CẠNH TRANH ƯU THẾ QUÂN SỰ TẠI ĐÔNG Á

Đại-Dương

 

Tài liệu tham khảo:

Is Japan’s Ballistic Missile Defense Too Integrated With the US? (Diplomat)

Singapore-Malaysia Relations in the Headlines with Military Exercise (Diplomat)

Naval superpower race: China ‘to overtake US in 15 years’ (Asia Times)

The End of US Naval Dominance in Asia (Asia Times)

Taiwan hints F-16V fighter jets are back on its defence shopping list (SCMP)

 

CẠNH TRANH ƯU THẾ QUÂN SỰ TẠI ĐÔNG Á

Đại-Dương

Bắc Kinh kêu gọi duy tŕ hoà b́nh, ổn định an ninh và phát triển kinh tế mà mỗi hành động đều bộc lộ tham vọng bành trướng bá quyền trên toàn thế giới, đặc biệt rất quyết liệt tại Đông Á.

Ở Đông Bắc Á, giới lănh đạo Trung Quốc siết chặt quyền kiểm soát Hồng Kông; đe doạ quân sự, chính trị và cô lập ngoại giao Đài Loan; hoà hoăn với Nhật Bản và Đại Hàn.

Tại Đông Nam Á, Chủ tịch Tập Cận B́nh quyết kiểm soát yêu sách chủ quyền bên trong Đường 9 Đoạn bất chấp Phán quyết ngày 12/07/2016 của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA), tiếp tục quân-sự-hoá Biển Nam Trung Hoa; vừa đe doạ vừa kêu gọi hợp tác chung tài nguyên thiên nhiên với các quốc gia duyên hải.

Giấc mộng Trung Hoa khó thành sự thật nếu không thống trị được Đông Á trên các phương diện kinh tế, chính trị, ngoại giao và quân sự.

V́ thế, Bắc Kinh nhất quyết phải nhổ cho được chiếc gai Hoa Kỳ bằng cách sử dụng luật pháp quốc gia phá vỡ các quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS: (1) Tuyên bố Vùng Tiếp cận/Vùng Chống xâm nhập (A2/AD) để ngăn chiến hạm Mỹ hoạt động trong vùng được luật pháp quốc tế cho phép. (2) Tuyên bố “chủ quyền lịch sử” trong Đường 9 Đoạn, chiếm 90% Biển Nam Trung Hoa, hoàn toàn đối nghịch với các quy định trong UNCLOS.

Bắc Kinh cáo buộc Hoa Kỳ thống trị Biển Đông Trung Hoa và Biển Nam Trung Hoa. Thực sự, sau Thế chiến Thứ hai, Hoa Kỳ chỉ duy tŕ và bảo vệ an ninh trên biển mà không quấy nhiễu, chiếm đất, biển, đảo hoặc cướp đoạt tài nguyên thiên nhiên của bất cứ quốc gia nào dù lớn hay nhỏ. Ngược lại, mọi hoạt động của Trung Quốc ở hai vùng biển đó đều mang tính chất thống trị, ăn cướp thô bạo.

Nhờ kiểu “thương mại ăn cướp” và đánh cắp tài sản trí tuệ trong mọi lĩnh vực của đời sống cộng đồng nhân loại mà Bắc Kinh thừa sức mua sắm, sản xuất chiến cụ hiện đại, vũ khí tiên tiến.

Bản nghiên cứu của RAND Corp ghi nhận giai đoạn 2017-2018, Hải quân Trung Quốc tăng từ 328 lên 350 chiến hạm mà 70% thuộc loại thiết kế mới nhất. Với tốc độ này, Hải quân Trung Quốc sẽ có 430 chiến hạm và 100 tiềm thuỷ đỉnh trong ṿng 15 năm tới.

Năm 2015, Hải quân Hoa Kỳ có kế hoạch tăng số chiến hạm từ 237 chiếc lên 308 vào năm 2022, nhưng, Chính quyền Donald Trump quyết nâng lên 355.

Bắc Kinh muốn có 6 tàu sân bay để thúc đẩy lợi ích tại Tây Thái B́nh Dương và Ấn Độ Dương qua kế hoạch xây dựng 4 Hải đội Tàu sân bay Tác chiến nên đă tân tạo chiếc Liêu Ninh với nhiệm vụ huấn luyện.

Bắc Kinh đă tự đóng và đang thử nghiệm chiếc hàng không mẫu hạm Type 001A chạy bằng hơi nước (dài 315 mét, lượng giản nước 77,000 tấn, chứa 48 phi cơ) kéo dài 6-12 tháng để kịp bàn giao cho Hải quân vào dịp Quốc khánh tháng 10/2019.

Chiếc tàu sân bay Type 002 đang đóng, dự trù bàn giao vào năm 2023. Chiếc thứ tư h́nh như bị hoăn lại chứng tỏ Trung Quốc đang gặp khó khăn trong kế hoạch xây dựng các Hải đội Tàu sân bay Tác chiến: (1) Thiếu ngân sách cung ứng cho chương tŕnh đóng tàu sân bay do ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung quá gay gắt và khó kết thúc. Tổn phí cho tiêm kích cơ trên HKMH quá lớn. (2) Về kỹ thuật, J-15 được trang bị động cơ phản lực WS-10H có tuổi thọ 1,500 giờ bay so với 4,000 của General Electric F414 được sử dụng trên tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet của Hải quân Mỹ. Type 001A khởi sự chạy thử mà không mang theo J-5. Type 002 (tàu sân bay thứ 3) đă được Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Trung Quốc tiết lộ hôm 20/06/2018 trên Tờ Hoàn Cầu Thời Báo đă bị gở xuống. H́nh ảnh tŕnh bày mang dáng dấp các thiết bị phóng theo mẫu HKMH Forrestal của Mỹ đă ngưng sử dụng. Một số chuyên gia quốc tế nghi ngờ khả năng Trung Quốc có thể tiến thẳng lên công nghệ máy phóng điện từ mà bỏ qua giai đoạn máy phóng thuỷ lực.

Hoa Kỳ cần duy tŕ ưu thế quân sự tại Châu Á-Thái B́nh Dương và Ấn Độ Dương nên phải bố trí lực lượng Hải quân hùng hậu dựa trên sức mạnh của các Hải đội Xung kích Hàng không mẫu hạm.

Tuy vậy, Mỹ cũng phải đối diện với nhiều vấn đề: (1) Hải quân cần 355 chiến hạm th́ phải mua 75 chiếc trong ṿng 30 năm tới nên ngân sách đóng tàu của Hoa Kỳ sẽ tăng 80%. (2) Hàng không mẫu hạm Gerald Ford tối tân nhất thế giới sẽ được triển khai toàn diện vào đầu năm 2020. Tiếp theo sẽ thêm 9 chiếc cùng loại nữa nên không có nước nào trên thế giới đủ sức đối đầu.

Tổng quát tương quan lực lượng Hải quân nói riêng và tiềm lực quân sự nói chung giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể tạm thời kết luận.

Thứ nhất, Trung Quốc có nhiều chiến hạm, nhưng, sẽ chóng hư hỏng v́ tŕnh độ kỹ thuật thấp hơn Hoa Kỳ nên tổn phí nhiều trong khi nền kinh tế ngày càng thiếu sáng sủa khi một số quốc gia khác đă công khai khướt từ đầu tư và chiếc bẫy nợ của Bắc Kinh. Kiểu trừng phạt kinh tế đa dạng và toàn diện của Hoa Kỳ sẽ làm cho ngân sách của Trung Quốc khó ưu ái cho lĩnh vực quân sự như mong muốn. Các quốc gia tiên tiến kiểm soát chặt chẽ tài sản trí tuệ làm cho Trung Quốc mất đà phát triển kinh tế lẫn quân sự. Một số học giả Trung Quốc thừa nhận tàu sân bay Type 001A và Type 002 không thể so sánh với Hoa Kỳ. Tờ The Defense One kết luận chỉ có hai, một nửa của hạm đội tiềm thuỷ đỉnh nguyên tử đạn đạo (SSBN) bốn chiếc h́nh như đang hoạt động. Hải quân Trung Quốc chưa có kinh nghiệm hải chiến với các cường quốc hải quân là một điểm yếu chết người trên chiến trường.

Thứ hai, Hoa Kỳ đă chứng tỏ khả năng đối đầu toàn diện với Trung Quốc và quyết tâm bảo vệ, duy tŕ an ninh và chủ quyền của đồng minh và đối tác nên sự hợp tác và tin tưởng gia tăng theo tháng ngày. Phó tổng thống Mike Pence xác nhận với các quốc gia Đông Á “Hoa Kỳ ở đây và trụ lại”. Nhật Bản và Hoa Kỳ đă siết chặt mối quan hệ và hợp tác chặt chẽ hơn bao giờ hết, Tokyo quyết định mua thêm 100 F-35 của Mỹ để có thể sử dụng trên 4 chiếc Khu trục hạm trực thăng khi tác chiến. Nhật Bản là nước đầu tiên trên thế giới đă tham gia Dự án Pḥng chống Hoả tiễn Đạn đạo (BMD) của Hoa Kỳ. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản tại Ấn Độ Dương-Châu Á Thái B́nh Dương như hàng rào vây hăm Trung Quốc.

Đại-Dương

 

Trở lại