Bán đẢo TriỀu Tiên: 

Hy vỌng che khuẤt mưu sâu

           Đại-Dương

Tài liệu tham khảo:

As Trump visits State Department, Pompeo says North Korea must denuclearize (Reuters)

What Are N.Korea's Nuclear Facilities? (Chosun Ilbo)

N.Korea Demands Lifting of Sanctions, Pullout of THAAD Battery (Chosun Ilbo)

Trump Turns Tragedy into Triumph in Korea (National Interest)

South Korea’s Strategy Is Engagement (Diplomat)

Unlikely peace on Korean Penunsula (Korea Herald)

U.S. not seeking to reduce forces in South Korea -US national security adviser (Nikkei)

Korea summit: Read the Panmunjom Declaration in full (Independent)

 

Bán đảo Triều Tiên: Hy vọng che khuất mưu sâu

                                        Đại-Dương

Tổng thống Đại Hàn, Moon Jae-in và Chủ tịch Bắc Triều Tiên, Kim Chính Ân họp Thượng đỉnh đầu tiên tại Bàn Môn Điếm vào 27-04-2018 trong bầu không khí thân thiện kể từ khi Hiệp ước Đ́nh chiến có hiệu lực năm 1953.

Thông cáo chung gồm ba điểm liên quan đến: (1) Xác định quyền Dân Tộc Tự Quyết để cùng phát triển và thịnh vượng. (2) Giảm căng thẳng quân sự để loại trừ nguy cơ chiến tranh trên Bán đảo Triều Tiên. (3) Hợp tác Nam/Bắc nhằm thiết lập một nền hoà b́nh vững chắc và trường cữu trên Bán đảo Triều Tiên, bao gồm việc phi-nguyên-tử-hoá Bán đảo Triều Tiên.

Dư luận tại Đại Hàn và khắp thế giới vô cùng phấn khởi trước triển vọng kết thúc tàn tích cuối cùng của cuộc Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, giới chuyên gia quốc tế vẫn đặt nhiều dấu hỏi về mưu đồ ẩn dấu sau những ḍng chữ hoa mỹ.

Hai lư do mà Trung Quốc và Nga cần Bắc Triều Tiên có vũ khí nguyên tử: (1) Câu lạc bộ nguyên tử thế giới với đa số thuộc phe Tây Phương như Mỹ, Anh, Pháp, Israel, Ấn có 7,510 vũ khí nguyên tử so với 7,200 của Nga, Trung Quốc, Pakistan nên Tập Cận B́nh và Putin cố gài Bắc Triều Tiên và Iran vào câu lạc bộ nguyên tử thế giới. (2) Nga và Trung Quốc cần Bắc Triều Tiên làm trái độn phía Nam nên B́nh Nhưỡng có bom nguyên tử dễ giữ nguyên trạng hơn.

Nhật báo Chosun Ilbo ở Hán Thành ngày 5 tháng Năm ghi nhận B́nh Nhưỡng đă chiết xuất plutonium đủ để chế tạo 40 quả bom nguyên tử tương đương với quả thả xuống Hiroshima năm 1945. Sau Chiến tranh Lạnh kết thúc năm 1991, Hoa Kỳ đă rút toàn bộ vũ khí nguyên tử chiến thuật khỏi lănh thổ Nam Hàn. Vậy th́ việc giải trừ vũ khí nguyên tử trên Bán đảo Triều Tiên phải do B́nh Nhưỡng có trách nhiệm thực hiện.

Thái độ của Kim sau Thượng đỉnh Liên Triều đă khác hẵn được Nhật báo Chosun Ilbo ngày 4 tháng Năm loan tin B́nh Nhưỡng đ̣i Đại Hàn và Hoa Kỳ phải huỷ bỏ cấm vận, triệt thoái Hệ thống Pḥng thủ Hoả tiễn Giai đoạn cuối (THAAD).

Bắc Hàn có khoảng 1,000 hoả tiễn chiến thuật lẫn hoả tiễn đạn đạo xuyên lục địa có tầm bắn từ 300-5,500 km so với tầm bắn 800 km với đầu đạn 1,000 kg của Nam Hàn mới được Mỹ chấp thuận vào 2017. Tại sao Nam Hàn không được quyền có THAAD?

Tổng thống Trump đă nói rơ “Bắc Hàn phải phi-nguyên-tử-hoá được kiểm chứng” từ lúc tranh cử vẫn không lay chuyển nên khó rơi vào vết xe đổ của các vị tiền nhiệm. Chủ trương hoà hoăn giúp cho Tổng thống Kim Đại Trung (1988-2003) nhận giải Nobel Hoà b́nh năm 2000 và ru ngủ các vị tổng thống Mỹ đă tạo điều kiện cho Bắc Hàn hoàn tất chương tŕnh vũ khí nguyên tử và hoả tiễn đạn đạo xuyên lục địa.

Với thái độ công khai, rơ ràng và hành động cương quyết của Trump trước nguy cơ thảm hoạ cho nhân loại đă buộc Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc chấp thuận mọi biện pháp cấm vận kinh tế gay gắt lên Bắc Triều Tiên. Vladimir Putin và Tập Cận B́nh đành ngậm bồ ḥn làm ngọt.

Tại biểu lễ nhậm chức Ngoại trưởng trước sự hiện diện của Tổng thống Donald Trump, cựu Giám đốc CIA, Mike Pompeo đă gặp trực tiếp Chủ tịch Kim Chính Ân nhân dịp lễ Phục Sinh và cùng cam kết “tháo dỡ vĩnh viễn, có kiểm chứng, không thể đảo ngược về chương tŕnh vũ khí huỷ diệt hàng loạt của Bắc Triều Tiên và phải làm như thế, không chậm trễ”.  

Ngoại trưởng Trung Quốc, Vương Nghị đến B́nh Nhưỡng ngay sau Thượng đỉnh Liên Triều để thúc giục Kim đ̣i ngưng các vụ tập trận quy mô Mỹ-Hàn nhằm tránh bị xâm lăng.

Quân đội Trung Quốc và Bắc Hàn xâm lăng Nam Hàn từ 1950-1953 mới bị đẩy lùi về phía Bắc vĩ tuyến 38. Mỹ-Hàn không có ư định xâm lăng Bắc Hàn mà chỉ chuẩn bị kế hoạch phản công.

Bắc Kinh và B́nh Nhưỡng không che dấu mưu đồ làm suy yếu tiềm lực chiến tranh của Hán Thành để thực hiện cuộc tiến công chớp nhoáng như từng thành công tại Việt Nam.

Kim Chính Ân mời chuyên gia quốc tế dự khán việc đóng cửa khu thử nghiệm nguyên tử và hoả tiễn ở Punggye-ri vào tháng tới bị giới chuyên gia quốc tế lột mặt nạ: (1) Punggye-ri bị sạt lở không c̣n sử dụng được nữa. (2) B́nh Nhưỡng đă hoàn tất thời gian thử nghiệm được Kim báo cáo trước Trung ương đảng hồi 2017.

Trong đề tài “Unlikely peace on Korean Penunsula” trên Nhật báo The Korea Herald ngày 4 tháng Năm, Chuyên gia cao cấp Bruce Klingner phụ trách vấn đề Đông Bắc Á của Heritage Foundation, từng giữ chức Phó chi nhánh CIA tại Đại Hàn đă viết: “Ư tưởng và ngôn ngữ trong Bản Tuyên bố chung, đặc biệt về phi-nguyên-tử-hoá, được cóp nhặt từ các bản tuyên bố và thoả thuận từ các năm 1972, 1992, 2000, 2007”. 

Moon và Kim cam kết “ngưng hoàn toàn mọi hành động thù địch và long trọng tuyên bố sẽ không c̣n chiến tranh trên Bán đảo Triều Tiên và do đó một kỷ nguyên hoà b́nh mới đă bắt đầu”. Năm 1992 hai bên cam kết không xâm lăng bằng quân sự. 2017, “B́nh Nhưỡng và Hán Thành tuân hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ không xâm lăng”.

Khi Moon làm Chánh văn pḥng cho Tổng thống Roh Moo-hyun trong Thượng đỉnh 2007 đă chuyển vùng gần Đường Hạn chế Phía Bắc (Northern Limit) thành “khu vực hoà b́nh hàng hải”, đồng thời, thực hiện các dự án tài trợ kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cân bằng và cùng thịnh vượng quốc gia”. Quyết định này bị chống đối quyết liệt v́ đă nhượng quyền đánh bắt trong vùng nhiều cua, cá và gây phương hại tới hoạt động của Hải quân Đại Hàn. Giới trẻ Đại Hàn chống đối quyết liệt trên phương diện hợp tác kinh tế và chính trị Nam/Bắc Hàn.    

Hơn 50 triệu dân chúng Nam Hàn mơ về một đất nước thống nhất trong ḥa b́nh và không c̣n binh lính ngoại quốc trú đóng thường trực mà bỏ qua các câu hỏi căn bản: (1) Quân đội Đại Hàn có 630,000 hiện dịch và 7 triệu rưởi trừ bị so với 1.1 triệu và 8.3 triệu của Bắc Hàn, mặc dù chỉ có 25 triệu dân. Liệu Hán Thành đủ sức chống lại bộ đội cuồng tín Bắc Hàn hay không, khi 28,500 lính Mỹ rút khỏi và chẳng c̣n viện trợ vũ khí đạn dược như kiểu Việt Nam Cộng Hoà năm 1975? Trong khi đó, chắc chắn Trung Quốc và Nga sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tham chiến. (2) Kinh nghiệm thống nhất Đông và Tây Đức vô cùng tốn kém dù cho tŕnh độ kinh tế, khoa học kỹ thuật, đời sống của hai bên không chênh lệch nhiều. Trong khi đó, Nam Hàn với GDP nominal 1,700 tỉ USD và lợi tức đầu người 31,000 USD so với 25 tỉ USD và 1,000 USD của Bắc Hàn có thể làm cho Đại Hàn lọt ra khỏi Tổ chức Hợp tác và Phát triển (OECD). (3) Bắc Hàn mong tiếp thu Nam Hàn mà không cần tới chiến tranh.

Hán Thành vội vă đính chính tin Hoa Kỳ sẽ giảm quân đồn trú tại Đại Hàn đă bộc lộ khả năng pḥng thủ yếu kém so với Bắc Hàn.

Truyền thông loan tin đă ấn định ngày giờ gặp mặt giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Chính Ân. Tổng thống Moon Jae-in sắp sang Hoa Kỳ để bàn biện pháp đối phó hữu hiệu với Bắc Hàn.

Chưa ai biết Tổng thống Donald Trump sẽ phó hội với Chủ tịch Kim Chính Ân trong điều kiện mù mờ hay không?

                               Đại-Dương

 

Trở lại