Asean cháy nhà không lo chỮa mà chỈ la làng

          Đại-Dương

 

Tài liệu tham khảo:

China’s ‘new’ map aims to extend South China Sea claims (Asia Times)

Philippines Gets New Israel Missile System for its Attack Craft (Diplomat)

The Quad Reborn (Diplomat)

Recent developments surrounding the South China Sea (Miami Herald)

France and Australia can be heart of new Indo-Pacific axis, Macron says (Guardian)

US says there will be consequences for China’s South China Sea militarization (Strait Times) 

 

Asean cháy nhà không lo chữa mà chỉ la làng

                                     Đại-Dương

Hội nghị Ngoại trưởng G7 tại Gia Nă Đại đă ra Thông cáo Chung ngày 28-04-2018 “Chúng tôi vẫn c̣n quan ngại về t́nh h́nh ở Biển Nam Trung Hoa và biển Biển Đông Trung Hoa … tái tuyên bố sự phản đối mạnh mẽ đối với bất kỳ hành động đơn phương đẩy căng thẳng leo thang, phá hoại ổn định khu vực và trật tự dựa trên luật pháp quốc tế …”.

Thượng đỉnh ASEAN tại Tân Gia Ba ngày 28-04-2018 đă ra Tuyên bố Chung “tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy tŕ và thúc đẩy ḥa b́nh, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông … hoan nghênh khởi đầu lộ tŕnh đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) …”.

Cambode đă loại bỏ mọi ngôn ngữ cứng rắn đối với Trung Quốc trong bản Dự thảo Tuyên bố Chung của ASEAN dù bị Việt Nam, Phi Luật Tân, Indonesia, Mă Lai Á, Tân Gia Ba đ̣i giữ lại.

Lẽ ra Tuyên bố Chung của ASEAN phải cứng rắn hơn G7 v́ bị Trung Quốc đe doạ, chèn ép gấp bội!

T́nh h́nh tranh chấp trên Biển Nam Trung Hoa rất gay cấn, dai dẵng và chưa có lối thoát liên quan đến ba vấn đề chính: tranh chấp địa-chính-trị giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ; tranh chấp chủ quyền Paracel Islands (Hoàng Sa, Tây Sa), và Spratly Islands (Trường Sa, Nam Sa); tranh chấp về ứng dụng và giải thích Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Thứ nhất, Hoa Kỳ cương quyết duy tŕ nguyên trạng trên Biển Nam Trung Hoa kể từ sau Đệ nhị Thế chiến v́ đă giúp mọi quốc gia trong khu vực duy tŕ được chủ quyền và quyền-chủ-quyền và quyền tài phán để mỗi nước phát triển kinh tế, xây dựng xă hội mà không bị áp lực từ bên ngoài. Trung Quốc muốn trục xuất Hoa Kỳ khỏi vùng biển quốc tế để biến Biển Nam Trung Hoa như chiếc ao nhà mà độc quyền khai thác tài nguyên và mưu đồ bá quyền. Ai chống sẽ bị đe doạ quân sự, trừng phạt kinh tế, áp lực ngoại giao, gặm nhấm chủ quyền. Phán quyết của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) hồi 12-07-2016 đă chỉ rơ nhiều sai phạm của Bắc Kinh về áp dụng, giải thích sai UNCLOS dù cho Trung Quốc từng giữ vai tṛ chính trong việc soạn thảo Luật Biển 1982.

Thứ hai, tranh chấp chủ quyền vẫn bế tắt v́ Trung Quốc từ chối chịu sự phán xét của Toà án Công lư Quốc tế (ICJ), cơ quan quốc tế duy nhất có thẩm quyền cứu xét về chủ quyền quốc gia. PCA đă nhận xét “tất cả mọi thực thể trên Biển Nam Trung Hoa chưa thuộc chủ quyền của bất cứ quốc gia nào.

Thứ ba, Luật Biển đă được 157 quốc gia kư kết và đa số đă phê chuẩn. Hoa Kỳ chưa phê chuẩn mà vẫn áp dụng mọi điều khoản trong UNCLOS. Ngược lại, Trung Quốc đă phê chuẩn năm 1996, nhưng, diễn dịch và áp dụng sai có chủ ư. (a) Đường 9 Đoạn dựa vào “vùng nước lănh hải lịch sử” không được UNCLOS đề cập bởi lẽ lănh hải một quốc gia tính từ đường sơ sở trở ra biển rộng 12 hải lư và được thêm đường tiếp giáp 12 hải lư chứ không thể cách xa đất liền 972 hải lư. (b) Trên Biển Nam Trung Hoa không có “Quần đảo” đúng quy định trong UNCLOS mà chỉ có “Nhóm đảo”, do đó, không được quyền có Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) và Thềm Lục địa. Mặc dù vậy, mới đây một tổ chức tư nhân ở Hoa Lục đă tŕnh bày bản đồ và yêu sách Tứ Sa gồm có Đông Sa (Pratas do Đài Loan trấn giữ), Tây Sa (Trung Quốc trấn giữ), Trung Sa (Macclesfield Bank do TQ kiểm soát), Nam Sa (do TQ trấn giữ) thành “Quần đảo Tứ Sa” nhằm tuyên bố EEZ và Thềm Lục địa.

Bắc Kinh sử dụng đồng bộ các biện pháp kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự, pháp lư nhằm thực hiện “chủ quyền thực tế” cho “tuyên bố chủ quyền” trên Biển Nam Trung Hoa.

Trung Quốc sử dụng ba lực lượng: Hải Quân, Pḥng vệ Duyên hải (tức Cảnh sát Biển), Dân quân Biển để kiểm soát chặt chẽ vùng biển trong ḷng Đường 9 Đoạn (chiếm 90% Biển Nam Trung Hoa), ban hành lệnh cấm đánh cá từ đầu tháng Năm đến giữa tháng Tám kể từ năm 1999. Sau khi cưỡng chiếm toàn bộ Nhóm đảo Hoàng Sa từ năm 1974, Bắc Kinh tuần tự biến nó thành một Quần đảo với cơ quan hành chính Tam Sa nhằm cai quản ba nhóm đảo Tây Sa, Trung Sa, Nam Sa; có quân đội trú đóng với khả năng pḥng thủ lẫn tấn công; có cư dân thực sự, có tự túc và giao thương. Năm 1996, Bắc Kinh công bố “đường cơ sở” cho Tây Sa để áp dụng EEZ và Thềm Lục địa dù biết rơ hoàn toàn trái với quy định của UNCLOS v́ Paracel Islands không phải là Quần đảo. Khi PCA phán Đường 9 Đoạn không có giá trị pháp lư th́ Bắc Kinh nêu ra ư niệm Quần đảo Tứ Sa mà các chuyên gia quốc tế cho rằng c̣n ít giá trị pháp lư so với Đường 9 Đoạn. Hồi tháng 8-2017, Mă Tân Dân thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc đă làm cho viên chức Mỹ đồng cấp trong cuộc họp kín tại Hoa Kỳ ngạc nhiên về quan điểm Tứ Sa.

Mọi hoạt động của Trung Quốc chỉ nhằm hai mục đích chính: (1) Độc chiếm toàn bộ và toàn diện 90% Biển Nam Trung Hoa trên thực tế dù quốc tế có chấp nhận hay không nên Đô đốc Philip Davidson vừa được phê chuẩn vào chức Tư lệnh Lực lượng Quân sự Mỹ tại Thái B́nh Dương từng tuyên bố; “Chỉ có chiến tranh mới ngăn Trung Quốc chiếm Biển Nam Trung Hoa”. (2) Bắc Kinh muốn các dân tộc Đông Nam Á làm thị trường tiêu thụ mọi loại hàng hoá kém phẩm chất, bị lỗi, hoặc độc hại từ Trung Quốc chuyển tới với giả rẻ để phá hoại nền sản xuất của ASEAN. Qua h́nh thức đầu tư và viện trợ, Bắc Kinh buộc ASEAN tiếp nhận kỹ thuật phế thải, ô nhiễm và chuyên nghề làm thuê cho Trung Quốc.

Đứng trước mối đe doạ lộ liễu, gia tăng mọi mặt từ Bắc Kinh mà ASEAN vẫn không có cách đối phó thích đáng và hữu hiệu.

Thứ nhất, phán quyết ngày 12-07-2016 của PCA đă cung cấp cho ASEAN một công cụ pháp lư để bác bỏ chủ quyền vô lư và hành động xâm phạm quyền-chủ-quyền và quyền tài phán của Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa. Nhưng, Khối ASEAN, ngoại trừ Tân Gia Ba, đă không lên án và đ̣i Trung Quốc phải thi hành phán quyết của PCA như khuyến cáo từ giới chuyên gia quốc tế.

Thứ hai, PCA lên án việc bồi đắp đảo của Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa, nhưng, Phi Luật Tân và Việt Nam vẫn tiếp tục bồi đắp các thực thể chiếm đóng ở Trường Sa để Bắc Kinh lấy cớ quân-sự-hoá trong khu vực. Nguy cơ ASEAN bị Trung Quốc tấn công, cưỡng đoạt chủ quyền và quyền-chủ-quyền và quyền tài phán ngày càng nghiêm trọng. Chỉ cần Bắc Kinh hăm là Hà Nội và Manila phải ngưng hoạt động củng cố quân sự tại Trường Sa trong khi Trung Quốc vũ trang các loại vũ khí chiến cụ tối tân nhất trên ba cứ điểm quân sự Michief Reef (Đá Vành Khăn), Johnson Reef (Đá Gạc Ma), Fiery Cross Reef (Đá Chữ Thập) được bồi đắp từ năm 2014.

Thứ ba, mỗi quốc gia Đông Nam Á thoả hiệp với Trung Quốc theo điều kiện riêng nhằm kiếm viện trợ, đầu tư nên lọt vào “chiếc bẫy nợ” do Bắc Kinh giăng ra không sớm th́ muộn, bất chấp khuyến cáo từ giới chuyên gia quốc tế.

Thứ tư, ASEAN tự huyễn hoặc có thể sử dụng Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Nam Trung Hoa (COC) để buộc Bắc Kinh phải tôn trọng chủ quyền và quyền-chủ-quyền và quyền tài phán. Thực tế, COC bắt đầu đàm phán từ năm 1995 mà cho tới nay vẫn chỉ là lời hứa. Bắc Kinh sử dụng sự ngây ngô của ASEAN để củng cố vị thế chiến lược trên Biển Nam Trung Hoa. Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 có những quy định rơ ràng về chủ quyền, và quyền-chủ-quyền, và quyền tài phán vẫn bị Trung Quốc bẻ cong. Phán quyết của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển do UNCLOS lập ra vẫn bị Bắc Kinh coi như tờ giấy lộn. Vậy, làm sao Bắc Kinh có thể thi hành nghiêm chỉnh COC khi mà các quốc gia gia ASEAN quá yếu về quân sự, kinh tế, chính trị, ngoại giao, kỹ thuật …

Không thể chậm trễ hơn nữa, các quốc gia ASEAN phải nhận diện ai thù, ai bạn để hợp tác mà chống chính sách bành trướng, bá quyền Trung Quốc trong khi các cường quốc biển rập rập tiến vào Biển Nam Trung Hoa.

                                     Đại-Dương

Trở lại