60 NĂM NIỀM  ĐAU KHÓ QUÊN

                                                                   Nguyễn Quư Đại

 Âu Châu làm lễ kỷ niệm ngày giải phóng các Trại Tập Trung „KZ“ người Do Thái  „Konzentrationslager“ hay Ghetto. Ngày liên quân Anh-Mỹ đổ bộ D-Day vào băi biển Normandie    VE-Day là ngày chiến thắng của quân đội Đồng Minh, đánh bại chế độ độc tài Đức Quốc Xă, do Hitler lănh đạo gây nên Đệ II thế chiến 1939-1945.  

Thời gian âm thầm trôi qua, nhưng người ta vẫn nhớ măi, 60 năm ngày Quân Đội Đồng Minh giải phóng Âu Châu và cứu người Do Thái, những tù binh c̣n sống sót ra khỏi KZ „Konzentrationslager“. Người Việt nhớ lại 30 năm chấm dứt chiến tranh, nhưng nỗi đau cùng cực của dân tộc c̣n đó !

   Lịch sử của mỗi dân tộc đều có niềm đau riêng ! Tivi, báo chí ở Đức, đều nhắc lại  cuộc chiến khốc liệt, bom đạn tàn phá nhiều thành phố lớn ở Đức như Dresden, Munich, Berlin… Những ngày kỷ niệm trên, nhắc lại bài học nghiêm khắc cho thế hệ chúng ta, cho đến đời sau. Nếu nhân quyền, các quyền tự do của con người không được tôn trọng, có thể dẫn đến chiến tranh, độc tài và tàn bạo

  Nguyên nhân gây nên thế chiến II Nước Đức kinh tế bị suy thoái thất nghiệp và nạn lạm phát nên tháng 7 năm 1931 đảng NSDP (National Socialist Worker’s Party of Germany) chiếm 37,4% gồm 230 ghế tại Quốc Hội. Adolf Hitler sinh ngày 20.4.1889 ở Braunau  Áo, đến Munich lập nghiệp, hoạt động chính trị, đă được đa số phiếu của phe bảo thủ lên cầm quyền từ năm (1934-1945).

 Ngày 30.01.1933 chủ tịch (Reichspräsident) Hindenburg 85 tuổi đề cử Hitler làm thủ tướng Rechskanzler, từ tháng 5.1933 Hitler cấm nghiệp đoàn lao động, các hội viên trong nghiệp đoàn phải vào „Deutsche Arbeitsfront / DAF“. Ngày 10.05.1933 văn pḥng của đảng SPD bị chiếm đoạt, ngày 22 Juni đảng SPD bị cấm hoạt động, với lư do đảng này đă phản đối Hitler, đă ra lệnh tướt đoạt tài sản người Do Thái và bắt họ vào các trại tập trung, (giống như CSVN đánh tư sản, cưởng bức nạn nhân đi vùng kinh tế mới khi chiếm miền Nam )

 Giải quyết nạn thất nghiệp, tháng 10.1933 không phân biệt Nam-Nữ từ 18 đến 25 tuổi, buộc phải tham gia lao động làm những hệ thống xa lộ lớn.. tổ chức Thế Vận Hội Olympia IV ở Berlin để phô trương lực lượng NS (Nazis) và SS (Saal Sicherheit) của Hitler. Phong trào bài trừ Do Thái khởi đầu từ năm 1933, Đức Quốc Xă đă lập nhiều trại KZ như ở Buchenwald gần Dachau từ 1937-1945 đă giam hơn 240.000 người nơi nầy đến ngày quân Mỹ giải phóng đă có 56.000 người bị giết.

 Tháng 9 năm 1937 đảng trưởng (Duce del Fascismo) Benito Mussolini của Ư thăm Hitler ở Berlin, hai bên cùng hợp tác làm việc lâu dài. Mussolini phối hợp với tướng thiếp giáp Đức, Erwin Rommel có biệt danh con cáo sa mạc “Wüstenfuchs” đánh chiếm các quốc gia theo biển Địa Trung Hải như Hy Lạp tháng 10.1939 ; Amanien và phần đất phiá bắc Châu Phi (Nordafrika)

 Ngày 23.08.1939, Bộ trưởng ngoại giao Liên Xô Vyacheslav Molotov và Ngoại trưởng Đức Joachim von Ribbentrop đã bí mật ký Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau giữa Đức và Liên Xô tại Moskau. Đức Quốc Xă bắt đầu gây cuộc chiến Âu Châu, sát nhập Áo và chiếm Cezchoslovakia, ra lệnh tổng động viên, với chiến thuật chiến tranh chớp nhoáng ”Blitzkriegs”.  Ngày 31.08.1939 lúc 4 giờ 45 sáng chiến hạm Đức Schleswig-Holstein bắn vào pháo đài Westerplatte ở Gdansk/ Danzig, và  62 sư đoàn bộ binh Đức với xe tăng và 1300 phi cơ đã đánh vào Ba lan từ vùng Đông Phổ và Slovakia. Ngày 01.9.1939 khởi đầu những ngày máu lửa ở vùng Danzig (quê hương của ông Dr. Ruppert Neudeck chủ tịch Cap Ananur đă cứu người Việt trên biển đông )

            Hồng Quân Liên Xô cũng tiến vào Ba Lan từ phía Đông, từ đó Nga và Đức chia đôi Ba Lan. Ngày 17.09 Hồng Quân Liên Xô và  Đức cùng duyệt binh mừng thắng lợi ở Brest.  Đến ngày  27. 9.1939 chính quyền Balan sụp đổ đầu hàng và rút lực lượng còn lại chạy theo hướng Đông Nam ra nước ngoài.. Liên Xô bắt hơn 1 triệu người Balan đày sang vùng Siberia và bắn chết 22 nghìn tù binh là sĩ quan Balan ở rừng Katyn, sau đó đổ tội cho quân Đức.

Ngày 3.09 Anh và Pháp tuyên chiến với Đức, căn cứ vào Hiệp ước Versailles phòng thủ đã ký với chính phủ Ba lan. Nhưng sau đó quân đội Pháp thua trận Paris thất thủ ngày 14.6.1940, Pháp phải kư hiệp ước đ́nh chiến ngày 21.6.1940, Chính phủ Pháp do thống chế  Philippe Pétain lănh đạo (1940-1944) chỉ c̣n 2/5 lănh thổ đóng đô ở Vichy . Thủ đô Paris và phần đất c̣n lại tây bắc bị quân Đức chiếm đóng. Anh Quốc phải một mình chống chọi Hitler, quân Đức chưa vượt qua được biển Manche giữa Pháp-Anh.Thủ tướng Anh Winston Churchill kéo Hoa Kỳ vào trận tuyến chung thì nước Anh không có hy vọng đứng vững.

 Ngày 10 tháng 5 năm 1940 quân đội Đức Quốc Xă gồm 118 sư đoàn  đánh các quốc gia: Danmark (9.4.1940). Norway (10.6.1940), từ tháng 5 đến tháng 6 chiếm Holland (15.5.1940) Belgium (28.5.1940), Luxenbourg, Yugoslavia (18.4.1941), Tháng 6.1940 chiếm các lănh thổ của Liên Xô (Sowjetunion): Estonian, Latvia, Lithuania, Stalingrad... Sau một loạt thắng lợi ở phía Tây.

Ngày 22.06.1941, Hitler xé bỏ Hiệp ước Ribbentrop-Molotov và tấn công Liên Xô. Chiến dịch được mang tên Barbarossa. Bị tấn công bất ngờ, Liên Xô đã thiệt hại nặng về quân, dân và lãnh thổ. Hàng trăm thành phố ở phần Âu Châu của Liên Xô bị chiếm sau mấy tháng giao tranh. Nga chủ trương tiêu thổ kháng chiến, quân Đức đã bao vây Leningrad và Stalingrad.

 Bất ngờ lúc 7 giờ 55 ngày 07.12.1941 buổi sáng hăi hùng “ Angrift im Morgengrauen” không quân Nhật ở Mitsubishi  dưới sự chỉ huy của Admiral Isoroku Yamamoto gồm 350 chiến đấu cơ cảm tử tấn công Trân Châu cảng (Pearl Harbour / Hawaii) ở hải cảng Oahu, hạm đội Thái B́nh Dương US Pazififlotte bị thiệt hại nặng, quân Mỹ 3435 người thiệt mạng, nhiều tàu chiến bị bắn ch́m..v v…khói lửa chiến tranh bắt đầu ở Á Châu, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt  ủng hộ thủ tướng Anh Churchill, tham gia cuộc chiến chồng lại khối trục Đức-Ư- Nhật.

 Quân Nhật đă chiếm các quốc gia Birma, Malaya, Singapore, Hong Kong, Philippinen, Thailan, Ngày 1.8.1940 Nhật  tuyên bố thành lập Khối Thịnh Vượng Chung Đại Đông Á  (chiến tranh Trung Hoa và Nhật đă bùng nổ từ tháng 7.1937 cho đến 11.1937 Nhật chiếm Nam Kinh, quân dân Trung Hoa hy sinh hơn 300 ngàn người). Ngày 27.9.1940, Nhật kư với Đức Ư tại Berlin Hiệp Ước Liên Minh “Dreimächtepakt” làm chủ thế giới thành trục phát xít Đức-Ư-Nhật ”Achsen Mächte”. ở Việt Nam lúc 20 giờ ngày 9.3.1945 quân Nhật nổ súng đánh Pháp tướng Mordant, Đô đốc Decoux đều bị bắt. Phủ toàn quyền Pháp ở Hà Nội đầu hàng, buộc phải chia mọi quyền lợi cho quân Nhật. Cho đến ngày Nhật Hoàng Hirohitos đầu hàng ngày 2.9.1945. Đức người thay thế Hitler K. Dönitz đầu hàng đồng minh ngày 08.5.1945. Mossolini bị lật đổ và bị bắt ngày 25.7.1943.

            Tướng Heinrich Hemmler ra lệnh mở các trại tập trung lớn như Auschwitz I, II và III ở Oswiecim, gần Krakow, Ba Lan, dưới quyền chỉ huy của Rudolf Höß 39 tuổi được đào tạo từ KZ Dachau  (R. Höß đă bị đồng minh xử án treo cổ năm 1947 ngay tại trại nầy) Trong những năm 1940 -1945, hơn một triệu người, trong đó đa số là người Do Thái, ngoài ra một số tù binh là người Ba Lan, Nga..  Auschwitz-II nơi giết người có hệ thống Mordfabrik „hăng giết người“. Bác sĩ Josef Mengele cũng như lính SS kiểm tra người mới bị bắt tập trung, xác định họ có đủ điều kiện "được" lao động cưỡng bức hay không ?  Đàn bà, trẻ em, người già yếu không thể lao động, đều bị giết sau khi được phân loại. Lính SS thực hiện biện pháp giết người hàng loạt, Đức Quốc xă quyết định sử dụng Zyklon B, loại khí trước đó được dùng để tẩy uế, tại Auschwitz. Các nạn nhân bị cởi quần áo, cả kính đeo mắt, nữ trang giá trị. Lính SS tịch thu gởi về ngân hàng Reichsbank ở Berlin, người ta c̣n miả mai gọi „Auschwitz là những nơi giàu nhất thế giới/ Auschwitz war einer der reichsten Plätze der Welt“

Tù nhân hàng loạt, bị đưa cùng một lúc vào pḥng hơi (Gaskammern) được thiết kế 2 ống hơi độc từ trên trần đến nền nhà. Nói là nhà tắm hơi chống rận, rệp và chí, hay „Sonderbehandlung“ „Desinfektion“. Cai ngục đóng cửa pḥng, mở hơi độc Zyklon B làm chết ngạt tất cả, sau đó chuyển xác sang các ḷ thiêu (Kermation, Verbrennungsgruben). Mỗi ngày phải giết, đốt hơn 2000 tù nhân. Ngoài ra các bác sĩ của  Đức Quốc Xă dùng tù nhân thí nghiệm như con thỏ, tiêm những loại thuốc đang phát minh và nhỏ loại thuốc mắt gây mù. Một số người bị chết trong cuộc thí nghiệm đó.  Auschwitz-III là trại lao động cưỡng bức, cung cấp lao động cho việc sản xuất .Trại Birkenau cách Auschwitz 3 km được xây thêm“ mỗi ngày phải giết đốt 1440 tù nhân !!  Ngoài ra c̣n nhiều trại tập trung lớn nhỏ rải rác khắp nơi,  tập trung 6 triệu người Do Thái, ở Ba lan có thêm các trại : Stutthof, Sobibór, Majdanek, Belzec Plaszov, Rogoznica, Chelmno (Kulmhof) ở Áo có trại Mauthausen, Ḥa lan có trại Westerbock. Pháp có trại Natzweiler-Struthof, ở Đức th́ có nhiều trại như Bergen-Belsen, Neuengamme, Ravensbrück, Sachenhausen, Oranglenburg, Mittelbau-Dora, Buchenwald, Theresienscade, Flossenbürg, và Dachau. Ngày nay c̣n di tích các tại tập trung là Auschwitz ở Ba Lan, ở Dachau cách Munich khoảng 30 km.

                       

 Ḷ đốt người 

                                                                                                     

  Đức Quốc Xă tập trung nghiên cứu sản xuất hoả tiễn có động cơ đẩy bằng phản lực  từ 1930, tại trung tâm nghiên cứu mang tên Peenemünde dưới sự giám sát của nhà bác học Werner von Braun (1912-1977)  Năm 1942, các nhà khoa học của trung tâm đă thử nghiệm thành công hai loại vũ khí mới. Với tên gọi chung là Vũ khí-V ("V" là chữ viết tắt của Vergeltung nghĩa là vũ khí mới đầu tiên, được đưa vào chiến trường là bom bay V-1. Nó có cấu tạo và hoạt động như một chiếc máy bay không người lái, được đẩy bằng thiết bị phản lực, mang theo đầu đạn chứa chất nổ nặng khoảng một tấn với tầm bay xa chừng  300 km.  Đó là loại bom bay „dooleburg“ gọi là V-1 và V-2. Không quân Đức oanh tạc các thành phố lớn ở Anh Quốc như London, Conventry. Nhưng loại bom bay trên đă làm cho Anh Quốc phải điên đầu, khi radar phát hiện bom đă rơi trên đầu, Thủ tướng  Winston Churchill đă kêu gọi dân chúng, cuộc chiến chống lại Hitler bằng „máu, mồ hôi và nước mắt/ Blut, Schweiß und Tränen“. Không quân Anh Royal Air Force (RAF) phải vầt vả săn t́m chống đỡ  ! Loại bom bay nầy hiện nay c̣n triển lăm ở viện bảo tàng Munich. (Nhà bác học Wernher von Braun đă được quân đội Hoa Kỳ bắt đưa về Mỹ sau đó trở thành công dân Hoà Kỳ năm 1955. Tiếp tục nghiên cứu về chương tŕnh không gian. Năm1970 làm Giám đốc Trung tâm  Marshall nghiên cứu về không gian). Cũng trong thời trên, Hitler ra lệnh cho các nhà bác học vật lư, nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử, nhưng v́ thiếu lượng Plutonium và Uran để hoàn thành bom nguyên tử, nên đă tránh trường hợp xăy ra như ở Hiroshima và Nagasaki

                       

     xác tù nhân chất thành đống

 

Không quân Anh-Mỹ đă ném bom các thành phố lớn ở Đức như Munich hư hại hơn 60 %, và các cơ sở sản xuăt làm tê liệt, một phần nguồn máy chiến tranh của Đức Quốc Xă. Tháng 10. 1943, Liên Xô chiếm lại Kiev nhưng phải đến tháng Giêng 1944, Leningrad mới được giải tỏa sau nhiều năm tử thủ. Tháng 7.1943, sau trận đánh bằng xe tăng ở vòng cung Kursk, hồng quân Liên Xô giành lại thế chủ động trên toàn chiến trường và dần dần phản công, đẩy lui quân Đức. Khi tiến vào Auschwitz tháng 1/1945, Hồng quân chỉ t́m được 7.000 tù nhân. Gần 60.000 người đă buộc phải đi về phía tây trong thời tiết giá rét. Những người bị ngă hoặc tụt lại đằng sau bị bắn. Thời tiết xấu với nhiệt độ mùa đông quá lạnh, làm quân Đức tê liệt không thể sử dụng cả vũ khí và xe tăng .. khiến quân Đức liên tiếp bị phản công, không thể chiến đấu. Cùng thời gian nầy  tháng 9.1943, quân Anh-Mỹ đổ bộ vào Ý sau chiến thắng ở Bắc Phi. Hitler phải đối đầu với quân  Đồng minh.

            Trước t́nh h́nh nguy cập, để giải quyết vần đề nước Đức.  Ngày 20.07.1944 đại tá Claus von Stauffenberg (1907-1944) đă đặt bom trong cặp hồ sơ mang vào pḥng họp của Hitler ở Ketrzyn, miền Tây Balan, muốn ám sát Hitler để cứu nước Đức, nhưng thất bại, Hitler thẳng tay thanh trừng, tử h́nh các thành phần chống đối, tiếp tục chỉ huy cuộc chiến cho đến ngày bại trận. Nếu ám sát Hitler thành công nước Đức nhanh chóng đầu hàng Đồng minh th́ việc chia đôi hai miền Đông Tây không thể xảy ra. Quân của Liên Xô không có lư do ǵ để tiến vào Đức mà có thể chỉ dừng ở Bạch Nga hay Balan. V́ lư do chính trị Hồng quân Liên Xô vội vă, bất chấp thiệt hại quân số phản công ngày 21.04.1945 vào đến Berlin  giành được thủ đô nước Đức, hơn 70.000 quân nhân Liên Xô thiệt mạng. Cuộc chiến giành Berlin đă kết thúc cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử  Âu Châu, sau những trận chiến ác liệt với quân Đức. Hitler phải tự tử với vợ bà Eva Braun ngày 30.4.1945 dưới hầm chỉ huy ở Berlin. Quân Đồng minh tiếp quản các vùng bị Đức Quốc Xă chiếm đóng, chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng của những vụ thảm sát hàng loạt trên toàn Âu Châu. Hồng quân trên đường tiến quân trả thù tàn bạo, đốt nhà, cướp của, hảm hiếp, dù đă giải phóng trại Auschwitz. Quân đội Anh giải phóng trại Belsen. Quân đội Mỹ giải phóng Dachau.

 Từ 1944-1945 nước Đức bị quân đội  Anh, Mỹ, Pháp chiếm phần đất phiá Tây người ta nói „chiếm đóng nhưng được giải phóng“ „Deutschland ist beset, aber befreit“ Ngược Liên Xô tấn công chiếm đóng một  phần  phiá đông nước Đức (DDR) một số quốc gia Đông Âu, buộc phải theo chủ nghiă cộng sản tàn bạo hơn cả Hitler. Nhiều thành phố lớn và vùng kỷ nghệ bị ném bom hư hại. Thủ đô Berlin bị 2.643 tấn bom, 70% nhà cửa hư hại, 49.600 người chết. Berlin dù được tái thiết nhưng hiện c̣n giữ lại ngôi Giáo đường cụt đầu làm di tích chiến tranh. Cuộc chiến đă làm dân Đức nghèo đói, không đủ thực phẩm phải nhặt thịt ngưạ chết ngoài đường ăn cho đỡ đói, làng mạc thành phố đều bị đổ nát bởi bom đạn. Nhiều người phải hái rau cỏ mọc các nơi hoang dă ăn. Lượm từng tàn thuốc lá c̣n sót lại của quân Đồng minh để hút, các chàng lính trẻ chỉ cần một thỏi chocolat, hợp thức ăn đủ làm quen với các cô gái.. Không quân Mỹ lập cầu không vận tiếp tế thực phẩm cho Berlin. Nhiều người chết, bị thương. Nhiều gia đ́nh không bao giờ có thể tụ họp đông đủ chồng, con cháu ! trẻ con sinh ra trong thời gian nầy thường bị chết v́ thiếu sữa, 70% trẻ em từ 6 đến 12 tuổi ốm đói thiếu trọng lượng..

   Năm 1946 chính phủ Mỹ có chương tŕnh cứu trợ „Hilfsprogrammm“ là 1,6 tỉ Dollar thực phẩm,  Cho tới năm 1950 lên tới 12 tỉ Dollar Mỹ tiến hành kế hoạch Marshall-Plan cung cấp lương thực và trợ giúp cho những quốc gia bị bom đạn tàn phá đủ khả năng để phục hồi kinh tế. Các nước Đông Âu bị Hồng quân Liên Xô tái chiếm thành lập khối cộng sản, xây hàng rào ngăn cách, gây cuộc chiến tranh lạnh từ năm1946, biên giới dài 1.378,1 Km, từ biển Đông Hải (Ostsee) đến cuối biên giới Tiệp Khắc (Tschecholoslowakei) gồm 1.266,5 km bằng kẽm gai (MGZ) và 1.196,4 km kiểm soát bằng điện (SSZ)  rộng 10 m, tất cả 621 cḥi canh gác, 595 hầm trú ẩn (2). Thủ tướng Anh Churchill (1874-1965) „cay đắng gọi sự chia cắt Đông Tây Đức đi vào lịch sử chính trị thế giới, đánh dấu thời kỳ đen tối kéo dài nhất của các dân tộc Âu Châu trong thế kỷ 20. Cũng chính Churchill cảnh báo thế giới rằng Liên Xô dưới thời Stalin sẽ trở nên nguy hiểm cho nhân loại không kém gì chế độ phát-xít của Hitler“ .

   Ngay ở Liên Xô thời Stalin đă thanh trừng, chém giết lên hàng chục triệu người chết, như nhà văn A.Solzhenitsyn từng nói đến „quần đảo Gulag“, người Tây phương gọi là „đế quốc trại tù. Các trại tập trung người Do Thái dưới thời Đức Quốc Xă, tiếp tục nhốt những người bị kết tội „phản động“ „phần tử thù nghịch“. Các nước như Đông Đức, Ba Lan, Rumania, Hungary, Bulgaria.. tiếp tục sống dưới chế độ độc tài CS,  45 năm sau mới thật sự được giải phóng!!  Sau khi thống nhất nước Đức, hàng năm chính phủ phải trợ giúp cho Đông Đức cũ hơn 80 tỷ Euro (99.31 tỷ đôla), để tái xây dựng và vực dậy nền kinh tế của phần đất này, trong suốt 15 năm qua là một khối lượng tiền khổng lồ, nhưng rồi phần đất đó vẫn c̣n nghèo khổ và không ngớt than van, (bởi v́ trước đây đă theo chủ nghiă CS, đổ nát không xây dựng. Hăng xưởng lạc hậu, không đủ khả năng sản xuất để cạnh tranh ở thị trường kinh tế tự do, nạn thất nghiệp hơn 50%, nhiều người phải bỏ làng sang phiá Tây )

  Thế chiến II đă làm thiệt hại vật chất, tàn phá một phần đất Âu Châu gây cảnh nghèo đói, máu chảy thành sông. Hơn 27 triệu quân đội và 25 triệu người dân vô tội đă hy sinh ( ngoài ra tài liệu của bộ Bách Khoa Toàn Thư Nga viết : Liên Xô 11 triệu 300 ngàn chết ở chiến trường, 18 triệu 400 thương binh, 6 triệu người bị bắt làm tù binh) Việt Nam từ năm 1944-1945 hơn 2 triệu người ở miền Bắc chết đói ! cũng do hậu qủa chiến tranh. Ở thành phố Cenotaph kỷ niệm 60 năm thế chiến II, Thủ tướng Anh đă đến tưởng niệm trước 265 ngàn mộ quân nhân Anh hy sinh trong đệ nhị Thế chiến, Thống thống G. Bush đến nghĩa trang Margraten Maastrict ở Hoà Lan đặt ṿng hoa tưởng nhớ 8000 mộ lính Mỹ tử trận, trong những ngày cuối cuộc chiến.

   Đến Dachau hay Auschwitz để cảm nhận một khủng khiếp và thôi thúc chúng ta suy nghĩ về những vực thẳm của tội lỗi, đă phát sinh từ tâm hồn con người...  Hy vọng nhân loại, không bao giờ phải sống lại những biến cố chiến tranh và kỳ thị . Du khách đến Munich ghé Dachau thăm „Konzentrationslager“ nh́n lại di tích trại tập trung, các pḥng trưng bày dụng cụ tra tấn tù nhân, roi mây, đuôi ngựa, bàn gỗ để người nằm úp, đánh đập c̣n dính máu dù đă phai màu !! xem một vài đoạn phim đời sống tù nhân ốm o gầy ṃn, ngồi liếm từng hạt cơm cháy ở đáy nồi, cảnh người chết chỉ c̣n bộ xương đầu trọc, không quần áo..…. Lính SS canh gác đốt không hết, phải mang mặt nạ kéo xác đi chôn tập thể. Các pḥng giam  không ḷ sưởi, chật hẹp nhiều rận, rệp.. Du khách có cảm giác lạnh người trước pḥng hơi độc, ḷ xây bằng gạch để c̣n đọng dấu tro màu xám. Vài bó hoa tươi để trước cửa ḷ, tưởng niệm nạn nhân đă bị đốt, những người Đức đứng trước cảnh nầy, đă rơi nước mắt và nói „Möge Gott uns verzeihen/ Lạy chuá xin tha tội chúng con

 

                                   

 

 Thủ tướng Đức Willy Brand, quỳ trước đài tưởng niệm nạn nhân bị Đức Quốc Xă giết  ở Warschau Balan năm 1970

 

 Sau khi Đức bại trận, có hàng trăm ngàn lính Đức đầu hàng và bị giam tại Liên Xô,  ông Adenauer Thủ tướng thứ I của Cộng Hoà Liêng Bang Đức đă đến tận Moskau để điều đ́nh, hồi hương những người lính Đức Quốc xă khỏi lao tù của CS Liên xô. Những ngôi mộ của những người lính Đức dù đă chết cho chế độ Quốc xă, nhưng vẫn được duy tŕ để thân nhân đến thăm viếng. Thân phụ của Thủ tướng Đức Gerhard Schröder, trong quân đội Đức  đă hy sinh trong cuộc chiến, được chôn cất ở Rumania. Đức thống nhất (Wiedervereinigung. 3 10.1990) dù bên Đông Đức cũng có rất nhiều ngôi mộ, nghĩa trang của sĩ quan, quân đội Nhân dân Đông Đức được tôn trọng „nghiă tử nghiă tận“ thân nhân đến thăm viếng tự do. (khác với Việt Nam sau 1975 nghiă trang quân đội miền Nam VNCH bị bỏ quên).

           

 Kỷ niệm 60 năm thế chiến II. Tổng thống Đức, Horst Koehler, đã phát biểu trước quốc hội : "Chúng ta nhớ đến sáu triệu người Do thái đã bị giết, tước đoạt quyền của họ. Chúng ta có trách nhiệm duy trì ký ức về nỗi khổ đau này, nhận thức nguyên nhân của nó và phải bảo đảm  thảm kịch đó sẽ không xảy ra lần nữa."

 

Tại Moskau Nga cũng làm lễ kỷ niệm 60 chiến thắng rầm rộ, nhưng điều đáng buồn những cựu chiến binh cảm thấy hụt hẫng, ngao ngán với những chiếc huy chương chiến thắng, không thay đổi được những ngày nghèo đói và bệnh hoạn, suốt thời gian c̣n theo chủ nghiă CS. Trong khi các quốc gia bại trận Đức- Nhật, đă tái thiết đất nước trên nền tảng của Tự do và  dân chủ đem lại no cơm ấm áo cho dân tộc họ.

 

                       

                    Người Đức  đói chia nhau thịt ngưạ chết ngoài đường

  Năm 1975 Việt Nam chiến tranh chấm dứt đất nước đă thống nhất. 30 năm khi HOÀ B̀NH đă về trên quê hương. Năm nay cũng làm lễ lớn kỷ niệm 30 năm „chiến thắng“ nhưng không có phái đoàn Ngoại giao nào tham dự ? Chiến thắng nhưng tại sao dân chúng vẫn lũ lượt t́m cách rủ nhau ra đi. Trai th́ đi làm lao động cho nước ngoài rồi t́m cách trốn ở lại. Gái th́ t́m đàn ông (già, tàn tật, hết thời ...) của các nước Đài Loan, Singapore, Đại Hàn mà lấy, để có cơ hội thoát ra khỏi Việt Nam. Thành phần gọi là tương lai trí thức của đất nước là các du học sinh, phần lớn th́ luôn luôn t́m cách ở lại nước ngoài, không muốn trở về Việt Nam? chất xám bị mất dần, bởi v́ chính quyền không tận dụng đúng tiềm năng nhân tài của đất nước.

 Người Việt ở hải ngoại, hàng năm gởi tiền về giúp thân nhân hơn 3 tỉ Dollar, số tiền nầy c̣n hơn số tiền của chương tŕnh Marshall-Plan của Mỹ đă trợ giúp Tây Đức trước đây,  Sau khi bại trận, nước Đức đă phục hồi được nền kinh tế các quyền tự do, dân chủ được tôn trọng, đă trở thành một cường quốc. Năm 1945 nước Đức bị chia đôi hai miền đă thống nhất trong hoà b́nh và danh dự. Việt Nam sẽ sáng sủa hơn, nếu thể chế hiện tại thay đổi sâu rộng th́ mới có nhiều động lực thúc đẩy đất nước vươn lên và cạnh tranh với các nước Á Châu. Việt Nam không phải thiếu nhân tài, và tài nguyên “rừng vàng biển bạc“. Nhưng người dân vẫn nghèo đói lạc hậu, bởi v́ chính quyền Việt Nam c̣n theo chủ nghiă cộng sản cổ điển. Trong khi các quốc gia Đông Âu và Nga đă từ bỏ chủ nghiă CS để trở thành những quốc gia phát triển giàu mạnh .

 

Tài liệu tham khảo

 

-Der Spiegel Nr 6/5 2005

-Der Stern Nr. 5 /2005

-Schlagzeitn Des 20 Jahrhundeerts

-Lexikon der Geschichte

-Geo Pearl Harbor

Những ngày chưa quên Đoàn Thêm

 

                                                                                       

trở lại