Ai muỐn ôm chân TẬp CẬn Bình

 Hãy nhỚ bài hỌc Liên Sô

  Đại-Dương

Tài liệu tham khảo:

Francis Fukuyama: 'Việt Nam làm khác TQ' (BBC)

Is anyone paying attention to China? (TWP)

How the West got China wrong - Xi Jinping decides to abolish presidential term limits (Economist)

'Sharp power' allegations part of efforts to smear China: Beijing (Strait Times)

‘Too much, too soon,’ expert warns on PH-China sea study (Inquiry)

 

                 Ai muỐn ôm chân TẬp CẬn Bình

                        Hãy nhỚ bài hỌc Liên Sô

                                        Đại-Dương

Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội mang bản sắc Trung Quốc cho thời đại mới” được ghi vào điều lệ của Đảng Cộng sản Trung Hoa tại Đại hội lần thứ 19 ngày 18-10-2017 sau 5 năm cầm quyền. Một vinh dự mà từ trước chỉ dành cho Mao Trạch Đông.

Từ khi lên cầm quyền vào năm 2012, Tập Cận Bình đã đề ra khái niệm “Trung Quốc Mộng” để thực hiện sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa bằng hai mục tiêu thế kỷ: (1) Xây dựng một xã hội khá giả vừa phải vào năm 2020, một năm trước sinh nhật một thế kỷ của Đảng Cộng sản Trung Hoa. (2) Đưa Trung Quốc trở thành “siêu cường xã hội chủ nghĩa” vào năm 2049, đúng dịp tròn 100 năm tuổi của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc.

Vụ thanh trừng tuyệt tình các đối thủ chính trị do Tập Cận Bình thực hiện với hơn 1 triệu cán bộ cao cấp đã củng cố chiếc ghế chủ tịch vững chắc hơn. Nhưng, cũng có thể tạo ra nhiều kẻ thù mới trong hiện tại lẫn tương lai. Do đó, Tập Cận Bình muốn tái lập mô hình Mao Trạch Đông hay chí ít cũng được giữ vai trò nhiếp chính sau rèm như Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân.

Dù sao mô hình chính trị ở Hoa Lục hiện nay cũng do người Trung Quốc chọn lựa mà không bị áp đặt từ bên ngoài. Ngoại quốc chẳng có lý do nào để chống cả mà phải nghĩ cách đối phó ra sao hầu bảo đảm quyền lợi quốc gia, dân tộc và nền an ninh, ổn định, hoà bình trên quả địa cầu.

Tuy nhiên, “Hoàng đế Tập Cận Bình” sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới cộng đồng nhân loại nên những dân tộc trên thế giới hãy thận trọng khi quyết định ôm chân Tập Cận Bình. Nếu không, sẽ gánh hậu quả chẳng ít trên phương diện chủ quyền và phát triển kinh tế.

Chúc mừng một nguyên thủ quốc gia vừa đắc cử cho đúng phép tắc ngoại giao, không đồng nghĩa với tán thành mọi đường lối chính sách do họ chủ trương.

Học giả Francis Fukuyama trả lời phỏng vấn của BBC hôm 1 tháng 3 năm 2018 rằng: “Tập Cận Bình là một ‘Hoàng đế xấu’ sẽ không tốt cho Trung Quốc và phần còn lại của thế giới”.

Fukuyama từng viết về sự trỗi dậy của tầng lớp trung lưu và tiềm năng của họ, nhưng, không tin tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc sẽ chống đối Tập Cận Bình.

Giới học thuật trên thế giới đã sai lầm vì không phân biệt giữa tầng lớp trung lưu ở Tây Phương vào thế kỷ thứ 18 và tại Trung Quốc trong thế kỷ 21. Tầng lớp trung lưu ở Hoa Lục do Đảng Cộng sản nặn ra từ lớp bần cố nông hoặc bần-cố-nông rồi bơm vốn, tiếp sức cho họ có địa vị cao trong xã hội nên họ phải bảo vệ chế độ.

Fareed Zakaria tốt nghiệp tiến sĩ triết học tại Harvard, hành nghề ký giả và soạn giả ghi nhận: “Mao Trạch Đông cai trị 30 năm, Đặng Tiểu Bình cũng thế và bây giờ Trung Quốc ở vào thời kỳ thứ ba sẽ kéo dài 30 năm nên quốc tế cần lưu ý.

Cộng đồng nhân loại phải đối phó với Trung Quốc như thế nào để tránh được một cuộc Chiến tranh Lạnh thời Liên Sô, hoặc tệ hơn có thể dẫn tới Đệ tham Thế chiến?

Trên phương diện ý thức hệ

Tập Cận Bình muốn làm sống lại chủ nghĩa cộng sản núp sau danh xưng chủ nghĩa xã hội đượm màu sắc Trung Quốc nên đã xây dựng hàng trăm Viện Khổng Tử tại một số quốc gia trên thế giới, kể cả Hoa Kỳ nhằm đẩy lùi văn hoá Tây Phương.

Trong diễn văn dài hơn ba tiếng rưỡi đồng hồ tại Đại hội 19, Tập Cận Bình ca tụng thành quả của chủ nghĩa xã hội, như một chọn lựa cho các quốc gia khác vì nền dân chủ Tây Phương chỉ mang lại khủng hoảng và trì trệ.

Liên Sô cũng từng xác định chủ nghĩa cộng sản sẽ đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản làm bùi tai nên các nhà lãnh đạo nhược tiểu cố ôm chân Mạc Tư Khoa để tiến lên chủ nghĩa xã hội khiến dân tộc bị còi cọt về thể xác lẫn tâm hồn.

Trên phương diện chính trị

Tập Cận Bình đã chuyển Trung Quốc từ chế độ chuyên chế sang độc tài có thể rơi vào trường hợp như Mao Trạch Đông.

Người già thường bảo thủ và gia trưởng nên Tập Cận Bình có thể trở thành vị “Hoàng đế xấu” với những hậu quả khó lường cho dân tộc Trung Quốc và thế giới.

Thời Mao Trạch Đông, Trung Quốc yếu về kinh tế. Quân sự chỉ mạnh về “chiến thuật biển người” nên thiệt hại về chiến tranh còn hạn chế. Nhưng, bây giờ, Trung Quốc mạnh về kinh tế và có nhiều vũ khí, chiến cụ hiện đại nên tham vọng thống trị thế giới càng khủng khiếp hơn.

Mao Trạch Đông đã không thể chạm tới Phi Luật Tân do nước này có chế độ dân chủ và được Hoa Kỳ bảo vệ bởi Hiệp ước Phòng thủ chung từ năm 1951.

Nhưng, với đầu óc chuyên chế của Tổng thống Rodrigo Duterte thì Phi Luật Tân dần dần rơi vào mô hình do Tập Cận Bình tạo ra.

Việt Nam bi thảm hơn khi có hệ thống chính trị, kinh tế tương đồng và ở sát nách Trung Quốc. Sau 43 năm thống nhất đất nước dưới chế độ chuyên chế, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhồi vào đầu óc dân chúng chỉ biết tuân phục vô-điều-kiện.

Bảng thăm dò dư luận do Trung tâm Nghiên cứu PEW khảo sát tại 38 quốc gia cho thấy chỉ có 8% người Việt Nam “ủng hộ dân chủ đại nghị”, tức người dân muốn giao khoán số phận giới quân sự và kỹ trị mà không tự quyết định, so với 78% bình quân toàn cầu.

Như thế, nguy cơ Việt Nam rơi vào vòng tay Trung Quốc như từng theo Liên Sô trong thế kỷ thứ 20!

Trên phương diện kinh tế

Tây phương mới đây đã thừa nhận sai lầm khi cho phép Trung Quốc tham gia vào hệ thống kinh tế toàn cầu nên đã tạo ra tình trạng “thương mại cướp đoạt” khắp thế giới.

Ngăn chặn hành vi kinh tế thống trị của Trung Quốc mới bắt đầu và có thể ảnh hưởng tới các vệ tinh của Bắc Kinh.

Vì thế, quốc gia nào liên quan tới hệ thống kinh tế Trung Quốc cũng có thể bị sờ gáy. Dĩ nhiên, thiệt hại không hề nhỏ.

Gác tranh chấp cùng khai thác được Tập Cận Bình thực hiện để lần lược thủ đắc toàn bộ tài nguyên thiên nhiên Biển Nam Trung Hoa.

Phi Luật Tân đang nhượng bộ Trung Quốc khi đồng ý khai thác chung dầu khí trong vùng tranh chấp mà không dựa vào Phán quyết của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) ngày 12-07-2016 về “quyền chủ quyền”.

Việt Nam phải ngưng thăm dò dầu khí khi bị Trung Quốc đe doạ tấn công.

Trên phương diện quân sự

Tập Cận Bình đang xây dựng một lực lượng quân sự hùng hậu phải biết “đánh và thắng”. Dĩ nhiên, trước nhất phải khuất phục các nước nhược tiểu trong vùng.

Mặc dù, PCA phán Đường 9 Đoạn của Trung Quốc không có giá trị pháp lý mà Bắc Kinh vẫn chống đối mọi hoạt động quân sự của các quốc gia khác trên Biển Nam Trung Hoa.

Trung Quốc quân-sự-hoá toàn bộ Biển Nam Trung Hoa sẽ trở thành áp lực rất lớn để buộc các quốc gia yếu trong vùng rơi vào quỹ đạo của Bắc Kinh.

Tập Cận Bình nắm mọi quyền lực có thể đẩy Trung Quốc vào cuộc đối đầu quân sự và kinh tế với Hoa Kỳ mà các nước nhỏ khó tránh bị cuốn theo.

                                          Đại-Dương

Trở lại