Ấn ĐỘ đang đi ba cẲng

      Đại-Dương

 

 

Tài liệu tham khảo:

India’s missile deal with Russia unlikely to sour US relations (Asia Times)

India, Russia Sign $5.5 Billion S-400 Deal During Modi-Putin Summit (Diplomat)

The painful lessons of India's latest corporate credit shock (Nikkei)

With ‘Fishy’ Jet Deal, India’s Opposition Finally Lands a Blow on Modi (NYT)

INDIA WILL BUY WEAPONS FROM RUSSIA AND OIL FROM IRAN, IGNORING U.S. WARNINGS (Newsweek)

US, China to hold key talks on Monday to reduce military, tr .. (Times of India)

Two Indian companies to buy Iranian oil in November: Dharmendra Pradhan (Times of India)

Countering America’s Adversaries Through Sanctions Act

                      

                 Ấn ĐỘ đang đi ba cẲng

                                     Đại-Dương

Cuộc đối thoại “2+2” giữa Bộ trưởng Quốc pḥng, Bộ trưởng Ngoại giao của Ấn Độ và Hoa Kỳ đă kết thúc hôm 6 tháng 9 năm 2018 với "Thoả thuận An ninh và Tương thích Thông tin" (COMCASA) nhằm cải thiện mạnh mẽ mối quan hệ quân sự và kinh tế vào tầm đối tác chiến lược đặc biệt, mà Mỹ chỉ dành riêng cho các quốc gia đồng minh chí cốt.

Nhưng, hôm 5 tháng 10, tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 19 ở Thủ đô Tân Đề Ly, Tổng thống Nga, Vladimir Putin và Thủ tướng Ấn, Narendra Modi đă kư hợp đồng mua Hệ thống Hoả tiễn Pḥng không S-400 trị giá 5.5 tỉ USD bất chấp sự phản đối Hoa Kỳ.

Tân Đề Ly hành xử dựa trên ba khía cạnh: không-liên-kết, đồng minh, đối tác chiến lược.

Ấn Độ đồng sáng lập và giữ vai tṛ lănh đạo Phong trào Không-Liên-Kết (NAM) từ năm 1955 đến 2007, đại diện cho 118 quốc gia, chiếm 55% dân số thế giới và gần 2/3 số ghế Liên Hiệp Quốc. Và, có 16 quốc gia quan sát viên.

Năm nguyên tắc của NAM “Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ của nhau; Không xâm lược lẫn nhau; Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; B́nh đẳng và hai bên cùng có lợi; Cùng tồn tại hoà b́nh”.

Tuy nhiên, Tân Đề Ly nghiêng về phe cộng sản nên tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc lá phiếu tương đồng giữa Hoa Thịnh Đốn và Tân Đề Ly tăng từ 13% của năm 1990 lên 17% vào 2017 so với 66% của Anh, 60% Pháp, 77% Israel, 15% Tàu, 25% Nga.

Thực tế, chiến tranh thường xuyên xảy ra từ bên ngoài đưa vào hoặc do nội bộ Phong trào. Nghèo đói, chậm tiến, lạc hậu đeo đuổi suốt chiều dài của Phong trào Không-liên-kết  

Mặc dù Cộng hoà Ấn Độ có nền dân chủ đông dân nhất thế giới (1.3 tỉ người) với thể chế cộng hoà nghị viện và hệ thống đa đảng, nhưng, Tân Đề Ly đă theo mô h́nh kinh tế xă hội chủ nghĩa (kiểu Liên Sô) cho tới năm 1991 nên GDP nominal hiện nay chỉ được 1,983 USD, xếp hạng 140 trên thế giới (theo IMF).

Ngoại trừ Tân Gia Ba có nền kinh tế và chính trị phát triển toàn diện và một số quốc gia giàu có nhờ tài nguyên dầu hoả khí đốt dồi dào như Brunei, Bahrain, Kuwait, Qatar, Á Rập Saudi, Các tiểu vương quốc Á Rập Thống nhất trong khi đa số quốc gia Không-liên-kết vẫn ́ ạch hoặc lạc hậu.

Thực tế, Phong trào Không-liên-kết chẳng giúp các nước hội viên thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, chiến tranh. Ngược lại, các quốc gia trong Khối tư bản phát triển hài hoà và ngoạn mục trong thời gian 30 năm như Tứ Hổ Á Châu (Tân Gia Ba, Đài Loan, Hồng Kông, Đại Hàn), hoặc các nước cựu-cộng-sản Đông Âu và Baltics.

Chính sách Không-liên-kết đă làm cho Ấn Độ bị mất đất và ảnh hưởng vào tay Trung Cộng và Pakistan. Bắc Kinh đang lấn sân trên Ấn Độ Dương làm cho Ấn Độ mất ưu thế chiến lược lẫn ảnh hưởng truyền thống trong khu vực Ấn Độ Dương.

Ấn Độ đang rơi vào chiến thuật cắt lát salami của Bắc Kinh trong vùng Hy Mă Lạp Sơn và Ấn Độ Dương mà nếu thiếu đồng minh mạnh th́ Tân Đề Ly khó chống đỡ hữu hiệu.

Khối Tân Hưng (Nga, Trung Cộng, Ấn Độ, Ba Tây, Nam Phi) tuy đông dân và đang cố gắng mở rộng, nhưng, chỉ có Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh đủ khả năng thao túng về quân sự và kinh tế nên ba quốc gia c̣n lại rất khó đổi đời.

Mạc Tư Khoa bán S-400 cho cả Ấn Độ và Trung Cộng, nhưng, chỉ bán phi cơ tàng h́nh thế hệ thứ năm Su-35 cho Bắc Kinh khiến cán cân quân sự luôn luôn nghiêng về phía Trung Cộng.

Khả năng chế tạo vũ khí và chiến cụ của Bắc Kinh vượt trội buộc Tân Đề Ly phải thường xuyên mua sắm vũ khí tứ phương mà vẫn khó cân bằng ưu thế quân sự.

Trong lĩnh vực kinh tế, Tân Đề Ly chưa có dấu hiệu bắt kịp Bắc Kinh nên cần một sự chuyển giao kỹ thuật mạnh mẽ từ Tây Phương và Nhật Bản, nói chung từ Khối tư bản Thế giới.

Khối dân chủ trên thế giới sẽ dè dặt hơn khi đầu tư vào các quốc gia khác sau khi chiến lược “kinh tế phát triển kéo theo thay đổi chính trị” đă phá sản sau gần ba thập niên thực hiện.

Ấn Độ có nền dân chủ tương đồng với Tây Phương và Nhật Bản nên dễ hợp tác hơn nếu Tân Đề Ly dứt khoát từ bỏ chính sách Không-liên-kết đă phá sản.

Đạo luật Chống lại Kẻ thù của Hoa Kỳ thông qua Luật Cấm vận (CAATSA) được Lưỡng viện Quốc hội chấp thuận hôm 8 tháng 2 năm 2017 nhằm chống lại sự xâm lược của Iran, Nga, Bắc Triều Tiên, Trung Cộng và các mục tiêu khác (chủ nghĩa khủng bố quốc tế, vi phạm nhân quyền).

Sau gần hai năm cầm quyền, Tổng thống Donald Trump đă cùng với  Quốc hội xác định kẻ thù quan trọng của Hoa Kỳ gồm có Trung Cộng, Nga, Iran, Bắc Triều Tiên, Chủ nghĩa Khủng bố Quốc tế, và công khai các kế hoạch và chương tŕnh hành động.

Đó là các văn kiện thực hiện: Chiến lược An ninh Quốc gia (NSS), Chiến lược Quốc pḥng (NDS), Đạo luật Uỷ quyền Quốc pḥng (NDAA) tài khoá 2019, Đạo luật Chống lại Kẻ thù của Hoa Kỳ thông qua Luật Cấm vận (CAATSA).

Tân Đề Ly đang cố yêu cầu Hoa Thịnh Đốn ngưng áp dụng CAATSA để có thể mua vũ khí của Nga và dầu hoả của Iran mà không bị trừng phạt.

Lệnh cấm mua dầu hoả của Iran do Hoa Kỳ đưa ra sẽ có hiệu lực từ ngày 4 tháng 11. Dù chưa biết quyết định của Tổng thống Trump như thế nào, nhưng, hai công ty dầu hoả của Ấn Độ đă kư hợp đồng mua 1.25 triệu tấn dầu thô của Iran trong tháng 11 so với 9 triệu thùng vào tháng 9 vừa qua.

Trong bất cứ trường hợp nào, Thủ tướng Modi cũng phải đối diện với các áp lực lớn từ trong nước do cáo buộc tham nhũng được phe đối lập thổi phồng trước cuộc bầu cử sắp tới. Chiến thuật hoà dịu với Trung Cộng và Pakistan làm cho Ấn Độ co rút lại nên ngày càng bị dân chúng phản đối gay gắt.

Ấn Độ chưa đủ khả năng ngăn chặn chính sách bành trướng bá quyền Trung Cộng nên chẳng c̣n chọn lựa nào khác mà phải cấp tốc đem chôn thây ma Không-liên-kết để hợp tác với Tây Phương, Nhật Bản, Đông Nam Á mới mong đẩy mạnh kinh tế phát triển và xây dựng lực lượng quân sự hùng hậu.

                                         Đại-Dương

Trở lại