ẤN ĐỘ DƯƠNG-THÁI B̀NH DƯƠNG CÓ THỂ THÀNH CHIẾN TRƯỜNG KHÔNG?

Đại-Dương

Tài liệu tham khảo:

What really drives the South China Sea conflict (Asia Times)

Can the UK Achieve Its Naval Ambitions in the Indo-Pacific? (Diplomat)

Germany’s defence chief calls China a ‘systemic challenge’ as Berlin ramps up military presence in Asia (SCMP)

 

ẤN ĐỘ DƯƠNG-THÁI B̀NH DƯƠNG CÓ THỂ THÀNH CHIẾN TRƯỜNG KHÔNG?

Đại-Dương

Bắc Kinh gia tăng nỗ lực quân sự, kinh tế, ngoại giao nhằm biến Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương thành mũi tiến công và cơ sở hậu cần trong mưu đồ thống trị toàn cầu mà không c̣n che đậy.

V́ thế, phản ứng của Cộng đồng Quốc tế ngày càng gay gắt và quyết liệt để duy tŕ chủ quyền và quyền -chủ-quyền và quyền-tài-phán của mỗi quốc gia được quy định rơ ràng trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Bắc Kinh là một thành viên tích cực trong thời gian soạn thảo Công ước và đă phê chuẩn vào năm 1996. Hoa Kỳ không kư mà thi hành v́ các điều khoản UNCLOS tương hợp với những tập quán quốc tế.

Trung Quốc có chủ quyền trên Biển Nam Trung Hoa hay không?

Trong bài “What really drives the South China Sea conflict”, đăng trên The Asia Times ngày 1 tháng 11-2020, Học giả Mark J Valencia thuộc Viện Nghiên cứu Quốc gia về Biển Nam Trung Hoa ở Hải Cứ (Haikou) của Đảo Hải Nam đă biện minh cho chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa (SCS) và trút trách nhiệm cho Hoa Kỳ cố t́nh gây xung đột. (1) Người Mỹ hy vọng rằng các giá trị và hệ thống của Trung Quốc sẽ trở nên giống như của ḿnh, nhưng điều đó không bao giờ xảy ra. Người Mỹ muốn thống trị Đông Nam Á, đặc biệt trên SCS. (2) Động cơ của Trung Quốc chủ yếu tự vệ, quyền khôi phục hợp pháp phạm vi ảnh hưởng của ḿnh. Hoa Kỳ muốn duy tŕ quyền bá chủ của ḿnh và “trật tự quốc tế”.

Lập luận của Valencia hoàn toàn nguỵ biện: (1) Khái niệm “chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc đă bị Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) bác bỏ trong phán quyết ngày 12-07-2016 do vụ Phi Luật Tân kiện Trung Quốc. Đô đốc Trịnh Hoà từng chỉ huy một Hạm đội với 317 chiến thuyền và 28,000 quân đi giao thương với các quốc gia Châu Á, Trung Đông và Châu Phi suốt 30 năm kể từ 1405 sau Công nguyên mà không áp dụng kiểu ngoại giao pháo hạm thịnh hành thời đó. Vai tṛ của Trịnh Hoà chỉ chú trọng tới giao thương. (2) Các Đế quốc Châu Âu từng cai trị các quốc gia Đông Nam Á hàng thế kỷ mà không thể viện dẫn “chủ quyền lịch sử” sau khi UNCLOS ra đời. “Chủ quyền lịch sử” do Bắc Kinh đưa ra không phù hợp với UNCLOS. Sau đó, một số cường quốc hàng hải và hầu hết các quốc gia duyên hải Đông Nam Á đ̣i Bắc Kinh tuân thủ UNCLOS và tôn trọng phán quyết của PCA. (3) Chiến hạm Mỹ và đồng minh thực hiện các chuyến “hàng hải tự do, FONOPs” trong vùng 12 hải lư của các thực thể trên SCS hoàn toàn phù hợp với UNCLOS. (4) Học giả Valencia từng chỉ trích Trung Quốc chèn ép Việt Nam khi Phân định Vịnh Bắc Bộ bổng dưng quay ngoắt 180 độ khi được Bắc Kinh tuyển dụng!

Bộ Tứ (QUAD) chính thức hoạt động

Ư tưởng Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương được cựu Thủ tướng Shinzo Abe phát biểu khi công du Ấn Độ năm 2015 liên quan đến hợp tác kinh tế và kỹ thuật hạt nhân (nguyên tử lực phục vụ hoà b́nh).

Nhưng, với mối đe doạ toàn diện từ Bắc Kinh ngày càng lộ liễu đă buộc Abe t́m tới Hoa Kỳ v́ chiến lược Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương tự do và cởi mở được Tổng thống Donald Trump đề ra khi Bộ Tư lệnh Thái B́nh Dương Hoa Kỳ trở thành Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương (USINDOPACOM) từ tháng 4-2019 do Đô đốc Philip S. Davidson chỉ huy.

Bộ Tứ gồm có Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc Đại Lợi đă mở cuộc tập chung hải quân Malabar 2020 ở Vịnh Bengal kể từ 3 đến 21 tháng 11 trên Biển Á Rập như lời răn đe mọi hoạt động phi pháp của Bắc Kinh trên “vùng biển quốc tế”. Đồng thời, sẵn sàng các biện pháp bao vây Trung Quốc nếu xảy ra chiến tranh.

Từ nhiều năm trước Hải Quân Hoàng gia Anh đă phái chiến hạm thực hiện các chuyến “hàng hải tự do” riêng rẽ trên Biển Nam Trung Hoa.

Trong bài “Can the UK Achieve Its Naval Ambitions in the Indo-Pacific?” đăng trên The Diplomat ngày 6 tháng 11-2020, Học giả Ian Storey thuộc Viện ISEAS của Singapore đề cập tới tham vọng của Hải quân Hoàng gia Anh trong vùng Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương.

Hải đội Xung kích Hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth đầu tiên của Anh Quốc gồm 10 chiến hạm các loại khu trục, hộ tống, tiếp tế, hỗ trợ và tiềm thuỷ đỉnh được trang bị phi cơ tàng h́nh F-35B và F-35Bs (dành cho Thuỷ quân Lục chiến) sẽ hoạt động tại Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương kể từ cuối năm 2021. Hải đội này sẽ đến SCS nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Liên minh 5 quốc gia Tân Gia Ba, Mă Lai Á, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, Anh Quốc và sẽ hồi hương sau 6 tháng. Tư lệnh Hải đội Xung kích, Phó đô đốc Jerry Kyd cho biết sẽ hoàn thành một số sứ mệnh bao gồm thông điệp chiến lược, dự phóng sức mạnh, ngoại giao Hải quân và xúc tiến thương mại. Hải đội này cũng sẽ tập trận chung với các chiến hạm của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc Đại Lợi và sẽ đồn trú tại Căn cứ Hải quân Yokosuka của Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ tại Nhật Bản. Năm 2023, Anh Quốc sẽ có Hải đội Xung kích Hàng không mẫu hạm thứ hai.

Từ 2018 đến 2020, Hải quân Hoàng gia Anh Quốc đă phái 5 chiến hạm thực hiện tự do hàng hải trên SCS, kể cả chuyến hải hành vào Nhóm đảo Hoàng Sa (Paracel Islands, Tây Sa). Chiến lược của Anh Quốc là kéo dài thời gian hoạt động của chiến hạm tại Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương, nhưng, không thường trực.

Pháp đă ban hành Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương vào năm 2019 khi điều động Hải đội Xung kích Hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle gồm có 2 khu tục hạm, 1 hộ tống hạm, 1 tiếp tế hạm, 1 tiềm thuỷ đỉnh tập trận chung với Hải quân Ấn Độ nhằm bảo vệ lộ tŕnh hàng hải quốc tế.

Khi thăm viếng Úc Đại Lợi hôm 2 tháng 11-2020, Bộ trưởng Quốc pḥng Annegret Kramp-Karrenbauer của Đức tuyên bố sẽ phái một hộ tống hạm duy nhất đến tuần tra khu vực Ấn Độ Dương- Thái B́nh Dương vào năm tới. Đức là đối tác thương mại số 1 của Trung Quốc, nhưng, gần đây đă công khai gọi Bắc Kinh là “thách đố hệ thống” nên cần “trật tự quốc tế dựa trên luật lệ là hoàn toàn cần thiết và tiếp cận đa phương”. Khả năng của hộ tống hạm không nhiều trong hải chiến.

Liên minh Lỏng lẽo Nga-Trung

Trung Quốc đang đẩy mạnh sản xuất khí tài chiến tranh nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên, hiệu quả cụ thể vẫn đang nghi ngờ.

Bắc Kinh muốn chế tạo Hàng không mẫu hạm hạt nhân mà bị bế tắc về sức đẩy hạt nhân cần thiết nên có xu hướng t́m tới nền kỹ thuật quân sự của Nga.

Mỹ phát triển năng lượng hạt nhân cho tiềm thuỷ đỉnh tiến tới chiến hạm rồi hàng không mẫu hạm.

Liên Sô (Nga) không có nhu cầu tạo sức mạnh khắp các đại dương nên tập trung phát triển năng lượng hạt nhân cho các tàu phá băng. V́ thế, Bắc Kinh đang muốn thu thập kinh nghiệm khi Nga đă yêu cầu Trung Quốc đấu thầu đóng một lớp tàu phá băng hạt nhân mới. Tuy nhiên, không có ǵ bảo đảm khi tàu sân bay hạt nhân của Trung Quốc đi vào hoạt động năm 2030 như nhận xét của Robert Farley, Giáo sư thỉnh giảng tại Trường Cao đẳng Chiến tranh Quân đội Hoa Kỳ.

Lịch sử Hải chiến Thế giới

Hải chiến đóng vai tṛ không nhỏ trong các cuộc thế chiến liên quan tới hệ thống tiếp vận và chuyên chở binh sĩ trong chiến tranh.

Chiến lược, chiến thuật, trang bị, tinh thần lính biển, kinh nghiệm tác chiến đóng vai tṛ quan trọng góp phần chiến thắng.

Hải quân Nhật Bản đă toàn thắng trong hai trận ở Cửa sông Áp lục và trên Biển Hoàng Hải năm 1884 dù vũ khí kém và chiến hạm nhỏ hơn so với hai Hạm đội Bắc Dương và Nam Dương của Thanh Triều.

Bị tấn công bất ngờ tại Trân Châu Cảng năm 1941 trong Đệ nhị Thế chiến, bị thiệt hại nặng nề, nhưng, Hải quân Hoa Kỳ đă vừa chiến đấu, vừa tăng cường tiềm năng để đảo ngược t́nh thế trên Thái B́nh Dương. Làm chủ biển cả đă mang lại chiến thắng cho Hoa Kỳ và đồng minh trong thế chiến thứ hai.

Dù ai muốn ca tụng Trung Quốc như thế nào, nhưng, Hoa Kỳ và đồng minh làm chủ biển cả có thể bóp nghẹt Trung Quốc bất cứ khi nào cần thiết.

Đại-Dương  

 

Trở lại