CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VẪN ĐI TRONG SƯƠNG MÙ

Đại-Dương 

 

Tài liệu tham khảo:

Philippines’ New Anti-Submarine Helicopters Delivery in the Headlines with Inspection Voyage (Diplomat)

Beijing tried to block Philippine military facilities on disputed island ‘over fears US could use them’ (SCMP)

Will China Undermine Its Own Influence in Southeast Asia Through the Belt and Road? (Diplomat)

‘Almost an invasion’: Protesters in Philippines slam Duterte for weak response over disputes in South China Sea (SCMP)

America's China Bashers Are Gaining Steam (Diplomat)

A Rocket Deal That Will Make Waves in the South China Sea (National Interest)

 

CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VẪN ĐI TRONG SƯƠNG MÙ

Đại-Dương

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) ôm tham vọng trở thành một thế lực quan trọng tại khu vực Châu Á Thái B́nh Dương, nhưng, thực tế đă rơi vào vùng ảnh hưởng của Trung Quốc. Mỗi quốc gia vẫn loay hoay trong mê hồn trận của Bắc Kinh.

Tầm quan trọng của AEC được nâng cao nhờ hải lộ quốc tế có 1/3 lượng hàng hoá thế giới thông qua. Nhưng, cũng là nơi mà Bắc Kinh muốn biến thành “chiếc ao nhà của Trung Quốc” bằng các biện pháp quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hoá.

Trên phương chính trị

Do kết hợp giữa các nước không cùng mô h́nh chính trị nên EAC khó t́m được đồng thuận. V́ thế, AEC dễ bị Bắc Kinh thao túng. Bắc Kinh chỉ cần mua chuộc một thành viên AEC là mọi dự án, kế hoạch soạn thảo công phu của Khối tan thành mây khói. Không một nước Đông Nam Á nào thực thi mọi nguyên tắc dân chủ nên chỉ thể hiện mô h́nh chính trị bán-dân-chủ với mức độ khác nhau. Giới lănh đạo ĐNÁ muốn duy tŕ địa vị độc tài nên bị Bắc Kinh khuynh loát qua các biện pháp hối lộ, cài người vào hệ thống chính trị để làm suy yếu chủ quyền quốc gia. Nhà cầm quyền Việt Nam, Lào, Camphuchia, Thái Lan, Brunei đang phỏng theo Tập Cận B́nh khiến dân chúng sở tại bất-tín-nhiệm nên càng phải dựa vào Bắc Kinh để duy tŕ địa vị và lợi ích phe nhóm. Bắc Kinh sẽ biết được mọi hành vi của giới lănh đạo và thường dân Đông Nam Á từng giây từng phút nếu chấp nhận hệ thống 5G. Khi đó, giới lănh đạo và thường dân ĐNÁ chỉ là những con rối của Bắc Kinh trên bàn cờ thế giới.

Trên mặt trận pháp lư

Phán quyết ngày 12/07/2016 của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển 1982 (PCA) đă giáng một đ̣n chí tử vào chiến lược bành trướng bá quyền Trung Quốc khi tuyên bố yêu sách Đường 9 Đoạn dựa theo “chủ quyền lịch sử” của Bắc Kinh không có giá trị pháp lư. Ngoại trừ Tân Gia Ba, các quốc gia AEC đă ngậm miệng ăn tiền làm cho Bắc Kinh hồi sinh.

Bắc Kinh tiếp tục duy tŕ quyền kiểm soát thực tế trên vùng nước chiếm hơn 80% Biển Nam Trung Hoa (SCS); xây dựng 7 đảo nhân tạo, kể cả 3 tiền đồn quân sự hùng hậu tại Spratly Islands (Trường Sa, Nam Sa); quân-sự-hoá SCS; chuẩn bị từng bước biến Spratly Islands và Paracel Islands (Hoàng Sa, Tây Sa) thành ĐẢO đúng với quy định (có chính quyền, quân đội, tự túc kinh tế) trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).

Đuối lư về Đường 9 Đoạn nên trong cuộc đối thoại kín về luật pháp quốc tế vào tháng 8-2017 với các chuyên gia Mỹ tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, các chuyên gia Trung Quốc đưa khái niệm Quần đảo Tứ Sa gồm Đông Sa (Pratas do Đài Loan trấn đóng), Tây Sa (Trung Quốc trấn giữ), Trung Sa (Macclesfield do Trung Quốc kiểm soát), Nam Sa (do Trung Quốc chiếm đóng một phần). Bắc Kinh nhằm hai mục đích: tránh bị dư luận quốc tế chỉ trích về Đường 9 Đoạn, nới rộng “vùng nước lănh hải lịch sử”.

Hội Luật Quốc Tế của Trung Quốc công bố đề tài nghiên cứu “Phán quyết của Ṭa Trọng Tài về Biển Đông: Một nghiên cứu phê phán” cho rằng “quyền của các quốc gia lục địa có quần đảo ở xa không được giải quyết trong UNCLOS”. V́ thế, “thông luật của luật pháp quốc tế cho phép các quốc gia lục địa vẽ ra và tuyên bố những đường cơ sở thẳng xung quanh các quần đảo của họ”. Nhưng, PCA phán “tất cả 200 thực thể địa lư trên SCS không được coi là ĐẢO, và không một nhóm đảo nào là QUẦN ĐẢO để được quyền có Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) và Thềm Lục địa.

Trong bài “China’s claims on the South China Sea are a warning to Europe”, chuyên gia Yasunori Nakayama, Quyền tổng giám đốc Viện Nghiên Cứu Quốc tế Nhật Bản lưu ư “các mưu toan dùng vũ lực để thay đổi nguyên trạng là mối đe dọa cho nhà nước pháp quyền, các yêu sách CHỦ QUYỀN LỊCH SỬ của Bắc Kinh trên những vùng biển rộng lớn đă đi ngược lại UNCLOS”. Bắc Kinh đă thiết lập chủ quyền lịch sử trên trên SCS để xoá bỏ mọi quyền mà các quốc gia duyên hải Đông Nam Á được hưởng từ UNCLOS.

Tại hội nghị Kyoto vào tháng 3-2019, Paul Reichler, Trưởng đoàn Luật sư của Phi Luật Tân trong vụ kiện về SCS, đă lưu ư “Trung Quốc đă có một số diễn giải các quy định của UNCLOS một cách gần như không hợp lư, nhưng, cực kỳ có lợi cho họ”.

Muốn giữ chủ quyền và lợi ích quốc gia hợp pháp th́ các quốc gia duyên hải ĐNÁ và toàn thể thành viên AEC phải đoàn kết chặt chẽ để bảo vệ chủ quyền dân tộc và sự toàn vẹn lănh thổ, đồng thời, liên kết với các cường quốc biển để duy tŕ trật tự hàng hải, ǵn giữ hoà b́nh thực sự trên Biển Nam Trung Hoa.

Trên mặt trận kinh tế

Sáng kiến Nhất Đới, Nhất Lộ (BRI) của Bắc Kinh tại ĐNÁ tập trung vào các mục đích chính: (1) Thiết lập Hệ thống lưu chuyển hàng hoá. (2) Chuyển giao kỹ thuật lạc hậu. (3) Làm công xưởng sản xuất hàng hoá cho Trung Quốc. (4) Thiết lập Tổ chức Hoa kiều Hải ngoại chi phối kinh tế sở tại. (5) Tạo bẫy nợ để cướp hải cảng hoặc làm nơi tiếp liệu cho chiến hạm Trung Quốc.

Các quốc gia ĐNÁ rất cần hạ tầng cơ sở mà thiếu vốn nên dễ bị Bắc Kinh dẫn vào bẫy nợ. Thủ tướng Mă Lai Á, Mahathir Mohamad từng chỉ trích công tŕnh đường sắt và ống dẫn dầu trị giá 22 tỉ USD do nhà thầu Trung Quốc xây dựng và vay từ Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc với lăi suất 3.25% so với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản chỉ có 0.25% tới 1.25%. Hôm 15/04/2019, Mahathir đồng ư tái hợp tác với Trung Quốc khi chi phí giảm 1/3 tức 16 tỉ USD cho Đường sắt Bờ biển Phía đông, và tỉ lệ tham gia địa phương từ 30 lên 40%, tuy nhiên, phải chịu vay với lăi suất 3.25% như cũ.

Bắc Kinh có thể gây hại cho Mă Lai Á bằng cách: (1) Làm chậm tiến độ thi công để xin đội vốn nhiều lần khiến Kuala Lumpur không thể bỏ ngang dự án. (2) Sử dụng vật liệu kém phẩm chất gây chóng hư hại. (3) Thuê nhiều người gốc Hoa làm việc trong dự án.

Kampuchia cho Trung Quốc thuê hải cảng nước sâu Koh Kong trong 99 năm. Trung Quốc hợp tác với Thái Lan xây kinh đào Kra để hàng hoá của Trung Quốc tới Ấn Độ Dương dễ dàng và ngắn hơn 1,200 km thông qua Eo biển Malacca do Tân Gia Ba và Hoa Kỳ kiểm soát.

Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc Đại Lợi đă có các dự án trị giá khoảng 400 tỉ USD để giúp các nước Châu Á có thể xây cơ sở hạ tầng hiện đại và bền vững. Một bài toán mà các quốc gia ĐNÁ cần so sánh.

Trên mặt trận ngoại giao

Bất cứ nền ngoại giao cộng sản nào cũng “hứa cho nhiều mà làm chẳng bao nhiêu”. Năm 2015, Chủ tịch Tập Cận B́nh đến Hoa Thịnh Đốn cam kết với Tổng thống Barack Obama “Trung Quốc sẽ không quân-sự-hoá SCS”. Bắc Kinh cam kết không chia rẽ ASEAN, nhưng, Tổ chức này cứ nát vụn. Thủ tướng Lư Khắc Cường đến dự Thượng đỉnh 16+1 tại Croatia cam kết không chia rẽ Liên Hiệp Châu Âu trở thành một câu chuyện khôi hài đen.

Bắc Kinh cam kết tôn trọng chủ quyền của Phi Luật Tân. Bắc Kinh điều động 275 tàu gồm chiến hạm, cảnh sát biển, dân quân biển (giả dạng ngư dân) bao quanh Thitu Island (đảo Thị Tứ, Pag-Asa, Trung Nghiệp đảo) từ tháng 1 đến tháng 3-2019 khi Manila trùng tu phương tiện trên Đảo. Tổng thống Rodrigo Duterte hăm sẽ sử dụng cảm tử quân nếu Bắc Kinh gây chiến.

Hoa Kỳ cam kết tôn trọng Hiệp ước Pḥng thủ Hỗ tương Mỹ-Phi năm 1951. Khoảng 4,000 lính Phi và 3,500 quân Mỹ đă tập trận thường niên Balikatan, đặc biệt có sự tham dự của Thuỷ bộ hạm USS Wasp mang theo 31 phi cơ, kể cả 10 chiếc Tiêm kích cơ Tàng h́nh F-35B, dưới sự quan sát của ASEAN và quốc tế.

Phi Luật Tân mua trực thăng săn tàu ngầm, thảo luận với Mỹ về Hệ thống Hoả tiễn Pháo binh Di động (HIMARS) có khả năng chống lại việc quân-sự-hoá các đảo nhân tạo.

Tập Cận B́nh ra lệnh tăng cường sức mạnh Hải quân và Bộ binh trên SCS nên các cường quốc biển nhanh chóng gia tăng lực lượng quân sự đáng kể.

Cộng đồng ASEAN không thể chia rẽ mà phải đoàn kết chặt chẽ hơn, đồng thời, liên kết với các cường quốc biển. Nếu không, sẽ bị Trung Quốc nuốt chửng.

Trên mặt trận văn hoá

Tuy không gây ồn ào, nhưng vô cùng nguy hiểm nếu AEC không chú ư tới di dân Trung Quốc tràn ngập và chiếm lĩnh các địa bàn trọng yếu. Họ h́nh thành phố Tàu, nếp sống bừa băi, doanh nghiệp sản xuất hàng nhái, hàng giả, hàng độc hại. Đặc biệt, chính sách đồng hoá qua hôn nhân với người bản xứ để hưởng đủ quyền lợi công dân và làm gián điệp không lănh lương, chẳng cần huấn luyện.

Các quốc gia Đông Nam Á nên học hỏi dân tộc Nhật Bản và Đại Hàn không bị Trung Quốc đồng hoá dù họ từng học Khổng Tử như các quốc gia Châu Á.

Chủ trương thống trị thế giới của Trung Quốc không c̣n được che đậy. Nguy cơ đă lộ. Giờ là trách nhiệm của từng quốc gia Đông Nam Á phải hành động quyết liệt và chính xác để giữ vững chủ quyền quốc gia và sự trường tồn của dân tộc.

Đại-Dương  

Trở lại