ASEAN ÔM GIẤC MỘNG TỰ CHỦ MÀ DIỆT VONG

     Đại-Dương

Tài liệu tham khảo:

Mattis Thanks Vietnam for Supporting Sanctions on N. Korea (US News&World Report)

Mattis Visiting Indonesia, Vietnam to Build Relationships (DoD News)

What Does Mattis’ ASEAN Trip Say About Trump’s Asia Policy? (Diplomat)

Mattis returns to Asia with eyes on China (Asia Times)

US Defense Secretary Mattis holds meeting with Retno (AFP)

US courts Indonesia, Vietnam to counter China in Indo-Pacific (Nikkei) 

 

ASEAN ÔM GIẤC MỘNG TỰ CHỦ MÀ DIỆT VONG

                                        Đại-Dương

Bộ trưởng Quốc pḥng James Mattis khởi đầu chuyến công du Indonesia và Việt Nam 4 ngày kể từ 21-01-2018 sau khi Chính phủ Donald Trump công bố Chiến lược An ninh Quốc gia (NSS) và Chiến lược Quốc pḥng Hoa Kỳ (NDS).

Nội dung chính của NSS "chỉ định Trung Quốc và Nga là Đối thủ Chiến lược của Hoa Kỳ nên cần liên minh với nhiều quốc gia nhằm chống lại hoạt động bành trướng, bá quyền của Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa".

Chiến lược Quốc pḥng Hoa Kỳ xác định "Hoa Kỳ cạnh tranh với cường quốc chứ không phải chủ nghĩa khủng bố".

Do đó, Hoa Thịnh Đốn cần xây dựng hệ thống đồng minh và đối tác tại Châu Á-Thái B́nh Dương.

Mattis tuyên bố "bởi v́, duyên hải (bờ biển) và vị trí chiếm đóng của các nước trở thành nền tảng cho bất cứ sự thịnh vượng nào trong khu vực là lư do để đẩy mạnh các mối quan hệ quốc pḥng".

Duyệt qua dư luận ở Đông Nam Á dễ thấy chỉ có Tân Gia Ba hiểu rơ chính sách của Chính quyền Trump và t́m mọi cách thích ứng thế nào được lợi nhiều nhất về kinh tế lẫn quốc pḥng.

Các nước khác vẫn duy tŕ tâm lư tự chủ mà hành động ngược lại.

Quốc gia duyên hải Đông Nam Á nào, kể cả Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, đều lo sợ chính sách bành trướng, bá quyền Trung Quốc. Nhưng, không hành động mà chỉ đ̣i Hoa Thịnh Đốn phải gia tăng hoạt động chống Bắc Kinh.

Khi Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền lịch sử trong Đường 9 Đoạn, chiếm 90% Biển Nam Trung Hoa, th́ Hà Nội cũng xác nhận chủ quyền Biển Đông và Manila gọi tên Biển Tây Phi Luật Tân.

Nhưng, các tuyên bố đó không dựa vào luật pháp quốc tế quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) mà ba nước đó là thành viên.

Khi Hoa Thịnh Đốn và Hăng Luật Foley Hoag do Luật sư Paul Reichler, nổi tiếng nhất thế giới về Luật Biển, phụ trách vụ Manila kiện Bắc Kinh trước Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) đă ghi bàn thắng tuyệt đối hồi 12-07-2016.

Mọi yêu sách chủ quyền biển đảo của Bắc Kinh đều bị bác bỏ bằng "quyền chủ quyền" được quy định trong UNCLOS.

Manila được lợi nhiều nhất v́ đa số các thực thể địa lư trên Biển Nam Trung Hoa đều nằm trong EEZ của Phi Luật Tân và khu vực Băi cạn Scarborough được xác định là ngư trường truyền thống của Phi Luật Tân.

Kế tiếp, Việt Nam lợi được hạng nh́ v́ có khu vực EZZ rộng nhất trong ASEAN. 

Thủ đoạn từ chối tham gia các vụ kiện về "chủ quyền" của Trung Quốc để duy tŕ t́nh trạng mập mờ mà thủ lợi trên Biển Nam Trung Hoa đă bị găy đổ.

Sau Phán quyết của PCA, Chính phủ Barack Obama chỉ vận động được 6 quốc gia lên án Trung Quốc.

Dù bị Hoa Kỳ thúc giục và giới luật pháp quốc tế khuyến khích mà ASEAN vẫn từ chối việc lên án Trung Quốc và không đ̣i Bắc Kinh tuân thủ Phán quyết của PCA.

Đặc biệt, Tổng thống Rodrigo Duterte không phát huy thành tích của người tiền nhiệm mà quay 180 độ về với Bắc Kinh. Chiếc phao cứu sinh này giúp cho Bắc Kinh mạnh dạn tiếp tục quân-sự-hoá Biển Nam Trung Hoa, tăng cường sức mạnh quân sự tại hai pháo đài Hoàng Sa và Trường Sa.

Mă Lai Á, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia nghiêng về phía Trung Quốc tạo điều kiện cho Cambode và Lào rơi hẵn vào ṿng tay Bắc Kinh làm cho Phán quyết của PCA mất hiệu lực thực tế.

Khu trục hạm USS Hopper của Mỹ hải hành bên trong khu vực 12 hải lư của Băi cạn Scarborough (Panatag, Hoàng Nham) hôm 21-01-2018 được báo Philstar dẫn lời Phát ngôn viên của Duterte: "Chúng tôi không muốn trở thành một phần trong chuyện tranh căi giữa Mỹ và Trung Quốc. Mỹ chỉ có thể quan tâm đến lợi ích riêng của họ".

Kể từ năm 1945, Hoa Kỳ tự nguyện bảo vệ an ninh và an toàn tại Châu Á-Thái B́nh Dương và không cưỡng đoạt, lấn chiếm lănh thổ, lănh ải của bất cứ nước nào. Hoa Kỳ không phê chuẩn UNCLOS, nhưng, vẫn tuân thủ và cố duy tŕ luật pháp trên biển theo quy định của UNCLOS. Ngược lại, Bắc Kinh đă phê chuẩn UNCLOS từ năm 1996 mà vẫn cưỡng chiếm biển, đảo của Phi Luật Tân, Việt Nam.

Muốn tự chủ, Manila và Việt Nam phải hành động chứ không thể dùng lời lẽ khích tướng để Nội các Chiến tranh của Mỹ dồn tài nguyên bảo vệ trong khi ASEAN "toạ sơn xem hổ đấu".

Tự chủ quốc gia không đến từ ước muốn hoặc khẩu hiệu mà phải kết hợp trí thông minh, tinh thần dũng cảm, ư chí bất khuất của toàn dân.

Nhật Bản, Đại Hàn hiện đại về kinh tế lẫn quân sự vẫn phải liên minh chặt chẽ với Hoa Kỳ để Trung Quốc không dám động tới. Nhật Bản từ sau Đệ nhị Thế chiến, và Đại Hàn sau năm 1953 đă vươn lên từ đống tro tàn chiến tranh, không mất người lính nào mà quốc gia vẫn an ninh, ổn định so với sự xáo trộn triền miên ở Đông Nam Á.

Bị Tổng thống Donald Trump chỉ trích gay gắt về đóng góp chi phí quân sự chưa đủ, gian lận thương mại mà NATO, Nhật Bản, Đại Hàn vẫn sẵn sàng điều chỉnh v́ nhu cầu bảo vệ chủ quyền là tuyệt đối.

Chính sách ngoại giao đa phương, chiến lược "Ba Không" của Cộng sản Việt Nam không ngăn được Trung Quốc khống chế nền kinh tế, gặm nhấm EEZ, đảo mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Chính sách đồng hoá của Bắc Kinh làm cho bản đồ Việt Nam lốm đốm như tấm da beo, báo hiệu nguy cơ diệt vong.

Chiến tranh nóng, chiến tranh lạnh, chiến tranh cấp vùng, chiến tranh gặm nhấm, chiến tranh tiêu hao, chiến tranh đồng hoá đều phải chống triệt để nếu không chủ quyền quốc gia sẽ đội nón ra đi dẫn tới diệt vong.

Thực tế, chỉ có cường quốc mới đủ phương tiện và khả năng khuynh loát nước nhỏ trong mọi lĩnh vực cuộc sống.

Giới cầm quyền tại các quốc gia ASEAN sẵn sàng nhượng bộ chủ quyền cho Trung Quốc để đổi lấy lợi ích kinh tế và chúng sẽ ôm túi bạc vọt ra nước ngoài bỏ lại đất nước hàng đống nợ khi thay ngôi đổi chủ.

Chỉ có đa số dân chúng thấp cổ bé miệng ở Đông Nam Á phải làm thân trâu ngựa cho Hán Tộc.

Vùng lên hay Cam chịu?

                               Đại-Dương

Trở lại