1) Ấn Độ phát triển tên lửa có thể tấn công toàn bộ lănh thổ Trung Quốc
2) Căn cứ quân sự Trung Quốc ở Djibouti: 5 lư do Ấn Độ phải lo lắng
3) Philippines có thể khoan dầu trở lại ở Biển Đông trong năm nay
4) Tokyo phản đối tàu vơ trang Bắc Triều Tiên đe dọa tàu tuần tra Nhật

 

1) Ấn Độ phát triển tên lửa có thể tấn công toàn bộ lănh thổ Trung Quốc

Trọng Nghĩa

media
Hỏa tiễn Agni V được phóng từ đảo Wheeler, Ấn Độ ngày 19/04/2012.REUTERS/DRD

Hăng tin Ấn Độ PTI ngày 13/07/2017, đă trích dẫn một bài báo trên số tháng 7 và 8 của tạp chí điện tử After Midnight cho biết: 2 chuyên gia hạt nhân hàng đầu của Mỹ nhận định rằng mục tiêu trọng yếu trong chiến lược phát triển tên lửa hạt nhân của Ấn Độ hiện nay là Trung Quốc chứ không phải Pakistan như trước đây, và New Delhi đang chế tạo những loại tên lửa có khả năng tấn công bất cứ nơi nào trên lănh thổ Trung Quốc từ các căn cứ đặt ở miền nam Ấn Độ .

Theo hai ông Hans M Kristensen và Robert S Norris, Ấn Độ hiện đă sản xuất đủ plutonium dùng cho khoảng 150-200 đầu đạn hạt nhân, nhưng dường như chỉ mới chế tạo từ 120-130 đầu đạn.

Về các tên lửa mang đầu đạn nguyên tử, hai chuyên gia Mỹ liệt kê trước tiên loại Agni-2, có thể được phát triển để nhắm vào các mục tiêu ở miền Tây, miền Trung, và miền Nam Trung Quốc. Agni-2 là bước cải tiến mới của Agni-1 – loại tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân với tầm hoạt động trên 2.000 km.

Ngoài ra, tên lửa Agni-4 của Ấn Độ sẽ đủ khả năng từ phía đông bắc Ấn Độ tấn công hầu hết các mục tiêu trên lănh thổ Trung Quốc, kể cả Bắc Kinh và Thượng Hải.

New Delhi cũng đang phát triển Agni-5 - gần đạt tới chuẩn tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), đủ khả năng phóng đầu đạn hạt nhân tới nơi cách xa trên 5.000 km.

Đối với hai chuyên gia Mỹ : « Tầm bắn xa hơn sẽ cho phép Quân Đội Ấn Độ bố trí các căn cứ Agni-5 ở miền Trung và miền Nam nước này, cách rất xa lănh thổ Trung Quốc ».

Hai chuyên gia hạt nhân Mỹ cho rằng New Delhi hiện đang vận hành 7 phương tiện có thể mang đầu đạn hạt nhân: 2 máy bay, 4 tên lửa đạn đạo phóng đi từ mặt đất và 1 tên lửa đạn đạo phóng từ biển, nhưng « có ít nhất 4 hệ thống nữa đang trong quá tŕnh phát triển..., với các tên lửa tầm xa phóng từ đất liền và từ biển, có thể được triển khai trong ṿng 1 thập kỷ tới ».

2) Căn cứ quân sự Trung Quốc ở Djibouti: 5 lư do Ấn Độ phải lo lắng

Minh Anh

 

media
Binh lính Trung Quốc chuẩn bị đến căn cứ quân sự Djibouti, Trạm Giang, Quảng Đông ngày 11/07/2017.REUTERS/Stringer

Ngày 11/07/2017, Trung Quốc bắt đầu chính thức đưa quân sang Djibouti, một nước nhỏ ở châu Phi và là nơi có căn cứ quân sự đầu tiên của Bắc Kinh ở hải ngoại. Giới quan sát cho rằng dự án này của Trung Quốc làm cho Ấn Độ lo ngại. Tờ Hindustan Times của Ấn Độ đưa ra năm lư do giải thích.

Thứ nhất, Djibouti nằm ở cực tây Ấn Độ Dương, nhưng có một lợi thế chiến lược quân sự, làm cầu nối giữa vùng Trung Đông với Châu Phi. Với việc cho phép Trung Quốc mở căn cứ quân sự tại đây, Djibouti có khả năng trở thành một viên ngọc khác của “chuỗi trân châu” trong số các liên minh quân sự của Bắc Kinh.

Giới quân sự Ấn Độ lấy làm lo ngại v́ chuỗi ngọc này có khả năng bao vây Ấn Độ. Ở một mức độ nào đó, có thể thấy “Chính Sách Hướng Đông” của New Dehli được xem như là hành động đáp trả “chuỗi trân châu” Trung Quốc.

Thứ hai, Trung Quốc những năm gần đây đă gia tăng các hoạt động quân sự tại Ấn Độ Dương, khu vực mà New Dehli xem là vùng ảnh hưởng của ḿnh. Trong ṿng hai tháng gần đây, Ấn Độ ghi nhận khoảng hơn một chục tầu chiến Trung Quốc, kể cả tầu ngầm, khu trục hạm và các tầu dọ thám đến hoạt động trên vùng Ấn Độ Dương, buộc New Dehli phải tăng cường việc giám sát vùng biển chiến lược này.

Thứ ba, v́ Ấn Độ Dương là nơi trung chuyển đến 80% lượng dầu thế giới và 1/3 lượng hàng hóa toàn cầu, Trung Quốc lư giải cần phải bảo đảm an ninh cho nguồn cung ứng năng lượng và vận chuyển hàng hóa dọc theo trục giao thông hàng hải quan trọng này.

Nhưng Ấn Độ Dương những năm gần đây c̣n là một sân chơi lớn giữa các cường quốc ḥng t́m kiếm một vai tṛ lớn hơn trên chính trường quốc tế. Trong chiều hướng đó, để cạnh tranh với Ấn Độ, Trung Quốc cũng t́m cách mở rộng tầm ảnh hưởng ở các quốc gia trong vùng Ấn Độ Dương, qua việc đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng, xây dựng cầu cảng, đường bộ và đường sắt.

Thứ tư, Trung Quốc tuyên bố căn cứ tại Djibouti chỉ là một “cơ sở hậu cần” và Bắc Kinh không có tham vọng bành trướng hay tham gia vào bất kỳ cuộc chạy đua vũ trang nào, bất kể có chuyện ǵ xảy ra. Tuy nhiên, tờ Global Times, cơ quan ngôn luận của chính quyền Trung Quốc không ngần ngại khẳng định rằng chẳng có ǵ là sai trái nếu như đấy quả thực là một căn cứ quân sự. “Đương nhiên, đây là căn cứ quân sự đầu tiên của Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân ở hải ngoại và chúng ta sẽ đóng quân ở đó”, tờ báo viết.

Cuối cùng, việc bố trí một căn cứ quân sự ở Djibouti một lần nữa khẳng định các nỗ lực của Bắc Kinh t́m cách mở rộng ảnh hưởng ở Ấn Độ Dương. Khu vực này nằm trong sáng kiến “Một Vành Đai, Một Con Đường - OBOR ” đầy tham vọng của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh, nhằm xây dựng một con đường tơ lụa mới.

Một dự án mà Ấn Độ không là một tác nhân chính, trong khi mà đối thủ của Ấn Độ, là Pakistan, vốn dĩ có tranh chấp lănh thổ với nước này tại vùng Kashmir, lại nằm trong dự án Hành Lang Kinh Tế Trung Quốc – Pakistan, một phần của OBOR. Một dự án mà New Dehli cho rằng thách thức vấn đề chủ quyền của Ấn Độ.

3) Philippines có thể khoan dầu trở lại ở Biển Đông trong năm nay

Trọng Nghĩa

 

media

Bản đồ mỏ dầu ở băi Cỏ Rong ( Reed Bank ).WIKIPEDIA

Một quan chức ngành năng lượng Philippines vào hôm qua, 12/07/2017 tiết lộ : Việc khoan t́m dầu khí tại khu vực Băi Cỏ Rong (Reed Bank) ở Biển Đông có thể được tái lập trước cuối năm nay. Thông tin này được đưa ra vào lúc chính quyền Manila đang chuẩn bị cho đấu thầu các lô dầu mới vào tháng 12.

Theo ông Ismael Ocampo, giám đốc Cục Phát Triển Tài Nguyên, bộ Năng Lượng Philippines, cơ quan của ông chờ đợi là vào tháng 12 tới đây, chính quyền sẽ hủy bỏ lệnh đ́nh chỉ thăm ḍ khai thác tại vùng này, từng được ban hành cuối năm 2014 để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét đơn Philippines kiện Trung Quốc ở Ṭa Trọng Tài Thường Trực La Haye.

Ông Ocampo cho biết là bộ Ngoại Giao đă ra chỉ đạo để bộ Năng Lượng tái lập các hoạt động thăm ḍ dầu khí ở Biển Đông.

Băi Cỏ Rong – mà Philippine gọi là Recto Bank - là một khu vực được chính quyền Manila cho thăm ḍ từ trước đây, nhưng lại nằm trong vùng bị Trung Quốc đ̣i chủ quyền.

Bắc Kinh đă nhiều lần dùng biện pháp thô bạo để ngăn cản không cho Manila tiến hành thăm đ̣ khai thác tại khu vực này. Vào năm 2011, tàu tuần tra của Trung Quốc đă áp sát và gần như là đâm vào một tàu khảo sát do tập đoàn năng lượng PXP thuê để thăm ḍ tại vùng Băi Cỏ Rong. Mục tiêu của Bắc Kinh là không cho Philippines khai thác vùng mà họ cho là thuộc chủ quyền Trung Quốc.

Trong phán quyết ngày 12/07/2016, Ṭa Trọng Tài La Haye đă xác định rơ quyền chủ quyền của Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lư, trong đó có Băi Cỏ Rong, cách bờ biển Philippines 85 dặm.

Dù Bắc Kinh không công nhận phán quyết La Haye, nhưng căn cứ vào quan hệ đang hữu hảo giữa Manila và Bắc Kinh, ông Ocampo hy vọng là có thể tiến hành các công việc khảo sát mà không bị Trung Quốc cản trở.

4) Tokyo phản đối tàu vơ trang Bắc Triều Tiên đe dọa tàu tuần tra Nhật

Trọng Nghĩa

media
Tàu tuần tra ngư nghiệp Nhật Bản Muashi ở cảng Kubura. Ảnh Wikipedia

Tokyo vừa gởi công hàm phản đối B́nh Nhưỡng sau vụ một chiếc tàu tuần tra Nhật Bản bị một tàu cá bị cho là có vơ trang của Bắc Triều Tiên rượt đuổi. Theo phát ngôn viên chính phủ Nhật Bản hôm nay, 13/07/2017, sự cố xẩy ra ngày 07/07 vừa qua, ngay trong vùng biển của Nhật.

Phát biểu với báo chí, ông Yoshihide Suga, chánh văn pḥng nội các Nhật Bản cho biết, vụ việc xảy ra ở vùng Biển Hoa Đông, bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lư của Nhật, khi một chiếc tàu tuần tra ngư nghiệp Nhật Bản đang hoạt động trong vùng đă bị « một tàu lạ, bên trên dường như có súng » rượt đuổi. Tàu Nhật Bản đă nhanh chóng rời khỏi khu vực v́ lư do an toàn.

Theo ông Suga, phía Nhật Bản đă quan sát kỹ các thủy thủ trên tàu lạ và thu thập các thông tin khác để kết luận rằng đó là một chiếc tàu Bắc Triều Tiên, và do đó đă gởi công hàm « cực lực phản đối thông qua các đại sứ quán ở Bắc Kinh ».

Nhật Bản và Bắc Triều Tiên không có quan hệ ngoại giao, nhưng Tokyo đôi khi cũng chuyển các công hàm phản đối đến B́nh Nhưỡng qua ngă đại sứ quán Bắc Triều Tiên ở Bắc Kinh.

Riêng về sự cố đă xẩy ra, nhật báo Sankei Shimbun, trích dẫn nguồn tin của cơ quan thủy sản Nhật Bản, cho biết là tàu của Bắc Triều Tiên đă chĩa súng vào tàu Nhật Bản. Hăng tin Kyodo th́ nói thêm rằng tàu Bắc Triều Tiên đă đuổi theo tàu tuần tra Nhật Bản trong ṿng hơn 10 phút

Cũng theo báo chí Nhật Bản, nơi xẩy ra sự cố ở gần một khu vực đánh bắt mực ống, nơi mà các tàu của Bắc Triều Tiên thường đến đánh bắt trái phép.

 

Trở lại