ẨN SỐ TRONG BẠCH THƯ QUỐC PH̉NG CỦA TRUNG CỘNG VÀ VIỆT CỘNG

Đại-Dương 

 

Tài liệu tham khảo:

China’s National Defense in the New Era (Tân Hoa Xă)

China’s New Defense White Paper: Reading Between the Lines (Diplomat)

Vietnam’s New Defense White Paper in the Spotlight (Diplomat)

Vietnam’s New Defense White Paper in the Spotlight (SSB Prep)

 

ẨN SỐ TRONG BẠCH THƯ QUỐC PH̉NG CỦA TRUNG CỘNG VÀ VIỆT CỘNG

Đại-Dương

Bạch thư Quốc pḥng Thời đại mới năm 2019 của Trung Cộng (China’s National Defense in the New Era) đă công bố hồi 24/07/2019, dài độ 50 trang giấy Anh Ngữ, gấp đôi phiên bản năm 2015. Bạch thư gồm 6 mục: T́nh h́nh an ninh quốc tế. Chính sách an ninh quốc pḥng. Hoàn thành nghĩa vụ và trách nhiệm của các lực lượng vũ trang. Cải cách quốc pḥng và các lực lượng vũ trang. Chi tiêu quốc pḥng thích đáng và hợp lư. Chủ động đóng góp để xây dựng tương lai chung cho nhân loại.

Nội dung Bạch thư Quốc pḥng Thời đại mới của Trung Cộng năm 2019 (BT2019) tập trung vào 5 điểm chính: (1) Trấn an Tây Phương và Cộng đồng Quốc tế về tham vọng quân sự của Tập Cận B́nh. (2) Đe doạ quân sự trực tiếp lên các nhược tiểu, đặc biệt nhấn mạnh đến Đài Loan. (3) Tố cáo Hoa Kỳ và NATO tăng cường hoạt động tại Châu Á Thái B́nh Dương. (4) Tái xác nhận không khởi đầu chiến tranh và không sợ chiến đấu. (5) Xây dựng tương lai chung cho nhân loại.

Những luận điệu giả trá (fake news), giảo biện, bóp méo, lộng giả thành chân nằm trong BT2019 đă bị thực tế cuộc sống bác bỏ. “Giấc Mộng Trung Hoa” và “Made in China 2025” chỉ được nhắc tới một lần mà “hợp tác” được 68 lần so 26, “khủng bố” 46/8, độc lập Đài Loan 5/1 trong BT2015.

Chủ nghĩa Maoist được xuất cảng ra khắp thế giới, đặc biệt tại Châu Á-Thái B́nh Dương, đă tạo ra các cuộc chiến tranh du kích sau khi Đảng Cộng sản Trung Hoa làm chủ Hoa Lục từ năm 1949.

Việt Nam, Phi Luật Tân, Mă Lai Á, Indonesia, Triều Tiên đều rơi vào nội chiến đẫm máu giữa hai phe Quốc-Cộng kéo dài nhiều thập niên. Châu Mỹ La Tinh, Châu Phi cũng bị xáo trộn triền miên v́ xung đột Quốc-Cộng. Quân đội Indonesia đă tiêu diệt hơn nửa triệu đảng viên Cộng sản và thân hữu. Mă Lai Á và Phi Luật Tân đă đánh bại phe Maoist, duy tŕ chế độ tự do dân chủ phát triển. Việt Nam tiếp giáp với Trung Hoa nên chịu sự chỉ đạo và viện trợ để tiến hành cuộc chiến tranh Quốc-Cộng dai dẳng nhất (1945-1975). Bắc Kinh xua đại binh xuống phía nam vĩ tuyến 38 của Bán đảo Triều Tiên vẫn phải chấp nhận ranh giới Quốc-Cộng tại vĩ tuyến 38 sau 3 năm chống lại cuộc phản công của Lực lượng Liên Hiệp Quốc do Hoa Kỳ lănh đạo.

Cuộc pháo chiến Kim Môn, Mă Tổ do Bắc Kinh khởi xướng kéo dài 60 năm (1958-1979) đă kết thúc dù Kim Môn chỉ cách bờ biển Trung Quốc 2 km mà hai đảo đó vẫn do Đài Loan làm chủ.

Bắc Kinh kèm tấm bản đồ “Đường 9 Đoạn” lên Uỷ ban Thềm lục địa Liên Hiệp Quốc năm 2009, nhưng, lặng thinh trước đ̣i hỏi của Uỷ ban về nguyên tắc vẽ bản đồ, và lư do dùng để biện minh cho vùng nước bên trong Đường 9 Đoạn thuộc về Trung Hoa.

Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) đă đưa ra phán quyết hôm/12/07/2016 “Yêu sách chủ quyền trên Biển Nam Trung Hoa (SCS) của Bắc Kinh không có giá trị pháp lư theo quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Nhưng, Bắc Kinh tiếp tục kiểm soát thực tế trên SCS; chèn ép các quốc gia duyên hải Đông Nam Á trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ); sử dụng các tàu trên hơn 4,600 tấn tuần tra an ninh hàng hải; xây 7 đảo nhân tạo tại Nhóm đảo Spratly Islands (Trường Sa, Nam Sa), quân-sự-hoá SCS, đặc biệt trên hai Nhóm đảo Hoàng Sa và Trường Sa để chuẩn bị thiết lập Vùng Nhận dạng Pḥng Không (ADIZ).

Bắc Kinh cưỡng đoạt Tây Tạng năm 1959 và tiến hành việc đồng hoá chính trị lẫn văn hoá. Các dân tộc ở Tân Cương đang bị cưỡng bức từ bỏ nguồn gốc sắc tộc và niềm tin tôn giáo để đồng nhất với Hán Tộc và chủ nghĩa vô thần bằng chiến dịch “diệt trừ khủng bố và tập trung cải tạo” hàng triệu người.

Chủ tịch Tập Cận B́nh (2013-) với “Giấc Mộng Trung Hoa” nhằm phục hưng lịch sử đất nước mà dưới con mắt cộng đồng quốc tế đă thể hiện chính sách bành trướng bá quyền trên các phương diện chính trị, kinh tế, văn hoá, ngoại giao, quân sự, t́nh báo.

Năm 2016, Tập Cận B́nh khuyên các nước muốn phát triển nhanh phải học tập mô h́nh chính trị Trung Cộng. Đó là mô h́nh toàn trị mà mọi quyền lực, tài sản đề nằm trong tay tập thể “Thái Tử Đảng” v́ tin họ không có lư do đào mồ chôn Đảng Cộng Sản trong khi giới kỹ trị chỉ làm thuê khi c̣n giá trị lợi dụng. Nhiều cuộc nổi dậy của dân chúng chống mô h́nh xă hội chủ nghĩa trên khắp các châu lục mới đây đă báo động mô h́nh chính trị độc tài toàn trị đang ở vào giai đoạn chiều tà.

Thất bại của phe thân-Bắc Kinh trong cuộc bầu cử cấp Quận ở Hồng Kông hôm 24/11/2019 đă phơi bày quyền lực chính trị mong manh của Đảng Cộng sản Trung Hoa. Một số địa phương ở Quảng Đông đă phát động các cuộc biểu t́nh chống chủ nghĩa cộng sản đang bị đàn áp khốc liệt.

Về kinh tế, sự phát triển nhanh chóng của Trung Cộng phần lớn do sai lầm chiến lược của Tây Phương suốt 40 năm qua tạo điều kiện cho Bắc Kinh thực thi biện pháp thương mại ăn cướp, dùng nhiều thủ đoạn ăn cắp tài sản trí tuệ tứ phương, cưỡng bức chuyển giao công nghệ. Năm 2017, Tập Cận B́nh c̣n bắn tiếng sẽ thay thế Hoa Kỳ lănh đạo nền kinh tế toàn cầu.

Nhưng, thương chiến Mỹ-Trung do Tổng thống Donald Trump phát động như một chiếc tḥng lọng siết chết “Giấc Mộng Trung Hoa” của Tập Cận B́nh.

Nhằm duy tŕ mức tăng trưởng GDP mà Bắc Kinh tăng lượng đầu tư lên 45% so với 25% của các nước trên thế giới. Tuy nhiên, giới chuyên gia quốc tế đồng ư tăng trưởng của Trung Cộng trong năm 2018 chỉ được 4% so với 6% do Bắc Kinh công bố. Quả bóng địa ốc, đầu tư nước ngoài ồ ạt chuyển khỏi Hoa Lục, tiền bạc của giới giàu bay ra ngoại quốc, nợ công tăng gần 300% GDP, hàng tồn kho quá nhiều, thất nghiệp gia tăng gây tổn hại tới nền kinh tế mà Bắc Kinh chưa t́m được biện pháp thoả đáng.

Viện Khổng Tử đầu tiên được xây dựng ở Đại Hàn năm 2004 mà tới 2018 đă có 548 trên các trường Đại học và 1,193 Lớp học Khổng tử tại Trung học và Tiểu học khắp thế giới. Các nước đóng cửa Viện Khổng Tử dựa trên hai yếu tố “Viện tuyên truyền và t́nh báo”. Dư luận ở Hoa Lục đ̣i đóng cửa Viện Khổng Tử ở nước ngoài v́ lư do “tham nhũng và làm đầu cầu cho con ông cháu cha”.

Du học sinh Trung Cộng lên tới 360,000 trong năm 2018, chiếm 1/3 số du học sinh tại Hoa Kỳ đóng vai tṛ tuyên truyền và gián điệp cộng nghệ, kỹ thuật, khoa học nên bị Chính quyền Trump hạn chế thời gian lưu trú khoảng 2 năm.

Bắc Kinh đă góp phần quan trọng vào sự h́nh thành UNCLOS năm 1982, nhưng, hành xử như một đế quốc thời Trung Cổ khi soạn thảo BT2019 “Trung Quốc kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lănh thổ của ḿnh. Quần đảo Biển Đông và quần đảo Điếu Ngư là những phần không thể thay đổi của lănh thổ Trung Quốc”. Yêu sách phi lư này đă bị PCA bác bỏ năm 2016.

Thế mà BT2019 vẫn viết “T́nh h́nh Biển Đông nói chung ổn định và được cải thiện khi các nước trong khu vực đang quản lư đúng rủi ro và khác biệt”. Sự thực, các quốc gia duyên hải Đông Nam Á phải ngậm đắng nuốt cay trước hành động bành trướng, bá quyền của Bắc Kinh nhằm tránh đụng độ quân sự không-cân-sức với Trung Cộng. Họ không tự nguyện theo kiểu diễn dịch từ Bắc Kinh.

Hoa Kỳ, NATO, Nhật Bản, Úc Đại Lợi, Ấn Độ tăng cường hoạt động tại Ấn Độ Dương-Châu Á Thái B́nh Dương nhằm duy tŕ hàng hải tự do và ḱm chế mọi hoạt động phi pháp trên Biển Đông Trung Hoa và Biển Nam Trung Hoa.

Từ năm 2017, Tổng thống Donald Trump đă có những hành động quyết liệt nhằm hạn chế, giám sát mọi hoạt động của Trung Cộng buộc Bắc Kinh hoăn lại tham vọng thiết lập ADIZ trên SCS. Đồng thời, khôi phục niềm tin và khả năng pḥng vệ của các quốc gia duyên hải Đông Nam Á. Chiến lược phối hợp dựa trên nền tảng chia sẻ trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn mỗi quốc gia thành viên Đông Á và các nước trên thế giới có liên hệ lợi ích tại đây.

Bắc Kinh thực hiện chính sách ngoại giao “bẫy nợ và mua chuộc” nhằm đẩy một số quốc gia rơi vào ṿng thống trị của Thiên Triều. Mă Lai Á, Myanmar, Lào, Cao Miên, Thái Lan, Phi Luật Tân, Việt Nam chống đối yếu ớt trước điều phi pháp của Trung Cộng do bị mua chuộc. Ngoài 6 quốc gia đă rơi vào bẫy nợ của Trung Cộng c̣n hơn một tá khác lâm vào nguy cơ.

Khoảng một triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Khu Tự trị Tân Cương bị đưa vào các trại cải tạo vô-thời-hạn. Hồi tháng 7-2019, đă có 22 quốc gia trong Uỷ ban Nhân quyền gửi thư yêu cầu Bắc Kinh đóng cửa các trại cải tạo th́ xuất hiện lá thư 37 nước, đa số Trung Đông và Châu Phi, bênh vực. Ba tháng sau, Lá thư 22 nước có thêm Hoa Kỳ phải đối đầu với bức thư do Belarus đại diện hoan nghênh chính sách chống khủng bố của Bắc Kinh.

Thất bại ngoại giao đắng cay sau cuộc bầu cử Hồng Kông ngày 24/11/2019, Bắc Kinh đang lúng túng để t́m con dê tế thần và tương lai sẽ thận trọng hơn.

Hồng Kông gồm có Đảo Hồng Kông được Nhà Thanh nhượng vĩnh viễn cho Anh Quốc năm 1842 và Đảo Cửu Long năm 1860. Anh Quốc thuê Đảo Tân Giới, kể cả Lạn Đầu trong ṿng 99 năm kể từ 1898. Năm 1997, Thủ tướng Anh Quốc, Margaret Thatcher đồng ư nhượng lại Hồng Kông và Cửu Long cho Lănh tụ Đặng Tiểu B́nh (không tiết lộ giá cả) với điều kiện ràng buộc Bắc Kinh phải cam kết cho toàn bộ “Đặc khu Hương Cảng” hưởng chế độ tự trị trong 50 năm (1997-2047)”. Như thế, hành động của Tập Cận B́nh đă vi phạm điều ước quốc tế.

Điệp viên Wang Liquang, 27 tuổi của Bắc Kinh đưa đơn lên Cơ quan Phản gián Úc Đại Lợi xin đào tị. Đương sự thú nhận từng tham dự các chiến dịch can thiệp chính trị tại Hồng Kông, Đài Loan và nhiều nước khác. Wang đă nộp cho Cơ quan Phản gián Úc danh sách sĩ quan t́nh báo cao cấp và cách thức Trung Quốc rót tiền và tổ chức các hoạt động can thiệp chính trị ở Hồng Kông, Đài Loan, Úc Đại Lợi, kèm theo chứng từ giao dịch ngân hàng giữa các điệp viên Trung Cộng và các tổ chức chính trị gia Úc. Các điệp viên Trung Cộng thao túng nền chính trị trên thế giới được phơi bày trần trụi trong khi vài cựu lănh đạo cao cấp nhất ở Tây Âu đă làm việc cho Bắc Kinh.

Bạch thư Quốc pḥng Việt Nam 2019 được Thứ trưởng Quốc pḥng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh công bố với báo chí hôm 24/11/2019 sau khoảng thời gian 10 năm mà không kèm theo bản văn.

Quan trọng nhất trong Bạch thư là chuyển từ chính sách “3 Không” sang “4 Không”: Không tham gia liên minh quân sự; Không liên kết với nước này để chống nước kia; Không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lănh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; Không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Trung Cộng lập lại tuyên bố “không sử dụng vũ khí nguyên tử đầu tiên” bởi lẽ kho vũ khí nguyên tử chỉ có 280 đầu đạn so với so với 5,500 của Hoa Kỳ (mà 1,600 đă bố trí khắp thế giới). Nhưng, tiếp tục tăng cường sức mạnh quân sự để mong ngang hàng với các cường quốc vào giữa thế kỷ 21. Như thế, Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc vẫn sẵn sàng sử dụng vũ khí trong quan hệ quốc tế như đe doạ dùng vũ lực thống nhất Đài Loan.

Ngược lại, “4 Không” của Hà Nội rất phi lư: (1) Đă không sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế th́ xây dựng quân đội hùng mạnh để làm ǵ. (2) Quân đội không có mục tiêu rơ rệt sẽ khó rèn luyện tinh thần và kỹ năng tác chiến. (3) Phải chăng Việt Cộng bắn tiếng cho Trung Cộng “chúng tôi đă sẵn sàng đầu hàng!”.

Dù sao, hai Bạch thư Quốc pḥng của Trung Cộng và Việt Cộng cũng để lộ tham vọng bành trướng của Chủ nghĩa Cộng sản khoát chiếc áo hoà b́nh trong điệu kèn ru ngủ loài người.

Đại-Dương

Trở lại