Bán đo TriỀu Tiên: c̣ kè bt mt thêm hai

        Đại-Dương

 

 

Tài liệu tham khảo:

North Korea talks either ‘very productive’ or ‘deeply regrettable’ (Asia Times)

North Korea says US attitude in talks was 'extremely regrettable' (DW)

'America' Takes a New Meaning in South Korea (Diplomat)

Mike Pompeo arrives in Pyongyang to press for commitment to denuclearization (Telegraph)

Pompeo ‘very firm’ on complete denuclearisation of North Korea: Spokesman (Strait Times)

Pompeo Brings 'Rocket Man' CD for Kim Jong-un (Chosun Ilbo)

Working groups on denuclearization set up by U.S.'s Pompeo and North Koreans (Nikkei)

Sanctions remain in place until NK achieves ‘final denuclearization’: Pompeo (Korea Herald)

US, North Korea continue tug-of-war over denuclearization (Korea Times)

 

Bán đảo Triều Tiên: c̣ kè bớt một thêm hai

                                     Đại-Dương

Hôm 7 tháng 7, Ngoại trưởng Mike Pompeo đă kết thúc chuyến công du B́nh Nhưỡng lần thứ ba để bàn về lộ tŕnh phi-nguyên-tử-hoá trên Bán đảo Triều Tiên từng được Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Chính Ân thoả thuận tại Thượng đỉnh Tân Gia Ba hồi 12-06-2018.

Ngoại trưởng Pompeo tuyên bố các cuộc thảo luận với Cố vấn An ninh Kim Young Chol, cận thần của Kim chủ tịch, rất tích cực trong các vấn đề hệ trọng, tuy nhiên, vẫn c̣n một số điểm sẽ tiếp tục đàm phán.

Tiển Pompeo lên máy bay, Kim nói “ Chúng ta sẽ tạo ra những kết quả chung cuộc”.

Tiếp theo, Pompeo gặp người đồng nhiệm của Nhật Bản và Đại Hàn trước khi công du Việt Nam trong hai ngày 8 và 9 tháng Bảy. Ba vị ngoại trưởng đồng ư giữ mọi biện pháp cấm vận Bắc Triều Tiên cho tới khi hoàn toàn phi-nguyên tử-hoá.

B́nh Nhưỡng tuyên bố chuyến thăm của Pompeo “đáng tiếc và Hoa Thịnh Đốn hành xử theo kiểu đảng cướp”.

V́ thế, đă tạo ra dư luận quốc tế trái chiều liên quan đến chiến lược phi-nguyên-tử-hoá trên Bán đảo Triều Tiên.

Dư luận quốc tế nêu lên hai nguy cơ sau Thượng đỉnh Trump-Kim: (1) Tại Tân Gia Ba đă không xác định rơ ràng biện pháp áp dụng để phi-nguyên-tử-hoá trên Bán đảo Triều Tiên nên khó đạt kết quả. (2) Kinh nghiệm lật lọng trong quá khứ chứng tỏ B́nh Nhưỡng không đáng tin.

Thực sự: (a) Trump-Kim chỉ bàn về khát vọng phi-nguyên-tử để các viên chức thừa hành thực hiện. Tổng thống Trump từng tuyên bố sẽ thực hiện các biện pháp nhanh nhất nên Pompeo và Kim Young Chol đă thoả thuận thiết lập toán chuyên viên thực hiện kế hoạch. Dĩ nhiên, khó xong trong ṿng một năm như Cố vấn An ninh Quốc gia, John Bolton tuyên bố, hoặc hơn hai năm theo ư Pompeo. Moon Chung-in, cố vấn của Tổng thống Moon Jae-in ước lượng phải mất 10 năm. (b) Các cam kết trước đây của B́nh Nhưỡng đă bị vỡ do sự chi phối bởi lợi ích của Nga và Trung Cộng nên rất phức tạp. Trump đă gạt Bắc Kinh và Mạc Tư khoa khỏi bài toán Triều Tiên để trao quyền quyết định trực tiếp cho lănh đạo hai bên Nam-Bắc. (3) B́nh Nhưỡng muốn ưu tiên thảo luận về nền hoà b́nh trên Bán đảo Triều Tiên, nhưng, nguy cơ lớn nhất cho nền hoà b́nh do tham vọng thủ đắc vũ khí nguyên tử của Chủ tịch Kim. Hoa Kỳ đă rút hoả tiễn nguyên tử chiến thuật khỏi lănh thổ Đại Hàn Dân Quốc sau khi Liên Sô giải thể (1991). Vậy, chỉ có B́nh Nhưỡng mới phải thực hiện việc phi-nguyên-tử-hoá.

Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa muốn Hoa Thịnh Đốn giảm biện pháp cấm vận kinh tế Bắc Triều Tiên tương ứng với sự nhượng bộ của B́nh Nhưỡng. Khi phá huỷ đường hầm thử bom nguyên tử và hoả tiễn đạn đạo th́ B́nh Nhưỡng không mời phóng viên Đại Hàn và các chuyên gia quốc tế chứng kiến nên khó luận được kết quả. Các cơ quan t́nh báo quốc tế ghi nhận B́nh Nhưỡng gia tăng hoạt động hạt nhân và đóng tiềm thuỷ đỉnh mang đầu đạn nguyên tử trong khi Hoa Kỳ và Đại Hàn ngưng các cuộc tập trận chung, nhưng, ba quốc gia đồng minh ở Đông Bắc Á vẫn quyết định không nới lỏng cấm vận lên B́nh Nhưỡng cho đến khi hoàn tất phi-nguyên tử-hoá.

Viện Á Châu Nghiên cứu về Chính sách đă công bố kết quả khảo sát 1,000 người Đại Hàn hôm 5 tháng 7-2018 ghi nhận niềm tin vào Kim Chính Ân được xếp 4.7 trên thang điểm 10 so với 3.5 hồi tháng 3 mà người ở hạng tuổi 20 bảo thủ hơn nên tỉ lệ ủng hộ chỉ có 3.0 điểm. Tổng thống Donald Trump được hơn 5.9 so với 4.1 của Chủ tịch Tập Cận B́nh và hơn 3.5 của Thủ tướng Shinzo Abe.

Dư luận Đại Hàn dù không muốn chiến tranh, nhưng, cũng bị phân thành hai nhóm bảo thủ và cấp tiến.

Phe bảo thủ Đại Hàn không muốn thống nhất v́: (1) Chủ nghĩa cộng sản dù ở đâu cũng không thoả hiệp với bất cứ ai do bản chất độc tài và bành trướng. Kinh nghiệm Việt Nam khiến phe bảo thủ Đại Hàn phải vô cùng thận trọng. (2) Đông-Tây Đức thống nhất quá tốn kém và kéo dài mà Hán Thành khó kham mọi chi phí có thể làm cho Đại Hàn rơi vào t́nh trạng tụt hậu kinh tế. (3) Chiếc dù che nguyên tử và quân đồn trú Mỹ tuy có làm suy yếu niềm tự hào dân tộc, nhưng, rất cần thiết để 50 triệu dân Đại Hàn sống hoà b́nh, an ninh mà lo phát triển kinh tế, cải thiện xă hội. Họ không thể tạo điều kiện cho Quân đội Bắc Triều Tiên và chí nguyện quân Trung Cộng lập lại cuộc chiến 1950-1953.

Phe cấp tiến Đại Hàn cáo buộc Hoa Kỳ ủng hộ chế độ quân nhân độc tài. (1) Sự hiện diện của Quân đội Mỹ không để can thiệp vào vấn đề nội bộ của Đại Hàn mà chỉ bảo vệ an ninh và sự toàn vẹn của Đại Hàn Dân Quốc. Chính quyền bảo thủ hoặc cấp tiến đều do lá phiếu của công dân Đại Hàn quyết định. (2) Bản chất cấp tiến khiến một số chính trị gia Đại Hàn tin vào khả năng thuyết phục đảng viên cộng sản đặt quyền lợi tổ quốc dân tộc trên hết mà cố t́nh mù mờ về lư thuyết và mục tiêu của chủ nghĩa cộng sản. Nhóm trí thức cấp tiến Việt Nam Cộng Hoà chỉ được vai tṛ bưng bê cán bộ cộng sản sau ngày 30-04-1975! (3) Trung Cộng to xác với gần 1,4 tỉ dân, nhưng, phải ăn cắp tài sản trí tuệ của nhân loại, sao chép sản phẩm của người khác, cướp đoạt tài nguyên thiên nhiên, đất đai của nước khác mà lợi tức b́nh quân đầu người năm 2017 chỉ được 8,600 USD so với Tân Gia Ba 58,000, Hồng Kông 46,000, Đại Hàn 30,000, Đài Loan 25,000, Mă Lai Á 9,800. (4) Phe cấp tiến có hai vị tổng thống kế nhiệm thi hành Chính sách Ánh Dương (Sunshire Policy) từ 1998 đến 2008 vẫn không làm cho B́nh Nhưỡng từ bỏ tham vọng bá chủ toàn bộ Bán đảo Triều Tiên.

Chính phủ Donald Trump sẽ phái viên chức họp với phía Bắc Hàn tại Bàn Môn Điếm vào 12-07-2018 để nhận hài cốt lính Mỹ như một dấu hiệu tạo niềm tin lẫn nhau mà nhanh chóng thực hiện các bước kế tiếp.

Trong tương lai xa, Hoa Kỳ có thể giảm bớt quân đồn trú tại Đại Hàn khi nguy cơ chiến tranh hạ nhiệt. Tuy nhiên, Hoa Thịnh Đốn và Hán Thành đều hiểu rơ nguy cơ chiến tranh sẽ bộc phát tại Đông Bắc Á nếu Bắc Kinh phát hiện sự suy yếu vai tṛ chiến lược giữa Hoa Kỳ, Đại Hàn, Nhật Bản.

                                            Đại-Dương

Trở lại