nguyễn Johnny, Nguyễn Khoa, Phạm Quốc Nam, Phạm Văn Lai, bà Nguyễn Phương Lan, Huỳnh Lân, Nguyễn Trần Lê, bà Nguyễn Thị Lệ, bà Điệp Mỹ Linh, Đặng Thanh Long, Trần Trọng Lộc, Châu Đ́nh Lợi, Đặng Vũ Lợi, Nguyễn Lực, Hà Ngọc Lưu, Bùi Đức Ly, Đoàn Ngọc Lư, Nguyễn Thiện Lư, Đoàn Măn, Đặng Văn Mỹ, bà Nguyễn Tuyết Nga, Phạm Ninh, Nguyễn Văn Moch, Hà Huy Nhẫm, Trần Văn Nhơn, bà Hồ Nhung, Hoàng Trọng Phạm, Nguyễn Văn Pháp, Vơ Phát, Nguyễn Văn Phảy, Cao Thanh Phong, Đào Trung Phú, Phan Quang Phúc, Nguyễn Thành Phước, Vũ Xuân Phương, Nguyễn Duy Quang, Đặng Văn Quảng, Đỗ Ngọc Quảng, Quách Quảng, Nguyễn Văn Quư, bà Nguyễn Văn Sơn, Trần Trọng An Sơn, Trần Đức Thanh, Nguyễn Trung Tâm, Bùi Văn Tẩu, Trần Vĩnh Thọ, Đinh Thoại, John Thư Bùi, Đỗ Kim Tiến, Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Trọng Tiến, Trần Văn Tin, Nguyễn Gia Thọ, Nguyễn Văn Tranh, Nguyễn Mạnh Trí, Đinh Quang Truật, Trần Đại Trung, Trần Anh Tuấn, Hà Quang Tự, Lê Tuyên, Nguyễn Toàn Vẹn, Ngô Việt, Nguyễn Huy Việt, bà Lê Yến, Chu Bá Yến.  

Thân hữu: Nguyễn thị Hương Cẩn, Hồ Hưng Dũng, Duy Đỗ, David Ngụy, Tiền Tấn Đạt, Đào Công Hiệp, Nguyễn Kim Hoa, Hoạch Trần, Trần Khang, Đào Thái Lan, Kim Minh Long, Mưu Trần, Nguyễn Mỹ, Nga Nguyễn, Trần Nicolas, Phạm Nguyệt, Trần Nguyệt, , Nghè Phan, Nhung Nguyễn, Phi Yến Tử, Trần Kim Phượng, Sơn Trần, Thúy Hoàng, Phoenix Lê, Nhạc sĩ Mộng Long, Lê Thanh Phương, Lê Tâm, Đinh Thiên Tân, Nguyễn Phương Thảo Meca, Nguyễn Tấn Hoàng Thi, DT Thống, Ngô Thu, Nguyễn Trần Vương Thơ, Đặng Kim Trang, Lê Thanh Tùng, Vân Huỳnh.    

Hậu duệ: cô Đỗ Kiều Giang, An Trần, Cathy Nguyễn, Cindy Elderman, Sông Trà Câu, Du Trịnh, Huyền Đỗ, Đông Trần, Hương Trần, Lê Minh Hữu, Khôi Trần, Jack Phạm, Lee Nguyễn, Liên Nguyễn, Long Wilhern Nguyễn, Thanh Ngọc, Phi Trần, Quang Thành Trương, Quân Phạm, Quyên Nguyễn, Quyên Trần, Trường Sa, Sam Trần, Lưu Thái, Thanh Thiên, Thảo Đỗ, Thuận Lê, Thuỷ Trần, Ngọc Trần, Thủy Nhiên Nguyễn, Tiến Đỗ, Tina Lê, Trang Trần, Nguyễn Chí Trung, Tuấn Lê, Vương Hoàng, Yến Kim,   

Chu Tất Tiến – Nguyễn Mạnh Trí.

 

·       Nam Sơn <namsn738@yahoo.com>

To: Lư Kiếm Lỹ,Lễ Văn Lưu,Lộ 26 Vũ,My 24 N Nguyễn,Mỹ Nguyễnand 92 more...

Nov 26 at 5:41 PM

NGỤY QUÂN TỬ

Trong truyện Tiếu Ngạo Giang Hồ của tác giả Kim Dung , Ông đã dựng lên nhân vật “Quân tử kiếm Nhạc Bất Quần ...Mà thời gian gần đây trong anh em cựu HQ chúng ta có một nhân vật đang chạy theo tôn là sư phụ ...Vì chỉ là học trò mấy mươi đời của tên “ Ngụy quân tử “ bởi thế cách hành xử còn quá non kém chỉ được mồm mép phun ra những câu thiếu đầu mất đuôi ….Câu sau chửi bố câu trước như một tên mất trí ...Nhân vật Nhạc Bất Quần là ngụy quân tử ai cũng biết, nhưng mãi tới khi đọc xong cuốn tiểu thuyết võ hiệp kỳ tình TIẾU NGẠO GIANG HỒ thì độc giả mới té ngửa, nhận ra thằng cha này là ngụy quân tử ….Hay nói khác đi bà vợ một hôm thức dậy thấy những râu của chồng rụng quá nhiều trên gối thì lúc đó bà mới phát giác ra, thằng chồng khốn nạn đã lén luyện “ Tịch Tà Kiếm pháp “ thế mà miệng cứ leo lẻo nói rằng tịch tà kiếm phổ đã bị tiêu hủy mất rồi …

Tại sao tôi lại so sánh nhân vật HQ của chúng ta với Nhạc Bất Quần ...Thưa tên này mồm cũng leo lẻo nói rằng Đừng cắt bỏ Trường Sa trên bản đồ VN mặc dù đã nhiều người nói với hắn không ai có quyền cắt bỏ Trường Sa nhưng vì Đài Tưởng Niệm các anh hùng tử sĩ Hoàng Sa, nên không cần có quần đảo Trường Sa xuất hiện sợ có thể lầm lẫn với trận chiến khác xẩy ra năm 1988 hay nói rõ hơn vào năm 1988 thì HQ Việt Cộng bị điều ra Trường Sa làm bia đỡ đạn chứ chẳng có trận chiến nào cả …

Tuy thế tên này vẫn cứ một mực xách động chuyển vào diễn đàn của anh em HQ Cửu Long những bài viết rác rưởi mà hắn thâu lượm ở khắp nơi (tuy thế cũng chỉ tìm được chừng hơn mười tác giả ) viết những bài hỗn láo nặng văn hóa thô tục ...Cùng hăm dọa như đòi sơn xịt hay vẽ bậy trên đài tưởng niệm sau khi khánh thành ….Hành động ngu xuẩn này có thể khiến hắn chịu trăm trượng, nếu hắn sống ở Singapore. Còn ở Hoa Kỳ thì rẻ cũng là một năm tù ở ….Sau đó hắn chuyển những bài của nhà văn DML một nhà văn đã nhờ vào HQ mà khá nổi tiếng , nhưng bây giờ thì đã không còn một liên quan gì đối với HQ vì chồng bà là ông Hồ Quang Minh(k.8HQ) khi còn sống hai người đã ly dị và thời gian trước lúc ông mất cũng đã kết hôn với người khác ...Bây giờ bà này vẫn còn cay cú bởi thế được dịp đánh phá HQ ( Nơi mà đã cho bà sân chơi ).Là bà chống phá tứ tung như sẵn sàng chụp mũ những quí vị sĩ quân cao cấp Khóa 4 HQ chẳng hạn bà viết đài tưởng niệm này mang về sân sau của các vị SQ này mà để ….Hoặc tên này sẵn sàng chuyển những bài viết đòi truất phế HT Hội Ái Hữu HQ/ CL cùng UBXD/TĐHS….Tất cả ba điều vừa nêu trên chỉ toàn là phá hoại nhưng hắn già họng nói rằng góp ý để xây dựng

Hắn còn mang cả những bài viết từ báo Người Việt vào để nhằm chửi bới HQ như bài MẠ THỦ ... Nhưng khi hắn thích thú thì quả thật hắn không biết rằng hắn đang chửi hắn, ai là người chuyển bài nhiều, chửi bới lắm trong thời gian gần đây. Vậy ai là Mạ Thủ … Hắn cho rằng các đàn em hỗn láo với bậc đàn anh đã từng xông pha trước hòn tên mũi đạn từ Nam ra Bắc …

Vâng quả thật ông này có thời gian làm thuyền trưởng PT trong lực lượng Sở Phòng Vệ Duyên Hải … nhưng đây chỉ là chuyện xửa chuyện xưa … Chúng ta không thấy tướng Không Quân cao bồi Nguyễn Cao Kỳ cũng đã từng bay ra bắc thả bom và lại còn làm tới phó tổng thống VNCH thế mà khi về VN làm ăn với Việt Cộng thì không hẳn công đồng người Việt ở đây tẩy chay lên án mà ngay cả những người lính Không Quân cũng hầu hết khai trừ hắn khỏi hàng ngũ đấy sao ! Thậm chí khi chết không có chỗ cho lưu hũ tro.

Cái ông chỉ huy cao cấp từng xông pha từ Nam ra Bắc này có khác gì ... Ông đã từng về VN hùng hạp làm ăn nhưng không may chẳng thành công nên bỏ chạy, nay vẫn còn chứng nào tật ấy … Muốn tâng bốc lấy điểm. Mong có ngày trở lại hầu làm ăn tiếp đây mà, không vậy sao ông ta ra tối hậu thư cho UBXD/TĐHS với lời lẽ hoàn toàn hợp tình hợp lý với đảng cộng sản như :

4) Việc để quốc kỳ VNCH sau bản đồ Việt Nam về phương diện lịch sử không được hợp lư nhưng trong giai đoạn hiện tại chúng ta vẫn để nguyên. Các thế hệ mai hậu, quốc nội cũng như hải ngoại sẽ quyết định chuyện này trong tương lai. Dân tộc trường tồn c̣n chế độ chỉ là giai đoạn

Chiều hôm qua không ai đánh, hắn tự khai rằng phần dưới lưng quần ….chắc là “vung dao tự thiến” Học theo đại sư Phụ Nhạc Bất Quần đấy mà Chắc chúng ta không cần chờ đợi lâu ...Râu hắn sẽ rụng sạch vì có thấy không, thời gian gần đây hắn đi cặp đôi với người bạn đồng khóa nổi tiếng ở vùng này mà hầu như ai cũng biết
Chúng ta không thể cấm tên Ngụy Quân tử này xử dụng địa chỉ email của anh em Cửu Long , nhưng chúng ta có thế vất tất cả những email của hắn vào thùng rác, khi hắn chuyển bài đến với chúng ta , đừng thèm đọc thế là yên chuyện ….Mong lắm thay !

Sơn Nam

*****

·       Tri Nguyen <prototri2012@yahoo.com>

To:Lư Kiếm Lỹ,Lễ Văn Lưu,Lộ 26 Vũ,My 24 N Nguyễn,Mỹ Nguyễnand 92 more...

Nov 27 at 7:48 AM  

November 27, 2019.  

Kính gởi ông Nam Sơn,  

Xin lổi tôi không biết ông là ai nhưng tôi có đọc bài viết của ông gởi nhà văn Chu Tất Tiến. Cám ơn ông đă so sánh tôi với nhân vật Nhạc Bất Quần nhưng tôi không có đủ hào quang để trở thành nhân vật này. Trong Hải Quân chúng tôi đă có 2 sĩ quan cao cấp được đàn em so sánh với nhân vật này. Tôi vừa viết xong một hồ sơ mà tôi thu gọn lại c̣n 2 trang và hôm nay tôi gởi cho ông. Ông có quyền vất vào sọt rác nhưng hy vọng rằng ông gởi cho các vị trong UBXD cũng như tôi gởi bài viết của ông cho những thân hữu trong Hải Quân VNCH.  

Nguyễn Mạnh Trí  

*****  

PHẢN HỒI VỀ NHỮNG CÁO BUỘC

Cách đây 2, 3 tháng, một số cựu sĩ quan Hải Quân yêu cầu tôi phụ giúp Ủy Ban Góp Ư trong việc tranh luận thêm Quần đảo Trường Sa vào bản đồ Việt Nam. Có thể do sự gợi ư của vài Niên trưởng thâm niên nào đó, UBXD đă dùng một số “dư luận viên” tấn công tôi tới tấp trong 3 vấn đề:

·       Tôi bỏ chạy khi di tản tại Đà Nẳng vào cuối tháng 3, 1975.

·       Vấn đề tôi về Việt Nam làm việc hơn một năm 1997-1998.

·       Vấn đề cờ VNCH sau bản đồ Việt Nam trong tượng đài 2019 tại Westminster.

Sau khi về hưu năm 2005, tôi có viết một cuốn hồi kư khá dày về cuộc đời ḿnh. Bài này chỉ tóm lược hồi kư khoảng vài chục trang xuống c̣n 2 trang để tập trung vào chủ đề tôi muốn nói.

TÔI BỎ CHẠY KHI DI TẢN TẠI ĐÀ NẲNG THÁNG 3, 1975

Sau đây là tóm lược những điều Đô Đốc Thoại viết về tôi trong cuốn “Can Trường Trong Chiến Bại” - Ấn bản 2 năm 2010:

ü Trang 229 về việc Đô Đốc Thoại giao Đặc lịnh Truyền Tin cho Trung uư Ngọc: …. “Thôi được anh theo Tư lịnh phó đi.” Trung úy Ngọc nói: “Dạ thôi tôi ở lại với Tư lịnh.” Một lần nữa, tôi nhất quyết bắt anh đi theo đại tá Hội ra soái hạm đang ở ngoài vịnh. Quyết định của tôi là một quyết định hết sức tai hại, v́ tôi có 2 bản Đặc Lịnh Truyền Tin (dùng để liên lạc với tất cả đơn vị Hải quân tại Vùng 1), một bản Trung úy Ngọc giữ, v́ là sĩ quan tùy viên của tôi, một việc mà lúc đó tôi không nhớ đến. Bản Đặc lịnh thứ hai, tôi giao cho Trung tá Nguyễn Mạnh Trí, chỉ huy trưởng Hải Đội 1 Duyên Pḥng, có trách nhiệm rước tôi bằng mọi giá, khi khẩn cấp. Khoảng 9 giờ đêm, địch bất th́nh ĺnh pháo kích ồ ạt bằng đại bác vào ngay Căn cứ Hải Quân, Trung tá Trí đi trên tuần duyên đỉnh Bùi Viết Thanh (HQ 715) t́m cách cặp vào cầu căn cứ để rước tôi nhưng không kết quả v́ các cầu tàu đều nghẹt quân và dân t́m cách ra biển, nguy hiểm nhất là nhiều binh sĩ dùng vũ khí cá nhân bắn vào chiến đỉnh hải quân để xin cập vào cứu họ, nên chiến đỉnh của Trung tá Trí không cách nào vào cặp cầu được.

ü Trang 241-242 nói về việc Đô Đốc Thoại, chuẩn tướng Bùi Thế Lân của TQLC và tùy tùng phải di tản bằng đường bộ qua băi Tiên Sa rồi được một chiến thuyền của Duyên đoàn 12 vớt.

ü Trang 244 nói về t́nh h́nh sáng 29/3: Trong khi Bộ Tư Lịnh Hải Quân tại Sài G̣n liên lạc với chiến hạm Trần B́nh Trọng và 26 chiến hạm và chiến đỉnh hiện diện tại vùng biển Đà Nẵng, nhưng không một đơn vị nào báo cáo sự hiện diện của Đô Đốc Thoại.

Những điều nói ghi trên nói rơ những sự thật:

1)   Đô Đốc Thoại không có đặc lệnh truyền tin liên lạc với tôi.

2)   Tôi đă hết sức t́m cách cặp vào cầu căn cứ để rước Đô Đốc Thoại nhưng không có kết quả.

3)   Tôi quyết định dẫn đơn vị xuôi Nam v́ mất liên lạc với BTL Vùng, không c̣n lựa chọn nào khác.

VỀ LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM NĂM 1987

Qua Cali năm 1980 sau 5 năm vừa đi làm vừa đi học tại Charleston, South Carolina, tôi di chuyển qua Orange County làm Quality Engineer cho hăng Unisys là hăng chế tạo Computer khá lớn của Hoa Kỳ. Đến năm 1996, phân bộ sản xuất của Unisys tại Orange County phải đóng cửa v́ không thể cạnh tranh nổi với Trung Quốc. Một người bạn giới thiệu cho tôi một công ty Mỹ đang có ư định lập đầu cầu tại Việt Nam. Như ai cũng biết, làm việc cho các công ty đa quốc gia th́ họ chỉ định nhiệm sở nào cho ḿnh th́ phải tuân theo. Quyền lựa chọn là của ḿnh.

ĐÀI TƯỞNG NIỆM TỮ SỈ HOÀNG SA TẠI WESTMINSTER 2019

Cách đây mấy tháng, anh CBY có gởi cho tôi bản đồ Việt Nam trong cuộc chiến 1960-1975 trên tượng đài Vietnam War History Monument. Bản đồ Việt Nam phản ảnh thực sự t́nh trạng cuộc chiến Việt Nam với 2 miền Việt Nam, vĩ tuyến 17 và 2 Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

KẾT LUẬN  

Khá nhiều anh em trong UBGY khuyên tôi nên đặt vấn đề đưa Quần đảo Trường Sa vào bản đồ Việt Nam là ưu tiên chính, đừng cần để ư những chuyện UBXD dùng các “dư luận viên vô danh” tấn công tôi và các anh em trong nhóm. Với sự thường t́nh của một con người, tôi nghĩ rằng các Niên Trưởng khóa 4 bị vài người trong UBXD lợi dụng. Thay v́ nghiên cứu rỏ ràng vấn đề và khuyến cáo cả 2 bên để đi đến sự đồng thuận trong nội bộ Hải Quân th́ các Niên Trưởng lại chính thức ủng hộ UBXD. Dù sao, những cáo buộc sắp đến của Truyền Thông, Cộng Đồng, đồng bào Quốc Nội và Hải Ngoại th́ quư Niên Trưởng khóa 4 cũng phải gánh vác một phần trách nhiệm.  

Nguyễn Mạnh Trí

E-Mail: prototri2012@yahoo.com

Tu chỉnh: November 27, 2019  

Tái bút: Để tránh ngộ nhận là chúng tôi muốn tranh dành công trạng, hoặc muốn tham gia vào Ủy Ban Xây Dựng, chúng tôi xác nhận: Một khi mà các chiến hữu xác nhận là sẽ thêm hai chữ TRƯỜNG SA vào bản đồ, là lập tức Ủy Ban Góp Ư sẽ tự động giải tán ngay.

 

Trở lại