ẢO TƯỞNG CỦA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN

Đại-Dương 

 

Tài liệu tham khảo:

China Warns Vietnam to Not ‘Complicate’ South China Sea Dispute By Seeking Legal Arbitration (Diplomat)

Trump says China supply chain 'broken like an egg' but trade talks going well (Guardian)

How Will Vietnam’s 2020 ASEAN Chairmanship Play Out? (Diplomat)

New rules on IP rights and e-commerce to be set under RCEP free trade agreement (ZDNet)

Why India decided not to join RCEP agreement (Times of India)

Growing ‘suspicion’ in US of doing business with China, ex-US diplomat says (SCMP)

 

ẢO TƯỞNG CỦA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN

Đại-Dương

Các nguyên thủ quốc gia trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đă tề tựu về Băng Cốc trong hai ngày 2 và 4 tháng 11-2019 nhằm kết thúc một năm Thái Lan đóng vai tṛ Chủ tịch Luân phiên để chuyển giao cho Việt Nam trong năm 2020.

Đồng thời, Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ ba về Thoả thuận Đối tác Toàn diện Khu vực (RCEP) gồm 16 quốc gia mà trong đó có 10 nước Đông Nam Á cùng với Nhật Bản, Trung Cộng, Đại Hàn, Úc Đại Lợi, Ấn Độ, Tân Tây Lan.

Trong nghị tŕnh của họ có hai vấn đề quan trọng nhất cần thảo luận: Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Nam Trung Hoa (COC) và RCEP.

Thủ tướng Trung Cộng Lư Khắc Cường tham dự Thượng đỉnh AEC.

Tổng thống Donald Trump chỉ cử Cố vấn An ninh Quốc gia, Robert O’Brien và Bộ trưởng Thương mại, Wilbur Ross tham dự đă bị tác giả Richard Heydarian ở Phi Luật Tân nhận xét “sẽ giúp Trung Quốc lột tả h́nh ảnh của Mỹ như một thế lực không đáng tin cậy trong khu vực”.

Hoa Kỳ không muốn bị ASEAN lợi dụng. Tổng thống Trump từng tuyên bố với các đồng minh chí cốt trong Khối NATO “Tôi không ngu để người Mỹ bị lợi dụng măi!”.

Cộng đồng Kinh tế ASEAN chỉ cần Hoa Kỳ đe doạ Trung Cộng để thành đ̣n bẫy cho họ làm ăn với Bắc Kinh trong khi bản thân ASEAN không chứng tỏ khả năng đóng “vai tṛ trung tâm” trong các sáng kiến định h́nh khu vực.

Trong thương chiến, Hoa Kỳ lo chặn đứng kiểu “thương mại ăn cướp” của Trung Cộng th́ AEC sẵn sàng làm thị trường tiêu thụ hàng hoá và tiếp nhận kỹ thuật lạc hậu do Bắc Kinh thăi ra.

Khối ASEAN với Thái Lan, Phi Luật Tân, Mă Lai Á, Tân Gia Ba, Indonesia, Brunei đoàn kết chặt chẽ và dựa vào Hoa Kỳ để chống lại sự bành trướng của Chủ nghĩa Cộng sản. ASEAN chưa bao giờ đoàn kết sau khi Việt Nam, Lào, Cao Miên, Myanmar được thu nhận nên ngày càng bị Bắc Kinh chi phối về chính trị, ngoại giao, kinh tế.

Phán quyết ngày 12/07/2016 của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) tính chất chung quyết: “Mọi yêu sách của Trung Cộng trên Biển Nam Trung Hoa đều không có giá trị pháp lư”. Dù đă kư và phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), nhưng, Bắc Kinh không công nhận PCA và Phán quyết, cũng chẳng chịu thi hành.

Bất chấp khuyến khích của cộng đồng quốc tế, kể giới chuyên gia khắp thế giới, ASEAN vẫn không ra Tuyên bố đ̣i Bắc Kinh tuân thủ Phán quyết của PCA, ngoại trừ, Tân Gia Ba.

Chức Chủ tịch Luân phiên của ASEAN đă mặc nhiên cho phép chủ nhà quyết định theo lợi ích riêng tư nên dễ bị Trung Cộng thao túng. V́ thế, đoàn kết trong ASEAN chỉ có trên giấy!

Uỷ viên Quốc vụ Dương Khiết Tŕ từng nói “Trung Cộng là nước lớn, xung quanh là các nước nhỏ” hàm ư phải lệ thuộc vào Bắc Kinh.

Lư Khắc Cường sẵn sàng hợp tác với các nước ASEAN xây dựng trên “dự thảo hiện có” làm cơ sở để thúc đẩy cho tiến tŕnh mới”. Các bản dự thảo trước có đề cập tới hành vi xâm lấn trên Biển Nam Trung Hoa là “trở ngại nghiêm trọng” đă biến mất!

Tại Hội nghị Khoa học bàn về Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển ở Hà Nội hôm 06/11/2019. Thứ trưởng Ngoại giao Việt Cộng, Lê Hoài Trung cho biết Hà Nội chủ trương đàm phán để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, nhưng, cũng có cả biện pháp trọng tài và kiện tụng.

Phát biểu náy vô-giá-trị v́ Hà Nội chưa sẵn sàng các điều kiện tụng như soạn thảo tài liệu theo đúng tŕnh tự toà án quốc tế, chưa có luật sư đủ tŕnh độ hiểu biết luật pháp quốc tế và tranh tụng trước toà. Phi Luật Tân đă có hàng 100 năm hội nhập hệ thống luật pháp quốc tế mà phải mời Hăng luật chuyên về Luật Biển với Luật sư vang danh quốc tế, Paul Reichler đóng vai chính, Việt Nam chưa thấy có dấu hiệu đào tạo các nhân chứng đủ khả năng trụ vững trước thủ tục phỏng vấn chéo trước Toà án Quốc tế.

Lập tức, Phát ngôn viên Cảnh Sảng thuộc Bộ Ngoại giao Bắc Kinh xác định “cốt lơi vấn đề Biển Nam Trung Hoa là Việt Nam và các nước có yêu sách khác đă “xâm chiếm và chiếm đóng” các ḥn đảo của Trung Quốc.

Tương lai COC rất mơ hồ: (1) ASEAN không đ̣i hỏi Bắc Kinh tuân hành pháp quyết của PCA đồng nghĩa với thừa nhận yêu sách chủ quyền và quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán của Trung Cộng. Thứ trưởng Quốc pḥng Mỹ đặc trách Đông Á và Thái B́nh Dương, David Stilwell đă kêu gọi “ASEAN phản đối hành động quân-sự-hóa của Trung Cộng ở Biển Đông v́ đây là sân nhà bạn, là khu vực của bạn … ASEAN nên đồng ḷng chống lại các hành động nhằm gây bất ổn và ảnh hưởng đến an ninh”. Cựu ngoại trưởng Albert del Rosario của Phi Luật Tân từng đi đầu trong vụ kiện về “đường lưỡi ḅ” kêu gọi ASEAN nhất định lấy phán quyết của PCA làm cốt lơi cho đàm phán COC. (2) Lào, Cao Miên, Thái Lan, Myanmar không bị ảnh hưởng trực tiếp tới Biển Nam Trung Hoa nên chẳng mặn mà ǵ tới COC càng dễ ngả theo Bắc Kinh để kiếm lợi.

Như thế, kết quả đàm phán về COC chỉ có tính cách câu giờ cho đến lúc ASEAN chịu bỏ cuộc hoặc đầu hàng dù có phải tốn hàng chục hoặc trăm năm!

Bắc Kinh tung tin, Hoa Kỳ và Trung Cộng đă thoả thuận giảm mức thuế quan trong giai đoạn một của cuộc thương chiến lập tức bị Tổng thống Trump bác bỏ hôm 10/11/2019 “Mức độ dỡ bỏ thuế quan là không chính xác … nó có thể theo một h́nh thức khác mà vẫn là thuế quan … Chuỗi cung ứng của Trung Cộng vỡ như quả trứng … Chúng ta cần một thoả thuận đúng”.

Trung Cộng đang mất dần thị trường tiêu thụ ở Hoa Kỳ nên quay sang Châu Á-Thái B́nh Dương làm nơi tiêu thụ sản phẩm tồn kho của Bắc Kinh. Thái độ của ASEAN chứng tỏ đi ngược lại chủ trương buộc mọi quốc gia giao thương bằng luật pháp quốc tế.

Hô khẩu hiệu toàn-cầu-hoá và tự do thương mại, nhưng, nếu chẳng dựa vào nền tảng luật pháp quốc tế th́ toàn-cầu-hoá sẽ bị cường quốc thống trị và các nước nhỏ chỉ có cơ hội làm công ăn lương và thị trường tiêu thụ hàng hoá.

Vào phút chót, Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi tuyên bố không tham gia Thoả thuận Đối tác Toàn diện Khu vực v́ chẳng phục vụ quyền lợi dân chúng khiến cho Khối này hết hy vọng trở thành một thị trường rộng lớn chiếm hơn 50% dân số thế giới và gần 30% thương mại toàn cầu.

Khi dự lễ kỷ niệm 30 năm Bức tường Bá Linh sụp đổ, Ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompoe tố cáo Nga “đă xâm chiếm các nước láng giềng và giết các đối thủ chính trị” và Trung Cộng “đang định h́nh một cái nh́n mới về chế độ toàn trị”.

Bắc Kinh đă bắt đầu áp dụng thí điểm “hệ thống uy tín xă hội = Social Credit System” để đánh giá hàng triệu công dân, trước khi đưa vào vận hành chính thức trên toàn quốc vào năm 2020. Trung Cộng tính thiết lập một xă hội thành hai giai cấp: một trung thành tuyệt đối với chế độ cộng sản sẽ hưởng thụ thoả thích, một ít hoặc không-trung-thành sẽ bị trừng phạt trên các nẽo đường đời.

Xă hội loài người sẽ c̣n tệ hơn thời Trung Cổ nếu Trung Cộng và Nga thống trị thế giới.

Đại-Dương

Trở lại