BIỂN NAM TRUNG HOA: QUỐC TẾ SẴN SÀNG MÀ ASEAN CHƯA

Đại-Dương 

 

Tài liệu tham khảo:

From Hardware to Software: China’s 2019 Military Budget and Priorities (SCMP)

Xi's South China Sea 'fishermen' risk hooking US into conflict (Nikkei)

Time to speak up about the South China Sea (East Asia Forum)

US Air Force Flies Another B-52H Bomber Mission Over South China Sea (Diplomat)

The Relationship Between the Size of China’s Economy and Its Military Posture (Diplomat)

China adopts quieter path to greatness as pressure mounts (Nikkei)

 

BIỂN NAM TRUNG HOA: QUỐC TẾ SẴN SÀNG MÀ ASEAN CHƯA

Đại-Dương

Ngày 13/03/2019, Hoa Kỳ đă điều động Pháo đài bay B-52H và B-1B được Tiếp xăng cơ KC-125 đi kèm xuất phát từ Đảo Guam để tập luyện thực tế trên Biển Nam Trung Hoa (SCS) nối tiếp cuộc thực tập hôm 4 tháng 3-2019.

Từ năm 2004, Không Lực Hoa Kỳ ở Thái B́nh Dương (PACAF) đă bố trí các Pháo đài bay B-52HB-1BB2 Spirit tại Căn cứ Không Quân Andersen trên Đảo Guam được luân chuyển theo chu kỳ 17 tháng. B-52H và B-2 có khả năng mang và phóng vũ khí nguyên tử.

Hoạt động của Không Lực Hoa Kỳ ở Thái B́nh Dương nhắm vào các mục tiêu: (1) Cảnh cáo Bắc Kinh về tuyên bố chủ quyền phi pháp và bừa băi trên Biển Nam Trung Hoa (SCS). (2) Trấn an các quốc gia Đông Nam Á về quyền-chủ-quyền và giới hàng hải quốc tế về sự an toàn khi xuyên qua SCS. (3) Thực hiện mô h́nh đă áp dụng trên Biển Đông Trung Hoa (ECS) từ năm 2017 nhằm giám sát mọi hoạt động trên biển.

Hồi tháng 9 và 11-2018, Oanh tạc cơ Chiến lược B-52H được trang bị nhiều hoả tiễn hành tŕnh mang đầu đạn nguyên tử cùng với 31 tấn vũ khí quy ước đă bay xuyên suốt Biển Đông Trung Hoa với tốc độ cận âm cao.

Mỹ đă khởi động các chuyến bay trinh thám trên Biển Đông Trung Hoa từ tháng 10-2017 để phát hiện và làm gián đoạn các tàu bị t́nh nghi vi phạm lệnh trừng phạt đối với Bắc Triều Tiên.

Kể từ tháng 5-2018, Úc, Gia Nă Đại, Tân Tây Lan, Anh đă bố trí máy bay do thám tại Căn cứ Không Quân Kadena của quân đội Mỹ ở Okinawa để tiến hành các cuộc tuần tra thường xuyên trên Biển Đông Trung Hoa và Biển Nhật Bản.

Trung tâm Điều phối gồm 50 nhân viên của Úc Đại Lợi, Gia Nă Đại, Tân Tây Lan, Đại Hàn, Pháp Quốc, Nhật Bản, Anh Quốc ở trên Soái hạm USS Blue Ridge (LCC-19) của Đệ thất Hạm đội để phối mọi hoạt động làm cho lệnh cấm vận Bắc Triều Tiên của Liên Hiệp có hiệu lực thực sự.

Hoa Kỳ có hai chiếc soái hạm chịu trách nhiệm chỉ huy, điều khiển mọi hoạt động của Hải Quân trong vùng Đông và Tây Bán cầu. Chiếc USS Mount Whitney (LCC-20) thuộc Đệ lục Hạm đội chịu trách nhiệm tác chiến của NATO. Chiếc USS Blue Ridge ở Tây Bán cầu.

Vài năm qua, Tổng thống Donald Trump đă thúc giục các quốc gia trên thế giới chung sức duy tŕ luật pháp quốc tế trên Biển Nam Trung Hoa, nơi có khoảng 5,000 tỉ USD hàng hoá lưu thông tự do và an toàn mà không chịu sự áp đặt luật pháp quốc gia của bất cứ ai.

Sau hai năm đại kỳ và tân trang chiếc USS Blue Ridge đang neo ngoài khơi Manila hôm 13/03/2019 để thảo luận với các viên chức an ninh và Hải quân Phi Luật Tân về cách thực thi cam kết trong Hiệp ước Pḥng thủ Hỗ tương Mỹ-Phi năm 1951 đă được Ngoại trưởng Mike Pompeo thoả thuận với người đồng nhiệm ở Manila.

Phát triển kinh tế của Trung Quốc thúc đẩy Chủ tịch Tập Cận B́nh gia tăng tiềm lực quân sự nhằm cạnh tranh siêu cường với Hoa Kỳ. Nhưng, bài báo mới đây của Viện Brooking về Hoạt động Kinh tế Trung Quốc do Wei Chen, Xilu Chen, Chang-Tai Hsieh, and Zheng Song biên soạn đă xác nhận tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong giai đoạn 2008-2016 là 1.7% thấp hơn Bắc Kinh tường tŕnh dựa theo các con số thổi phồng từ các địa phương.

Bắc Kinh công bố chi phí quốc pḥng 177 tỉ USD cho năm 2019, tăng 7.5% so với 8.1% của 2018. Chi phí quốc pḥng của Hoa Kỳ 750 tỉ USD.

Trận chiến Thương mại với Hoa Kỳ khiến Trung Quốc không hội đủ điều kiện bành trướng tiềm lực quân sự và kinh tế mà buộc Tập Cận B́nh phải trở về với công thức “ẩn ḿnh chờ thời” do Lănh tụ Đặng Tiểu B́nh đề ra và thực hiện nên Đại hội Đảng mới nhất chỉ lo tập trung vào các vấn đề nội bộ.

Tập Cận B́nh lo thúc đẩy cuộc họp tay đôi với Donald Trump ở Florida vào cuối tháng ba hoặc đầu tháng tư. Nhưng, Tổng thống Trump c̣n chờ kết quả đàm phán thương mại Mỹ – Trung để xem quyết định của Tập Cận B́nh có đáp ứng đ̣i hỏi của Hoa Kỳ hay không.

Cuộc chiến chưa có tiếng súng trên SCS giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc liên quan đến các lĩnh vực: Quốc pḥng, Kinh tế, Kỹ thuật, Công pháp quốc tế.

Hoa Kỳ đă làm cho Trung Quốc suy yếu hoặc gặp khó khăn trong ba lĩnh vực quốc pḥng, kinh tế, kỹ thuật, nhưng, trên mặt trận luật pháp quốc tế th́ Ngoại trưởng Trung Quốc, Vương Nghị cứ lập lại luận điệu luật rừng xanh.

Vương Nghị khoe với các phóng viên: “Trung Quốc và các nước khác trong khu vực sẽ kết thúc đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Nam Trung Hoa (COC) vào năm 2021. Nó sẽ bảo vệ mạnh mẽ hơn cho an toàn hàng hải trên SCS, cho phép Trung Quốc và ASEAN xây dựng ḷng tin, giải quyết bất đồng, tăng cường hợp tác và duy tŕ ổn định”.

Hiện tại, Bắc Kinh chỉ đưa ra chiếc khung thảo luận mà loại trừ mọi sự can dự của các nước ngoài khu vực liên quan đến chủ quyền, an ninh, và tài nguyên thiên nhiên.

Như thế, không có triển vọng h́nh thành COC v́ Bắc Kinh chỉ muốn làm chủ trọn vẹn và duy nhất trên Biển Nam Trung Hoa.

Bắc Kinh thiếu khả năng trấn áp các cường quốc biển nói riêng, nhưng, có thể chèn ép các quốc gia Đông Nam Á cho tới lúc phải thần phục Bắc Kinh.

Phi Luật Tân đang tỉnh ngộ nên yêu cầu Hoa Kỳ tôn trọng Hiệp ước Pḥng thủ năm 1951 và làm ấm lại mối quan hệ đồng minh Mỹ-Phi. Trả lời phỏng vấn của Nikkei Asian Review, Tư lệnh Hải Quân Phi Luật Tân ủng hộ kế hoạch tự do hàng hải của Hoa Kỳ bất chấp Trung Quốc cáo buộc gây bất ổn v́ Biển Tây Phi Luật Tân (tức SCS) là biển khơi”.

Trong chuyến thăm Manila mới nhất, Thủ tướng Mă Lai Á, Mahathir Mohamad khuyên Tổng thống Rodrigo Duterte coi chừng chiếc bẫy nợ của Bắc Kinh.

Bản thân Thủ tướng Mahathir đă ngưng dự án 22 tỉ USD do vị tiền nhiệm kư với Trung Quốc và không ngại nói thẳng với Thủ tướng Trung Quốc, Lư Khắc Cường; “Chúng tôi không muốn thấy chủ nghĩa thực dân kiểu mới”.

Mối lo của các quốc gia duyên hải Đông Nam Á về Lực lượng Dân quân Biển được Bắc Kinh giao cho nhiệm vụ bảo vệ lợi ích và tuyên bố chủ quyền trên Biển Nam Trung Hoa. Nó được Hải Quân và Cảnh sát Biển chỉ huy và yểm trợ để tấn công ngư dân Đông Nam Á. Dân quân biển làm tai mắt Hải Quân và Cảnh sát Biển nên nhiều tàu cá chỉ thấy neo đậu mà không hành nghề.

V́ thế, các quốc gia duyên hải Đông Nam Á rất khó chống chọi với Dân quân Biển của Trung Quốc nên không sớm th́ muộn cũng dễ xảy ra xung đột mà ngư dân Đông Nam Á rất khó đối phó.

Liên kết với các cường quốc biển và các quốc gia trong vùng là biện pháp tới ưu.

Đại-Dương  

Trở lại