ASEAN BẮT CÁ HAI TAY

Đại-Dương

 

Tài liệu tham khảo:

China’s Hidden Navy (Foreign Policy)

Japan-ASEAN Indo-Pacific Security Cooperation in Focus with Ship Rider Program Launch )Diplomat)

Defense Dialogue Highlights Singapore-Brunei Security Ties (Diplomat)

US, China poised to clash over the Philippines (Asia Times)

Coalition of the willing builds in South China Sea (Asia Times)

USS Ronald Reagan, JS Izumo Conduct Bilateral Exercises in South China Sea (Diplomat)

ASEAN masses behind China as it pushes world’s biggest free trade pact (Asia Times)

China No Match For Japan in Southeast Asia Infrastructure Race (Bloomberg)

What Is the US Coast Guard’s Role in the Indo-Pacific Strategy? (Diplomat)

ASEAN masses behind China as it pushes world’s biggest free trade pact (Asia Times)  

 

ASEAN BẮT CÁ HAI TAY

Đại-Dương

Thế giới đang bước vào giai đoạn tranh chấp quyết liệt giữa tự do dân chủ và độc tài đảng trị.

Đứng bên phải, bên trái, ở giữa đang trở thành một sự chọn lựa vô cùng khó khăn đối với toàn thể dân tộc, hoặc một cá nhân.

Chỉ cần chút sơ sẩy là một dân tộc hoặc cá nhân sẽ rơi vào thảm hoạ. Dân tộc Việt Nam là một thí dụ nhăn tiền: khủng bố, chiến tranh, lừa lọc, dối trá, đấu đá, hiếp đáp, bóc lột, sát nhập, làm thuê, chậm tiến … không nằm trên giấy mà lồ lộ từng giờ, từng phút trong cuộc sống.

Những lời cảnh cáo “dưỡng hổ di hoạ” xuất phát từ nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản, của độc tài toàn trị đă bị bỏ ngoài tai bởi ảo tưởng “phát triển kinh tế dẫn tới thay đổi chính trị”.

Nh́n vào bàn cờ thế giới hiện nay rơ ràng dân tộc nào xây dựng thể chế chính trị tự do dân chủ đều phát triển toàn diện dù b́nh thường hoặc thần kỳ. Ngược lại, dân tộc nào đi theo Chủ nghĩa Cộng sản chỉ được ăn bánh vẽ trong thân phận nộ lệ cho ngoại bang hoặc người cùng chung ḍng máu.

Lợi tức b́nh quân đầu người của Trung Quốc năm 2018 là 9,600 USD so với Tân Gia Ba 64,000 USD, Nhật Bản 39,000 USD, Đại Hàn 31,000 USD, Đài Loan 25,000 USD, Việt Nam 2,500 USD, Nga 11,000 USD, Tiệp 23,000 USD, Ba Lan 15,000 USD, Venezuela 3,000 USD, Cuba 8,000 USD, Bắc Triều Tiên 685 USD.

Các chuyên gia kinh tế, chính trị, văn hoá gốc Việt ở Tây Phương và Nhật Bản từng tiếp xúc hoặc về làm việc với Cộng hoà Xă hội chủ nghĩa Việt Nam vẫn chưa đưa dân tộc thoát khỏi cảnh làm thuê cho người nước ngoài ở quốc nội, hoặc ra ngoại quốc. Thất bại duy nhất và tất yếu do Việt Nam vẫn gắn số phận dân tộc vào Chủ nghĩa Cộng sản.

Nhờ buôn gian, bán lận, ăn cắp, cướp giật, cưỡng đoạt, lường gạt mà Trung Quốc có dự trữ ngoại tệ trên 3,000 tỉ USD, cho ngân khố Mỹ vay 1,100 tỉ USD, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.

Chủ tịch Tập Cận B́nh vừa tăng cường sức mạnh quân sự; vừa cưỡng đoạt chủ quyền, hoặc quyền-chủ-quyền của các nước nhược tiểu; vừa hăm he các cường quốc buộc họ phải nhân nhượng; vừa thiết lập mạng lưới tiếp liệu mang sản phẩm đi khắp thế giới và đem về nguyên vận liệu cung ứng cho “cơ xưởng thế giới”; vừa biến nước khác thành chư hầu hoặc phiên trấn.

Cộng đồng Quốc tế sực tỉnh trước chiến lược bành trướng bá quyền toàn diện và không che đậy của Trung Quốc nên đang ra sức khống chế và một lần nữa, Hoa Kỳ cố đẩy Chủ nghĩa Cộng sản vào giỏ rác lịch sử.

Tại diễn đàn Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc năm 2018, Tổng thống Donald Trump phát biểu “Hầu như ở khắp mọi nơi, Chủ nghĩa Xă hội, hoặc Chủ nghĩa Cộng sản đă được thử nghiệm. Nó đă tạo ra đau khổ, tham nhũng và phân ră. Chủ nghĩa Xă hội khao khát quyền lực dẫn đến việc bành trướng, xâm nhập và áp bức. Tất cả các quốc gia trên thế giới nên chống lại Chủ nghĩa Xă hội và sự đau khổ mà nó mang đến cho mọi người”.

Lời nói đi đôi với việc làm chính đáng của Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ dần dần đă làm thay đổi tâm lư chiến bại của cộng đồng nhân loại suốt 40 năm trôi qua.

Hoa Kỳ gia tăng các hoạt động tự do hàng hải (FONOP) thường xuyên trên Biển Nam Trung Hoa (SCS) theo đúng quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS); kêu gọi Bắc Kinh chấm dứt mưu đồ quân-sự-hoá SCS; thuyết phục và trợ giúp các quốc gia duyên hải Đông Nam Á tăng cường khả năng pḥng vệ; hoà giải mối bất đồng và hiểu lầm giữa Hoa Kỳ và Phi Luật Tân, Việt Nam, Thái Lan, Mă Lai Á, Brunei, chuẩn bị trở lại Căn cứ Hải Quân Subic; Công bố Chiến lược “Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương tự do và cởi mở, FOIP”; hợp tác chặt chẽ với Nhật Bản trên SCS. Hải đội Xung kích Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan có 12 chiến hạm, 2 tiềm thuỷ đỉnh, 75 phi cơ tập trận chung trên SCS từ 20 tháng 6 với Hải đội Hàng không mẫu hạm JS Izumo và 2 khu trục hạm. Hải đội JS Izumo cũng thao dượt chung với Việt Nam, Mă Lai Á, Tân Gia Ba, Brunei trong dịp này. Các quốc gia duyên hải Đông Nam Á cũng từng cặp hợp tác chung về quốc pḥng.

Lần đầu tiên Hoa Kỳ đă điều động Lực lượng Pḥng vệ Duyên hải (USCG) phục vụ Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương tự do cởi mở. Một chiếc USCG cùng với một khu trục hạm của Mỹ đi qua eo biển Đài Loan hồi tháng 3-2019 và tháng 5 lại cùng với một tàu tuần duyên của Phi Luật Tân thực tập hàng hải trong vùng biển quanh Scarborough Shoal do Trung Quốc kiểm soát trái phép.

Mối đe doạ của Trung Quốc đối với Châu Âu không bằng Nga. Tuy nhiên, khi Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa gia tăng hợp tác chiến lược quân sự trên Biển Đông Á (bao gồm Biển Đông Trung Hoa và Biển Nam Trung Hoa) buộc Anh, Pháp, Gia Nă Đại tổ chức các vụ Tự do Hàng hải chung trên Biển Nam Trung Hoa, với danh nghĩa Châu Âu, bất chấp Bắc Kinh phản đối.

Trong chủ đề “China’s Hidden Navy”, Tạp chí The Foreign Policy trích dẫn Bạch thư Quốc pḥng Trung Quốc năm 2013 tăng cường nhiệm vụ của Lực lượng Dân quân Biển “xác lập chủ quyền và hậu thuẫn cho các chiến dịch quân sự”. Ngư thuyền Trung Quốc đâm ch́m tàu cá Phi Luật Tân đang neo hành nghề gần Băi Cỏ Rong (Red Bank) trong Nhóm đảo Trường Sa rồi bỏ chạy gây ra ảnh hưởng dây chuyền trong khu vực. Tàu cá Việt Nam bị ngư thuyền treo cờ Tân Gia Ba đâm ch́m rồi bỏ chạy hôm 22 tháng 6, nhưng, Tân Gia Ba không loan tin. Phải chăng do Dân quân Biển Trung Quốc giả dạng?

Trong bối cảnh, Hoa Kỳ chống lại kiểu làm kinh tế cướp giật của Trung Quốc th́ Thượng đỉnh Cộng đồng Kinh tế ASEAN tại Thái Lan ngày 22/06/2019 đă tề tựu sau lưng Trung Quốc nhằm đẩy mạnh Hiệp ước Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có 16 thành viên gồm 10 quốc gia ASEAN và Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đại Hàn, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan do Bắc Kinh lănh đạo.

Phát ngôn viên của Chính phủ Thái Lan cho rằng RCEP là ch́a khoá làm gia tăng khối lượng thương mại trong khi Bộ trưởng Thông tin Phi Luật Tân nói với phóng viên “Tự do mậu dịch chắc chắn là điều cần trong khu vực này”.

Tuy nhiên, Ấn Độ lo sợ hàng giá rẻ, hàng nhái, hàng giả của Trung Quốc sẽ tràn ngập thị trường tiêu thụ. Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan quan tâm về thiếu điều kiện bảo đảm môi trường và lao động.

Hôm 27/06/2019, Tổng thống Donald Trump tuyên bố “Nhiều công ty từ Trung Quốc chuyển sang Việt Nam, nhưng, Việt Nam lợi dụng chúng ta c̣n tệ hơn Trung Quốc”.

Báo chí đưa tin một số doanh nghiệp Việt Nam như Công ty Asanzo, nổi tiếng về sản xuất tivi, tủ lạnh và nhiều loại hàng tiêu thụ khác, hàng xuất xưởng và bán trên thị trường ghi “Made in Vietnam” nhưng tất cả mọi bộ phận trong ngoài của sản phẩm đều nhập bộ phận rời từ Trung Quốc rồi lắp ráp.

Nhật Bản, Đại Hàn, Đài Loan bắt cá một tay mà trở thành nền kinh tế phát triển và ổn định. Kiểu bắt cá hai tay của ASEAN mang tâm lư tiểu nông nên khó vươn lên bằng thiên hạ.

Đại-Dương

Trở lại