Sáu mươi bảy năm nh́n lại

Từ Bảo Đại đến Hồ Chí Minh:  

HAI BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP  

                                                                      Phạm Cao Dương

 

Trong lich sử tranh đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ hai mươi, hai lần nước ta đă được các nhà cầm quyền đương thời chính thức tuyên bố độc lập. Lần thứ nhất vào ngày 11 tháng 3 năm 1945 bởi Hoàng Đế Bảo Đại và lần thứ hai vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 bởi Chủ tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa Hồ Chí Minh. Hai lần cả thảy, nhưng đa số người Việt chỉ biết hay chỉ được học có một lần. Họ chỉ biết hay chỉ được học bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 mà không biết hay không được học bản tuyên ngôn của Bảo Đại ngày 11 tháng 3. Lịch sử do đó chỉ được biết có một nửa thay v́ toàn vẹn. Bài này nhằm bổ khuyết cho t́nh trạng thiếu sót đó, đồng thời phân tích nội dung và ư nghĩa của từng bản.

 TUYÊN NGÔN CỦA HOÀNG ĐẾ BẢO ĐẠI

 Hoàn cảnh được công bố

             Bản tuyên ngôn độc Lập của Hoàng Đế Bảo Đại được công bố ngày 11 tháng 3 năm 1945, hai ngày sau khi Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương và sau một thời gian dài hơn bốn năm, từ tháng 9 năm 1940, sau khi quân Nhật vào phần đất này của Đông Nam Á, gần năm tháng trước khi Nhật Bản đầu hàng và Thế Chiến Thứ Hai kết thúc. Trong thời gian này Việt Nam bị sống dưới sự cai trị của cả người Pháp, từ sau khi Ḥa Ước 1884 được kư kết, lẫn người Nhật, từ ngày 22 tháng 9 năm 1940, với một hậu quả khủng khiếp là Trận Đói Tháng Ba Năm Ất Dậu. Hoàn cảnh này đă làm cho không chỉ riêng những người Cộng Sản, vốn chủ trương đánh đổ chế độ quân chủ để cướp hay giành chính quyền (chữ của chính người Cộng Sản) để từ đó thực thi cách mạng vô sản mà luôn cả những người không những không có cảm t́nh với chế độ quân chủ đương thời mà c̣n chủ trương lật đổ chế độ này để thay thế bằng một chế độ dân chủ, không nh́n nhận giá trị đích thực của của bản tuyên ngôn này. Lư do là v́ Bảo Đại luôn luôn bị coi như một ông vua bù nh́n, trước kia trong tay người Pháp và lúc đó trong tay người Nhật. Theo họ trước kia người Pháp bảo sao, ông làm vậy và sau đảo chính 9 tháng 3 năm 1945, người Nhật bảo ông tuyên bố độc lập th́ ông tuyên bố độc lập, thế thôi. Người ta hiểu hay được học đơn giản như vậy. Nền độc lập mà Bảo Đại tuyên bố theo họ chỉ là do người Nhật ban cho và bản tuyên ngôn của ông chẳng có một giá trị ǵ trong lịch sử đấu tranh giành độc lập của người Việt. Thực chất của nó chỉ là sự tuyên bố công khai việc thay thầy đổi chủ của triều đ́nh Bảo Đại”[1] không hơn không kém. Nhiều người lại viện lư do là nền độc lập này chưa hàn toàn. Sự thực không đơn giản như vậy. Người Nhật có lư do làm đảo chính lật đổ người Pháp và Bảo Đại có lư do phải chấp nhận yêu cầu của người Nhật tuyên bố Việt Nam độc lập. Lư do của Bảo Đại đă được ông giải thích khi tiếp kiến Trần Trọng Kim và cố gắng thuyết phục ông này chấp nhận làm thủ tướng đầu tiên của chính phủ Việt Nam độc lập. Nguyên văn câu nói của Bảo Đại được Trần Trọng Kim kể lại như sau:  

            -”Trước kia nước Pháp giữ quyền bảo hộ nước ta, nay đă không giữ được nước cho ta, để quân Nhật đánh đổ, vậy những điều trong hiệp ước năm 1884 không có hiệu quả nữa, nên Bộ thượng thư đă tuyên hủy hiệp ước ấy. Trẫm phải dứng vai chủ trương việc nước và lập chính phủ để đối phó mọi việc.”[2]

             Người ta cần phải nhớ là hơn mười năm trước đó, sau khi du học từ Pháp về tới Huế được hai ngày, ngày tháng 10 tháng 9 năm 1932, Bảo Đại đă ra Dụ số 1 tuyên bố chấp chính và khẳng định chế độ quân chủ của Nam Triều hủy bỏ Quy Ước 6 tháng 11 năm 1925 do Hội Đồng Phụ Chính, đứng đầu là Tôn Thất Hân, kư với Toàn Quyền Đông Dương thời ông c̣n nhỏ tuổi và đang du học bên Pháp, tước bỏ hầu hết các quyền hành c̣n lại của nhà vua trừ các quyền có tính cách nghi lễ, ân xá, sắc phong, tế lễ...kèm theo nhiều dụ khác nhằm thực hiện những cải cách qui mô trong nền hành chánh của chính phủ Nam Triều, nhưng đă bị người Pháp ngăn cản và bị thất bại.  Đảo chính 9 tháng 3 năm 1945 và lời yêu cầu tuyên bố độc lập của người Nhật dù ǵ đi chăng nữa cũng là điều vị hoàng đế c̣n trẻ tuổi từ lâu mong đợi. Ngoài ra theo nhận định và giải thích nhằm thúc đẩy Trần Trong Kim chịu khó lập chính phủ mới. Ông nói :

             -“Trước kia người ḿnh chưa độc lập. Nay có cơ hội, tuy chưa phải độc lập hẳn, nhưng ḿnh cũng phải tỏ ra có đủ tư cách để độc lập. Nếu không có chính phủ th́ người Nhật bảo ḿnh bất lực, tất họ lập cách cai trị theo thể lệ nhà binh rất hại cho nước ta. Vậy ông nên v́ nghĩa vụ cố lập thành một chính phủ để lo việc nước.”[3]

 Hai tiếng “cơ hội” Bảo Đại dùng ở đây cho ta thấy từ lâu ông đă mong có dịp này. Đồng thời ông cũng hiểu rằng nền độc lập mà ông tuyên cáo chưa phải độc lập hẳn”. Chưa hết, tuyên bố rồi ông c̣n nói tới nhu cầu “phải tỏ ra có đủ tư cách để độc lập” và nhất là để tránh không cho người Nhật “lập cách cai trị theo thể lệ nhà binh rất hại cho nước ta”, một sự e ngại chỉ có những người có kiến thức về lịch sử và chính trị học mói biết được. Ngoài ra những tiếng “rất có hại cho nước ta” cũng cho người ta thấy đối tương của hành động tuyên cáo độc lập của ông không phải là ngôi vua mà là đất nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam, đất nước của ông và thần dân của ông. Cái nh́n và quan điểm này cũng như sự hiểu biết của ông về t́nh h́nh thế giới và thế tất bại của người Nhật về sau đă được ông nói rơ trong hồi kư của ông. Riêng đối với người Nhật, ông đă không tin tưởng ở họ cũng như chiêu bài Đại Đông Á của họ. Nói cách khác Bảo Đại ở vị thế phải chấp nhận nhập cuộc dù ông hiểu rơ sự phức tạp của vấn đề. Phần khác như ông cũng nói tới trong hồi kư của ông: Độc lập là ước mơ của tất cả mọi người Việt Nam thời đó.

 Nội dung bản Tuyên ngôn

             Đây là một bản văn tương đối ngắn so với những bản văn cùng loại, nhằm ba mục tiêu chính yếu là hủy bỏ một ḥa ước Triều Đ́nh Huế trước kia đă kư với nước Pháp, tuyên bố Việt Nam độc lập, đứng vào khối Đại Đông Á trong chương tŕnh phát triển chung, đồng thời bày tỏ sự tin tưởng vào “ḷng thành” của nước Nhật với nguyên văn như sau:

             Cứ t́nh h́nh chung trong thiên hạ, t́nh thế riêng cơi  Đông Á, chính phủ Việt Nam tuyên bố từ ngày này điều ước bảo hộ với nước Pháp băi bỏ và nước Nam khôi phục quyền độc lập.

            Nước Việt Nam sẽ gắng sức tự tiến triển cho xứng đáng một quốc gia độc lập và theo như lời tuyên ngôn chung của Đại Đông Á, đem tài lực giúp cho cuộc thịnh vương chung.

            Vậy Chính Phủ Việt Nam một ḷng tin cậy ḷng thành ở Nhật Bản đế quốc, quyết chí hợp tác với nước Nhật, đem hết tài sản trong nước để cho đạt được mục đích như trên.[4]

             Bản Tuyên Ngôn được đề ngày 11 tháng Ba năm 1945 tức ngày 27 tháng Giêng năm Bảo Đại thứ 20 được Bảo Đại kư tên với sáu thượng thư phó thự. Sáu vị nthương thư gồm có: Phạm Quỳnh, bộ Lại, Hồ Đắc Khải, bộ Hộ, Ưng Úy, bộ Lễ, Bùi Bằng Đoàn, bộ H́nh, Trần Thanh Đạt, bộ Học, và Trương Như Định, bộ Công. Theo Bảo Đại đây là lần đầu tiên trong lịch sử một văn kiện được kư bởi nhà vua và tất cả các nhân vật quan trọng nhất trong triều đ́nh.[5]

             Đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập này của Bảo Đại, người ta cần chú ư tới những chi tiết sau đây:

             Thứ nhất: Bản tuyên ngôn được mở đầu bằng quyết định hủy bỏ một điều ước đă được kư kết trước đó mà v́ t́nh h́nh biến chuyển, một trong hai phía đă không tôn trọng những ǵ ḿnh đă kư kết hay không thực thi được những ǵ ḿnh đă kư kết trong một sinh hoạt quốc tế. Điều ước bị hủy bỏ ở đây là Ḥa Ước Giáp Thân được kư kết giữa Triều Đ́nh Huế và người Pháp ngày 6 tháng 6 năm 1884, đặc biệt hai điều khoản của ḥa ước này  là điều khoản thứ nhất, theo đó Việt Nam công nhận và chấp nhận Quyền Bảo Hộ của nước Pháp và điều khoản thứ mười lăm, theo đó nước Pháp cam kết bảo đảm sự toàn vẹn  lănh thổ của các xứ do vua Việt Nam cai trị và bảo vệ nhà vua chống lại những sự xâm nhập từ bên ngoài  và những cuộc  nổi loạn từ bên trong..[6]. Sự hủy bỏ này phải được hiểu là do người Pháp bất lực không bảo vệ được Việt Nam trước sự bành trướng của quân đội Nhật và cuối cùng là chính người Pháp đă bị người Nhật lật đổ trong cuộc Đảo Chính ngày 9 tháng 3 năm 1945. Sự hủy bỏ này cũng có tính cách đơn phương từ phía Bảo Đại với tư cách là người kế vị chính thống của Triều Đ́nh Nhà Nguyễn căn cứ vào những ǵ đă xảy ra vào thời điểm này. Điểm  cần được lưu ư ở đây là từ ngữ ḥa ước trong văn kiện này được dùng theo số ít, trong tiếng Việt, không có chữ “các” hay “những” đi kèm và trong tiếng Pháp không có chữ “s” theo sau.  Điều này có nghĩa là bản tuyên cáo chỉ hủy bỏ ḥa ước bảo hộ tức Ḥa Ước Giáp Thân 1884 mà thôi thay v́ hủy bỏ tất cả các ḥa ước đă được kư kết trước đó. Đó là các Ḥa Ước Nhâm Tuất 1862 và Ḥa Ước Giáp Tuất 1874 liên hệ tới xứ Nam Kỳ theo đó xứ này đă bị nhường dứt cho người Pháp và trở thành thuộc địa của họ, không c̣n thuộc quyền cai trị của Vua và Triều Đ́nh Huế nữa. Vấn đề thâu hồi xứ Nam Kỳ do đó chưa được giải quyết ngay nhưng đă trở thành mối bận tâm và một phần hành quan trọng của chính Bảo Đại ngay từ buổi nhà vua tiếp kiến Đại Sứ Nhật Yokoyama và của Chính Phủ Trần Trọng Kim trong gần suốt thời gian chính phủ này tồn tại. Xứ Nam Kỳ chỉ được người Nhật trao trả trong những ngày cuối của chính phủ này và chỉ chính thức trở về với lănh thổ quốc gia Việt Nam ngót năm năm sau, vào giữa tháng 6 năm 1949, và do Bảo Đại với tư cách Quốc Trưởng tiếp nhận từ  tay người Pháp. Đây cũng là một sự kiện ít người biết đến. Hai chữ “độc lập” đă được sử dụng (nước Việt Nam khôi phục quyền độc lập) và nhà vua đă dùng danh từ tuyên ngôn độc lập (proclamation d’indépendance) khi nói tới văn kiện này trong hồi kư của ông.[7]

             Thứ hai: ”Nước Việt Nam sẽ gắng sức tự tiến triển cho xứng đáng một quốc gia độc lập....giúp cho cuộc thịnh vượng chung.” Câu này xác định phương thức hoạt động nhằm thực hiện tư cách độc lập (tự phát triển như một quốc gia độc lập không phụ thuộc vào nước ngoài cho xứng đáng một quốc gia độc lập) và thế đứng của Việt Nam trên trường quốc tế (tự coi ḿnh là một phần tử Đại Đông Á, đem tài lực giúp cho cuộc thịnh vượng chung). Nên để tới khẩu hiệu Châu Á của Người Á do người Nhật đưa ra trong thời gian này, một khẩu hiệu hàm chứa sự độc lập của các nước Á Châu lúc đó c̣n là thuộc địa của các đế quốc Âu Châu. Đây cũng là một cách nói trước một cách khéo léo để ngăn chặn trước sự can thiệp vào nội t́nh Việt Nam của người Nhật.

             Thứ ba: “Chính phủ Việt Nam một ḷng tin cậy ḷng thành ở Nhật Bản đế quốc...”. Câu này nhằm buộc chặt lời hứa của người Nhật bằng cách nhấn mạnh vào sự trung thành với những ǵ họ đă nói, với quan niệm trung thành như một truyền thống chung của các dân tộc Á Đông.

             Thứ tư: quyết chí hợp tác với nước Nhật đem hết tài sản trong nước để cho đạt được mục đích như trên.” Mục đích như trên là mục đích ǵ? Phải hiểu mục đích này bao gồm hai phần là “tự tiến triển cho xứng đáng một quốc gia độc lập”“giúp cho cuộc thịnh vương chung” như là một phần tử của khối Đại Đông Á chứ không phải cho Đế Quốc Nhật Bản hay rơ hơn nữa là choriêng nước Nhật.

             Nói cách khác, đây là một bản văn tuy ngắn ngủi, cô đọng nhưng rất quan trọng v́ nó vừa mang tính cách pháp lư, có liên hệ tới nhiều văn kiện ngoại giao khác đă được  h́nh thành trước đó, vừa biểu lộ chủ trương của một quốc gia được trao trả độc lập trong một hoàn cảnh không nhận không được, vô cùng tế nhị và phức tạp vào lúc  t́nh h́nh thế giới biến chuyển quá nhanh và hoàn toàn bất lợi cho quân đội và quốc gia đảm nhận sự trao trả nền độc lập này. Mỗi điều nói ra, mỗi chữ được viết đều đ̣i hỏi người soạn thảo phải vô cùng thận trong và ước tính kỹ càng.

 Ai là tác giả của bản tuyên ngôn này?

             Người được nói đến nhiều nhất là Phạm Quỳnh, lúc đó đang giữ chức thượng thư bộ lại. Điều này có nhiều phần đúng nếu người ta để ư tới khả năng nghị luận và viết văn, viết báo kèm theo sự hiểu biết và kinh nghiệm của một học giả, một người làm báo, và sau đó là một ngự tiền văn pḥng tổng lư của nhà vua cũng như  thượng thư bộ lại trước đó. Nó cũng được Phạm Khắc Ḥe, đương thời là ngự tiền văn pḥng tổng lư của Bảo Đại, trong hồi kư của ông này xác nhận.[8] Ngoài ra ta không c̣n một tài liệu nào khác nói về sự kiện này.

 BẢN TUYÊN NGÔN CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG H̉A HỒ CHÍ MINH

 Hoàn cảnh được công bố

             Bản tuyên ngôn này đă được Hồ Chí Minh một ḿnh soạn thảo, một ḿnh đứng tên và đọc tại Quảng Trường Ba Đ́nh ở Hà Nội vào buổi chiều ngày 2 tháng Chín năm 1945, ngót năm tháng sau bản tuyên ngôn của Bảo Đại, hơn hai tuần lễ sau khi Nhật Bản đầu hàng, mười ba ngày sau khi Việt Minh cướp được chính quyền ở Hà Nội và hai ngày sau khi Bảo Đại chính thức thoái vị. V́ được công bố sau bản tuyên ngôn của Bảo Đại, sau khi người Nhật đă đầu hàng cũng như chế độ bảo hộ của người Pháp đă bị người Nhật lật đổ trước đó, bản tuyên ngôn này đă bị nhiều người cho là thừa, không cần thiết, chưa kể tới sự kiện là chính phủ mới do Hồ Chí Minh thành lập là kế vị chính phủ Nam Triều do Bảo Đại thoái vị nhường cho dựa theo chiếu thoái vị của Bảo Đại. Chiếu này đă được Hồ Chí Minh và chính phủ mới của ông chấp nhận. Chính Phủ Lâm Thời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa trong những điều kiện này đương nhiên kế tục những ǵ Bảo Đại và chính phủ Trần Trọng Kim đă làm trước đó, trong đó có Bản Tuyên Ngôn Độc Lập ngày 11 tháng 3 năm 1945. Lập luận như vậy là hoàn toàn hợp lư đứng trên phương diện công pháp quốc tế.  Một lập luận đơn giản và hoàn toàn dễ hiểu. Câu hỏi được đặt ra là Hồ Chí Minh, và những cộng sự viên của ông, khi đưa ra bản tuyên ngôn của ḿnh có biết là trước đó Bảo Đại đă làm công việc này rồi hay không? và biết như vậy tại sao ông lại c̣n làm lại việc đó một lần nữa?  Cho câu hỏi thứ nhất, câu trả lời là chắc chắn có; Hồ Chí Minh chắn phải biết là Bảo Đại trước đó đă tuyên cáo hủy bỏ ḥa ước bảo hộ 1884 rồi. Nhưng ông vẫn làm lại công việc này v́ ông có nhu cầu phải làm. Những nhu cầu đó là những nhu cầu ǵ? Thứ nhất là v́ từ lâu  toàn dân ai nấy đếu khao khát được thấy nước nhà độc lập, đúng như Bảo Đại đă viết trong hồi kư của ông, độc lập là ước mơ của mọi người dân Việt [9], cũng như nó được phản ảnh ở khắp nước ngay trước và sau ngày 2 tháng 9 năm 1945. Nói tới độc lập vào lúc đó là gơ đúng tần số của bất cứ một người dân Việt Nam nào từ đó đem lại công lao và thanh thế cho người chính thức công bố ra điều đó. Thứ hai là cho tới ngày 2 tháng 9 năm 1945, cái tên Hồ Chí Minh hoàn toàn xa lạ ở trong nước cũng như ở ngoài nước. Vơ Nguyên Giáp, một trong những cộng sự viên thân cận nhất của Hồ Chí Minh trong thời gian này, đă viết trong hồi kư của ḿnh rằng: Ba tiếng HỒ CHÍ MINH không bao lâu đă vang đi khắp thế giới với những truyền thuyết mà người ta thường dành cho các bậc vĩ nhân. Nhưng vào ngày hôm ấy, cái tên mới của Bác vẫn c̣n mới lạ với nhiều đồng bào. Số người biết Bác chính là đồng chí Nguyễn Ái Quốc khi đó không nhiều.”[10] Ngay vua Bảo Đại ngày 23 tháng 8 năm 1945, khi nhận được điện tín của của các ông Nguyễn Xiển, Nguyên Văn Huyên, Ngụy Như Kon-Tum và Hồ Hữu Tường nhân danh Ủy Ban Nhân Dân Cách mạng, yêu cầu nhà vua thoái vị nhường quyền lănh đạo quốc gia cho Chính Phủ Nhân Dân Cách mạng với chủ tịch là “Cụ Hồ Chí Minh” đă không biết Hồ Chí Minh là ai. C̣n Phạm Khắc Ḥe, người được Việt Minh gài vào cạnh nhà vua cũng không biết nốt, phải chạy đi hỏi Tôn Quang Phiệt, một đảng viên Cộng Sản, rồi Đào Duy Anh nhưng Tôn Quang Phiệt đi vắng và Đào Duy Anh lục  lọi, truy t́m các tài liệu, sách vở ông có nhưng cũng không ra tên này. Cuối cùng Vũ Văn Hiền, ở Bắc về mới xác nhận Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc.[11] Tuyên bố Việt Nam độc lập đối với Hồ Chi Minh vào thời điểm này do đó là cách tự giới thiệu ḿnh tốt nhất và hữu hiệu nhất vói toàn thể đồng bào và để được nh́n và được chấp nhận như là lănh tụ đầu tiên đă mang lại được độc lập cho tổ quốc và cho toàn dân Việt Nam, một nhu cầu tối cần thiết, dầu rằng nền độc lập này hoàn toàn không phải do ông hay do Mặt Trận Việt Minh tạo ra mà là do những biến cố khác của lịch sử, trong đó quan trọng nhất là Đảo Chính 9 tháng Ba năm 1945, trong đó người Nhật đă loại bỏ người Pháp, kèm theo là bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoàng Đế Bảo Đại nói trên, và cuối cùng là sự bại trận sau này của người Nhật. Chúng ta cũng cần để ư là đối với đa số người Việt Nam thời đó, ngày 2 tháng 9 là Ngày Độc Lập, đúng như Nguyễn Hữu Đang, người được Hồ Chí Minh chỉ định tổ chức ngày này,  gọi qua các văn thư chính thức ông đă gửi cho các cơ quan liên hệ, trong đó có thư gửi cho Thị Trưởng Hà Nội [12] và theo b́a in bản tuyên ngôn của bản đầu tiên  năm 1945, do Chủ Tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Hồ Chí Minh đọc trong Ngày Độc Lập”[13]. Nhưng đối với Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 c̣n có một ư nghĩa quan trọng hơn nữa.  Đó là ngày khép lại cuộc Cách mạng tháng Tám, và khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng ḥa”, theo lời ông nói với Nguyễn Hữu Đang, Chú phải nhớ...[14] Tại sao vậy? Tại v́ Hồ Chí Minh phải làm chuyện này trước khi quân Đồng Minh kéo vô Việt Nam, đặc biệt là thủ đô Hà Nội, nhằm đặt họ trước một sự đă rồi, không thể đảo ngược đươc.. Sự kiện vua Bảo Đại thoái vị được nhắc tới và câu Toàn dân Việt Nam, trên dưới một ḷng, kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp” là nhằm vào mục tiêu này. Một lư do khác cũng được người ta nhắc tới là cho măi đến ngày 2 tháng 9 năm 1945 nên độc lập của nước Việt Nam mới thực sự là hoàn toàn. Lư do này tuy nhiên cũng c̣n cần phải được xét lại v́ nó không hoàn toàn đơn giản ở thời điểm này và các thời điểm sau đó. Những lư do lien hệ tới nhu cầu của cá nhân Hồ Chí Minh và  Đảng Cộng Sản đương thời vẫn là chính.

 Nội dung bản Tuyên Ngôn

Bản Tuyên Ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh, v́ được phổ biến rộng răi và hầu như đ ược coi là duy nhất gắn liền với ngày 2 tháng 9, ngày Quốc Khánh của Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa rồi Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, nên đă được nhiều người đọc, phân tích và t́m hiểu. Trong phần này người viết chỉ nêu lên những ǵ ít được mọi người nhắc hay để ư đến mà thôi.

             Trong khi Tuyên Cáo của Bảo Đại đơn giản chỉ là một bản văn thuần túy pháp lư nhằm hủy bỏ ḥa ước bảo hộ mà triều đ́nh Huế đă kư trước đó căn cứ vào sự bất lực của người Pháp, v́ người Pháp đă không giữ được cam kết ghi trong điều khoản thứ nhất và điều khoản thứ mười lăm của ḥa ước này, mà ít nhằm tới một quần chúng hay quốc tế, th́ bản Tuyên Ngôn của Hồ Chí Minh nhằm vào toàn thể người Việt qua lời mở đầu  Hỡi đồng bào cả nước…”. Tuy nhiên ở những đoạn cuối tác giả lại nhắm vào các nước  Đồng Minh. Điều này phải tinh ư người ta mới nhận ra được. Về tư cách, Bảo Đại  nhân danh Hoàng Đế Việt Nam, người đứng đầu của một quốc gia độc lập đă tồn tại từ trước khi người Pháp xâm lăng và là người kế thừa chính thống của các vua Nhà Nguyễn, th́ Hồ Chí Minh đă nhân danh “Lâm Thời Chính Phủ của nước Việt Nam mới.” Mới là v́ đến ngày đó chính phủ này mới chính thức được ra mắt trước quốc dân. Lời văn do đó phản ảnh hai tư cách của hai bản chất con người khác nhau. Một người là hoàng đế kế thừa chính thống của một triều đại đă trị v́ một quốc gia từ hơn một trăm năm trước dù cho là chỉ c̣n hư vị; người kia là lănh tụ của một phong trào cách mạng vừa chủ trương chống Pháp, vừa chủ trương chống Nhật và lật đổ chế độ quân chủ để giành chính quyền. Văn phong trong bản tuyên ngôn của Bảo Đại là văn phong b́nh thường của người cầm quyền cao nhất nước; c̣n văn phong của Hồ Chí Minh mang tính cách kêu gọi và ở một mức độ nào đó có tính cách b́nh dân, kể lể dài ḍng và nhất là xách động.

            Mở đầu cho bản tuyên ngôn, Hồ Chí Minh đă trích dẫn  một số câu trong phần đầu của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của người Mỹ và một câu trong Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của Cách Mạng Pháp. Sự trích dẫn này, vào lúc mà sự hiểu biết của quần chúng Việt Nam c̣n thấp kém, đặc biệt là về lịch sử Hoa Kỳ và thế giới, chắc chắn không nhằm vào quần chúng người Việt mà nhằm vào người Mỹ và người Pháp. Lư do là Hồ Chí Minh như là một đảng viên Cộng Sản Quốc Tế chắc chắn đă hiểu hơn ai hết là người Mỹ vào thời điểm này đă đóng một vai tṛ vô cùng quan trọng trong chính t́nh ở Á Châu, trong đó có Việt Nam. Được nguời Mỹ công nhận là coi như làm chủ được chính quyền. Hiểu được như vậy, ngay từ khi c̣n ở chiến khu Hồ Chí Minh khi tiếp xúc với người Mỹ đă yêu cầu họ cung cấp cho ông một bản Tuyên Ngôn Độc Lập của nước Mỹ, đồng thời nói về lịch sử nước Mỹ như là một cách để chinh phục cảm t́nh của họ. Đó chính là lư do tại sao ngày 29 tháng 8 năm 1945, hai ngày trước khi Hồ Chí Minh tuyên đọc Bản Tuyên Ngôn Dộc Lập của ông, lúc 10 giờ 30 sáng, ông đă cho xe tới chở Đại Úy Archemedes L. A. Patti, trưởng nhóm t́nh báo OSS mới tới Hà Nội không lâu, đến gặp ông. Mục đích của cuộc gặp mặt theo Hồ Chí Minh không phải là để bàn về chuyện người Tàu mà là để nói về những ǵ ông đă làm vài ngày trước đó (buổi họp ngày 27 về Chính Phủ Lâm Thời) và ít ngày sau đó (ngày 2 tháng 9 đă được chọn là Ngày Độc Lập, Hồ Chí Minh sẽ tuyên bố Việt Nam độc lập và giới thiệu thành phần chính phủ lâm thời) với Patti như là người đầu tiên được biết. Quan trọng hơn hết Hồ Chí Minh đă cho Patti coi bản nháp của bản Tuyên Ngôn Độc Lập của ông bằng tiếng Việt với những sửc chữa chằng chịt mà Pattti không đọc được và chỉ hiểu sơ sơ qua lời một thông ngôn.[15]V́ chỉ nhằm mục tiêu lôi cuốn sự chú ư và cảm t́nh của người Mỹ, Hồ Chí Minh đă không đi xa hơn nữa và rất có thể ông cũng không hiểu rơ hơn hay cố t́nh không hiểu sự khác biệt trong quá tŕnh giành độc lập của mười ba thuộc địa của người Mỹ vào cuối thế kỷ XVIII và của nước Việt Nam thời năm 1945. V́ vậy ông đă áp dụng quan điểm của người Mỹ về quyền b́nh đẳng, quyền được sống tự do và mưu cầu hạnh phúc của mọi-người-như-là-những-cá-nhân-riêng-lẻ vào trường hợp chung của cả nước Việt Nam như một-quốc-gia-đ̣i-quyền-độc-lập, một cách gượng ép hay ít ra là suy luận theo quan điểm chủ quan của ḿnh bằng lối loại suy với dụng ư riêng. Cũng vậy với những ǵ ông trích dẫn từ bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của Cách Mạng Pháp.

              Phần kế tiếp, Hồ Chí Minh lên án người Pháp và người Nhật, đồng thời ông kể công cho Việt Minh: “Trước ngày mồng 9 tháng 3, đă bao lần Việt minh đă kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật...”, sau đó “đă  giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu nhiều người Pháp ra khỏi nhà  giam Nhật và  bảo vệ  tính mạng và tài sản cho họ” và kết luận rằng Sự thật là dân ta đă lấy lại nước Việt-nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp”. Điều như người viết đă nói ở trên là không đúng sự thật. Sự thật là Chính Phủ Bảo Đại - Trần Trọng Kim đă lấy lại được toàn thể nước Việt Nam từ Bắc chí Nam, bao gồm luôn cả xứ Nam Kư từ trong tay người Nhật, trước khi người Nhật đầu hàng và Việt Minh đă cướp chính quyền từ trong tay của chính phủ Bảo Đại -Trần Trọng Kim trong những ngày 17 và 19 tháng 8 năm 1945 sau đó, sau khi Nhật đă đầu hàng, nói cách khác sau ngày 15 tháng 8 năm 1945. Lư do là v́ Việt Minh “Việt Minh chủ trương khác”, nói theo Phan Anh, Bộ Trưởng Thanh Niên trong Chính Phủ Trần Trọng Kim và sau này là Bộ Trưởng Bộ Quốc Pḥng trong Chính Phủ Liên Hiệp của Hồ Chí Minh[16].Trong những đoạn này Hồ Chí Minh đă dùng các từ ngữ ta hay “dân ta” hay “đất nước ta”, nhưng mục đích không nhằm vào người Việt Nam mà vào người Pháp. Ông đă kể công vói người Pháp dự trù cho việc họ trở lại sau này.

             Phần cuối cùng của bản văn, từ “Bởi thế cho nên...” cho đến hết, lời văn cho người ta thấy Hồ Chí Minh không hướng về người Việt mà về cả thế giới. Trong phần này ông xưng là “chúng tôi, Lâm thời Chính phủ, đại biểu cho toàn dân Việt -nam “ để tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, kêu gọi các nước Đồng Minh công nhận quyền độc lập của dân Việt-nam...Phần này Hồ Chí Minh thay v́ nói về quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của mọi - người - như - những - cá - nhân do Tạo Hóa ban cho, những quyền phải hiểu là tự nhiên ai cũng có, đă nói về quyền  hưởng tự do và độc lập của cả nước. Đây là một lập luận có tính cách cưỡng ép, hoàn toàn không đúng với tinh thần của bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Người Mỹ và nhất là của bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của Cách mạng Pháp mà danh xưng của nó đă nói lên một cách rơ ràng: Nhân Quyền và Dân Quyền, không thể hiểu sai được. Độc lập của một dân tộc không phải luôn luôn đồng nghĩa với tự do, dân quyền và nhân quyền của mỗi một cá nhân người dân như những thành phần của dân tộc ấy. Không những thế, thay v́ coi những quyền này là do Tạo Hóa ban cho, Hồ Chí Minh lại lư luận là v́ dân tộc Việt Nam là “Một dân tộc đă gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đă gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát-xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc ấy phải được độc lập!”. Lư luận như vậy người ta phải hiểu, theo Hồ Chí Minh, rằng những dân tộc không gan góc chống lại những thế lực đè nén, áp bức ḿnh và không gan góc đứng về phe Đồng Minh, chống phát-xít là không đáng được tự do, độc lập. Cũng vậy, với các quyền độc lập, tự do và mưu cầu hạnh phúc của con người do Thượng Đết ban cho như là những cá nhân trong xă hội. Chính v́ vậy Luật SưTrần thanh Hiệp,khi được Đài Á Châu Tự Do phỏng vấn ngày 2 tháng 9 năm 2007, đă có lư khi ông gọi bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh này là “một bản tuyên ngôn phi nhân quyền”[17] dù cho là nó đă được chính tác giả của nó trích và soạn thảo theo tinh thần của bản Tuyên Ngôn Độc Lập của người Mỹ và bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền  của người Pháp. Nhưng dù nói thế này hay thế khác sự kiện này đă phản ảnh chủ trương giai đoạn, khôn phải là mục tiêu cuối cùng của những người Cộng Sản Việt Nam mà Hồ Chí Minh ở đây là một trường hợp điển h́nh.

             Về thời gian soạn thảo, nhiều người cho rằng Hồ Chí Minh chỉ có ít ngày sau khi ông từ chiến khu của Việt Minh về Hà Nội, trong khi ông c̣n phải bận rộn với nhiều vấn đề cấp bách khác.  Điều này không đúng v́ trước đó từ lâu, như đă nói ở trên, khi tiếp xúc với một sĩ quan người Mỹ, ông nhờ người này kiếm cho ông một bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của người Mỹ rồi.[18] Nói cách khác, Hồ Chí Minh đă nghĩ tới và đă thai nghén bản tuyên ngôn của ông từ lâu chứ không phải chỉ ít ngày trước ngày 2 tháng 9 năm 1945. Do đó những ǵ ông nói tới, những từ ngữ ông dùng đều được cân nhắc kỹ càng và đều có dụng ư riêng với những mục tiêu riêng mà chỉ sau này phải phân tích kỹ, đối chiếu kỹ và có thể sau này khi mọi việc liên hệ đă xảy ra rồi, người ta mới có thể hiểu được. Điều đáng tiếc là khi thực thi những ǵ ông đă trích dẫn và đề cao trong bản tuyên ngôn của ông, Hồ Chí Minh và các đồng chí của ông và sau này những người nối nghiệp ông trong Đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ thực thi những ǵ ông đă suy rộng ra theo lối suy luận loại suy (độc lập của dân tộc) mà làm ngược lại những ǵ đích thực về nhân quyền và quyền tự do mưu cầu hạnh phúc của từng cá nhân con người, theo đúng nguyên bản của bản Tuyên Ngôn Độc Lập của người Mỹ và bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của ngựi Pháp. Nói cách khác, Hồ Chí Minh và các đồng chí của ông trong đó có Trường Chinh, Vơ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, cũng như hậu duệ của các ông, thay v́ đi theo con đường tự do, dân chủ của các nhà lănh đạo của cuộc Cách Mạng Hoa Kỳ, trong đó có Washington, Jefferson, dựa theo đúng tinh thần của bản Tuyên Ngôn Độc Lập của họ mà các ông đă trích dẫn phần mở đầu, đă theo con đường của Lê Nin, Xít Ta Lin và Mao Trạch Đông. Hậu quả là 67 năm sau, Bà Hillary Clinton, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, khi đế thăm Việt Nam đă phải công khai nhắc người đồng nhiệm của Bà ở Việt Nam và luôn cả các ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ Tướng Chính Phủ và Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam. Người ta không hiểu là khi làm công việc nhắc nhở này, Bà Clinton có biết rằng 67 năm trước Hồ Chí Minh đă đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập của ông với phần trích dẫn về nhân quyền từ bản Tuyên Ngôn Độc Lập của nước Mỹ hay không? Người viết tin là có. Cũng vậy với Đại Sứ David Shear khi ông này tới thăm Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế và Đại Lăo Ḥa Thượng Thích Quảng Độ ở Saigon. Nhưng dù có hay không, khi trích dẫn những tài liệu này, Hồ Chí Minh và từ đó Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đă mắc một món nợ tinh thần với cả hai dân tộc Mỹ và Pháp và nhân ngày 2 tháng 9  năm 2012 này, những ai quan tâm đến vấn đề nhân quyền và dân quyền ở Việt Nam hiện tại, nhất là người Mỹ và người Pháp, nên nhắc nhở những người đang nắm vai tṛ lănh đạo ở quốc gia này phải tôn trọng và thực thi những ǵ Hồ Chí Minh, người đă khai sáng nên chế độ của họ đă long trọng trích dẫn và tuyên đọc 67 năm trước, cần phải “thật thà”[19] coi trọng những lư tưởng mà chính vị “Cha Già” của họ đă viện dẫn từ hai bàn Tuyên Ngôn Độc lập của Hoa Kỳ và Tuyên Nhân Quyền và Dân Quyền của Pháp, coi như một h́nh thức trả nợ mà b́nh thường mọi người đều phải làm nếu không muốn mang tiếng là lừa đảo.

                                                                                                Phạm Cao Dương

 


[1] Dương Trung Quốc, Việt Nam: Những Sự Kiện Lịch Sử (1919-1945). Hà Nội: Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2002, tr. 288.

[2] Lệ Thần Trần Trọng Kim, Một Cơn Gió Bụi (Kiến Văn Lục). Saigon: Nhà Xuất Bản Vinh Sơn, 1969, tr. 49.

[3]   -nt- , tr. 51.

[4] Dương Trung Quốc, Việt Nam,,,, đă dẫn, tr.388; Nguyễn Vỹ. Tuấn, Chàng Trai Nước Việt (Chứng Tích Tḥi Đại Từ 1900 đến 1970), Quyển II. Saiggon: ?, 1970. Fort Smth, AR tái bản tại Hoa Kỳ, ?, tr. 512.

S. M. Bao Dai, Le Dragon d’Annam. Paris: Plon, 1990. tr. ; Cameron, Alan W. Vietnam Crisis.A Documentary History, Vol. I, 1940-1956. Ithaca, NY: Cornell University Press, 1971, tr. 31-32; Hai bản tiếng Việt in trong tác phẩm của Dương Trung Quốc và tác phẩm của Nguyễn Vỹ hơi khác nhau về ngôn từ nhưng hoàn toàn giống nhau về nội dung. David G. Marr trong Vietnam 1945, The Quest for Powe (Berkeley: University of California Press, 1995), trang 71 có nói tới bản tiếng Việt và tiếng Pháp ở văn khố Pháp và bản đăng trên tờ Dân Báo, ngày 12 tháng 3. Vũ Ngự Chiêu cũng nói tới tờ Tin Mới, nhưng nhất thời nguời viết bài này chưa đến được các nơi cần đến để t́m khiếm.

[5] S.M Bao Dai, Le Drafon d’Annam, tr. 104

[6] Taboulet, Georges, La geste francaise en Indochine, histoire par les extes de la France en Indochine des origins à 1914, tome II. Paris: Adrien-Maisonneuve, 1956, tr. 809-812; Phan Khoang, Việt Nam Pháp Thuộc Sử, 1884-1945. Saigon: ?, 1961, tái Bản ở Hoa Kỳ, tr. 322-328.

[7] S.M. Bao Dai, như trên.

[8] Phạm Khắc Hoè, Từ Triều Đ́nh Huế Đến Chiến Khu Việt Bắc. Huế: Thuận Hóa, 1987, tr. 16.

[9] S.M. Bao Dai. Le Dragon d’Annnam…, tr. 103.

[10] Vơ Nguyên Giáp. “Những Năm Tháng Không Thể Nào Quên”, trong Tổng Tập Hồi Kư. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Quân Đội Nhân Dân, 2006, tr. 255.

[11] Phạm Khắc Hoè. Từ Triều Đ́nh Huế…., tr. 76.

[12] Phùng Quán, Ba Phút Sự Thật.Thành Phố Hồ Chí Minh: Nhà Xuất Bản Văn Nghệ, 2006, tr. 114-115.

[13] Hồ Chí Minh.Tuyên Ngôn Độc Lập Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Sự Thật, 1976, tr. 13. Nguyễn Khánh Toàn và Lữ Huy Nguyên, Tổng Tập Văn Học Việt Nam, Tập 36. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Khoa Học Xă Hội, 1980, tr. 812-823.

[14]   -nt- , tr. 134.

[15]  Patti, Archimedes L.A. Why Vietnam? Prelude to America’s Albatross. Berkeley; University of California Press, 1980, tr. 223.

[16] Thụy Khuê, Nói Chuyện Với Hoàng Xuân Hăn và Tạ Trong Hiệp. CaliforniaVăn Nghệ, 2002, tr. 180-181.

[17] Trần Thanh Hiệp và Trương Giang. “Một Bản Tuyên Ngôn Phi Nhân Quyền”, trên Nhật Báo Người Việt, số 7940, ngày Thứ Hai, 3 tháng 9 năm 2007.

[18] Sĩ quan này là Trung Úy Dan Phelan, người đă nhả dù xuống gặp Hồ Chí Minh trong chiến khu của ông này. Xin xem: Fenn, Charles, Ho Chi Minh, A Bibliographical Introduction. New York: Scribner’s Sons, 1973, tr. 81-82; Duiker, William J. Ho Chi Minh. New York:Hyperion, 2000, tr. 301; Bartholomew-Feis, Dixee R The OSS and Ho Chi Minh, Unexpected Allies Against Japan. Lawrence, Kansas: University Press of Kansas, 2006, tr. 243-244; bản dịch tiếng Việt của Lương Lê Giang nhan đề OSS và Hồ Chí Minh, Đồng Minh Bất Ngờ Trong Cuộc Chiến Chống Phát Xít Nhật. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Thế Giới, 2007, tr. 367-368. Xin để ư: trong nhan đề tiếng Việt người dịch đă thêm hai chữ Phát Xít vào tên nước Nhật mà trong nhan đề nguyên thủy tiếng Anh không có.

[19] chữ Hồ Chí Minh thường dùng.


trở lại