CHỌN LỰA NÀO HỢP LƯ CHO KHU VỰC CHÂU Á

Đại-Dương 

Tài liệu tham khảo:

Trump, Biden, and the Obstacles to ASEAN Neutrality (Diplomat)

Indonesia’s Sovereign Request Fund (Diplomat)

US missile sale to Philippines fires up China (Asia Times)

US-to-Philippines arms transfers include recon drone, 100 precision-guided missiles

(Stars & Stripes)

Asean can help avert South China Sea conflict amid ‘superpower rivalry’, Philippine defence minister says (SCMP)

The Littoral Combat Ship Is Now Armed With Hellfire Missiles (National Interest)

 

CHỌN LỰA NÀO HỢP LƯ CHO KHU VỰC CHÂU Á

Đại-Dương

Tính tới ngày 27/11/2020, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vẫn chưa được xác nhận trên phương diện pháp lư, mặc dù có vài thủ tục đang tiến hành tại Toà Bạch Ốc.

Nhưng, trong khu vực Ấn Độ Dương-Châu Á Thái B́nh Dương đă diễn ra hai xu hướng rơ rệt: thương mại hàng đầu hoặc chủ quyền tối thượng.

Thoả ước Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)

Virus Vũ Hán đợt II đang hoành hành khắp thế giới làm cho các nền kinh tế ở Châu Á-Thái B́nh Dương chịu thiệt hại.

Nhằm cứu nguy cho nền kinh tế suy sụp mà RCEP được kư kết hôm 15/11/2020 gồm 10 quốc gia trong ASEAN và Nhật Bản, Đại Hàn, Trung Quốc, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, trở thành một Thoả ước lớn nhất trong lịch sử thế giới.

Bắc Kinh hài ḷng v́ đă chứng minh được: (1) Vai tṛ lănh đạo nền kinh tế toàn-cầu-hoá. (2) Tầm quan trọng của Khối kinh tế Châu Á-TBD như một động cơ thúc đẩy nền kinh tế thế giới. (3) Tạo điều kiện thuận lợi cho Cộng đồng người Hoa bành trướng và nắm huyết mạch kinh tế.

Ngược lại, Nhật Bản, Đại Hàn, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan muốn dùng RCEP vào hai mục đích: (1) Khai thác triệt để thị trường ASEAN mà không chỉ có Bắc Kinh hưởng lợi. (2) Xây dựng Chuỗi cung ứng toàn cầu làm giảm tham vọng độc quyền của Bắc Kinh.

Cộng đồng Kinh tế ASEAN hy vọng: (1) Tiếp nhận đầu tư tràn ngập. (2) Được chuyển giao kỹ thuật tiên tiến.

Thoả ước này không đề cập tới các nguyên tắc nhân quyền, lao động, bản quyền trí tuệ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nền kinh tế mạnh như Trung Quốc, Nhật Bản, Đại Hàn “khai thác triệt để tài nguyên nhân vật lực” của các “quốc gia yếu thế” hơn. Trung Quốc, Nhật Bản, Đại Hàn sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ các điều kiện dễ dăi trong RCEP.

Cạnh tranh giữa Trung Quốc, Đại Hàn, Nhật Bản sẽ làm cho các quốc gia Đông Nam Á (ngoại trừ Tân Gia Ba) trở thành thị trường tiêu thụ và phát triển “công nghệ làm thuê”.

Hôm 20/11/2020, Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận B́nh tuyên bố “sẽ xem xét việc tham gia vào Thoả ước Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái B́nh Dương, CPTPP, ủng hộ hệ thống thương mại đa phương”.

Tuyên bố của Tập Cận B́nh có hai điều bất-hợp-lư: (1) Thương mại đa phương mà thiếu “có qua có lại” đă gây thiệt hại nghiêm trọng tới các nền kinh tế yếu. Các nền kinh tế yếu giao thương với Hoa Kỳ đều được thặng dư mậu dịch, nhưng, với Trung Quốc th́ bị thâm hụt hoặc rơi vào bẫy nợ. (2) Bắc Kinh bẻ cong các quy định của của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để giữ lợi thế thương mại. (3) Rút kinh nghiệm từ RCEP sẽ giúp Bắc Kinh điều kiện cải tổ WTO theo hướng có lợi nhất cho Trung Quốc. (4) Sau khi củng cố lợi thế trong RCEP, Bắc Kinh sẽ gia nhập để thao túng và làm thay đổi các điều kiện của CPTPP nhằm phục vụ cho chiến lược kinh tế Trung Quốc về lâu về dài.

Tham vọng làm chủ Biển Nam Trung Hoa bị đóng băng

Hiện thời, Bắc Kinh chưa đủ khả năng thống trị các nước khác bằng sức mạnh quân sự nên đẩy mạnh giải pháp kinh tế để hỗ trợ cho giải pháp quân sự. Các vụ đầu tư của Trung Quốc vào các quốc gia Đông Nam Á đều nhắm tới các vị trí liên quan đến quốc pḥng trọng yếu. Một số vụ đầu tư béo bở của Bắc Kinh tại Phi Luật Tân đều bị giới quân sự chống đối quyết liệt. Dân chúng Việt Nam chống đối dữ dội các vụ đầu tư của Bắc Kinh, nhưng, Hà Nội vẫn thông qua.

Hôm 24/11/2020, Indonesia đă chuyển Bộ tư lệnh Hạm đội Tác chiến Hải quân (Hải đội I) từ Thủ đô Jakarta tới Nhóm đảo Natuna, nơi thường xảy ra xung đột với chiến hạm, hải cảnh, ngư dân Trung Quốc. Hồi tháng 7-2020, Jakarta đă tổ chức cuộc tập trận 4 ngày với 24 chiến hạm trên Biển Nam Trung Hoa (SCS).

Rời Việt Nam ngày 22/11/2020 sau chuyến công du Phi Luật Tân và Việt Nam, Cố vấn An ninh Quốc gia, Robert O'Brien tuyên bố “Chúng tôi đă gửi đi 'thông điệp hoà b́nh thông qua sức mạnh' để răn đe Trung Quốc. Hoa Kỳ hậu thuẫn cho các bạn và không bỏ đi”. Hoa Kỳ cam kết ủng hộ Phi Luật Tân và Việt Nam bảo vệ chủ quyền và tài nguyên quốc gia với khả năng Chống tiếp cận/Chống xâm nhập khu vực (anti-access/area denial=A2/AD).

Stars & Stripes cho biết gói vũ khí trị giá 33 triệu đô la, bao gồm 100 hoả tiễn dẫn đường, 12 hệ thống ảnh nhiệt, 20 quả bom 500 pound, phi cơ trinh sát không người lái đă được Mỹ giao cho Philippines trong tuần đầu tháng 11-2020. Manila cũng nhận Khinh hạm (Khu trục hạm nhỏ), Chiến đấu cơ hiện đại từ Đại Hàn; và Phi cơ Giám sát (Surveillance aircraft), Chiến hạm Đa năng từ Nhật Bản. O'Brien cũng cam kết bảo vệ vùng tài nguyên thiên nhiên của các quốc gia duyên hải Đông Nam Á như từng hộ tống tàu thăm ḍ dầu khí của Mă Lai Á khỏi bị Tàu Khảo sát Địa chất HD-8 của Trung Quốc quấy nhiễu hồi tháng 5-2020. Manila tuyên bố đơn phương khai thác tài nguyên ở Băi Cỏ Rong (Reed Bank) thay v́ hợp tác với Bắc Kinh. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đại Hàn sẽ lần lượt trang bị (không hoàn toàn miễn phí) để các quốc gia duyên hải Đông Nam Á đủ khả năng A2/AD.

Trong bài “Trump, Biden, and the Obstacles to ASEAN Neutrality” đăng trên The Diplomat ngày 25/11/2020, Tiến sĩ Laura Southgate của Đại học Aston ở Anh Quốc chỉ trích Tổng thống Donald Trump làm suy yếu quan hệ khu vực khi bỏ qua Hội nghị Cấp cao Đông Á và ASEAN-Mỹ.

Các quốc gia Đông Nam Á muốn giữ vị thế trung lập, không tự lực chống Trung Quốc, kể cả lên án Bắc Kinh sau Phán quyết ngày 12/07/2016 của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) liên quan đến tuyên bố chủ quyền trên SCS của Trung Quốc không phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) th́ hội họp chỉ để chụp h́nh.

Bảo vệ toàn vẹn lănh thổ và chủ quyền các quốc gia Đông Nam Á thuộc về trách nhiệm và nghĩa vụ của các dân tộc đó. Hoa Kỳ chỉ có thể trợ giúp một phần khi các nước đó chưa đủ khả năng, chứ không phải do người Mỹ bao giàn toàn bộ.

Chính quyền Trump tiến hành các vụ tuần tra đúng quy định của UNCLOS đă vạch trần và làm giảm hoạt động bành trướng, bá quyền của Trung Quốc trên SCS. Ba cuộc tuần tra thời Obama ngầm công nhận chủ quyền các đảo nhân tạo do Bắc Kinh bồi đắp!

Chính quyền Obama-Biden làm cho Phi Luật Tân mất quyền kiểm soát Băi cạn Scarborough năm 2012; làm ngơ vụ Bắc Kinh điều động Giàn khoan HD 981 hoạt động trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Việt Nam; nhắm mắt để Trung Quốc xây bảy đảo nhân tạo tại Trường Sa (Spratly Islands, Nam Sa) và quân-sự-hoá Biển Nam Trung Hoa. Bởi v́, trong lần gặp mặt riêng tư ở California hồi tháng 5-2013, Tổng thống Obama đồng ư chia đôi Thái B́nh Dương với Tập Cận B́nh.

Chính quyền Trump đă tăng cường hoạt động trên SCS không những làm gián đoạn chính sách bành trướng của Bắc Kinh mà c̣n đe doạ trực tiếp tới khả năng mở rộng ảnh hưởng của Bắc Kinh trên SCS.

Bộ Tứ (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc Đại Lợi, Ấn Độ) đă thực sự hoạt động để bảo đảm khu vực Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương tự do và rộng mở, đang thu hút sự hợp tác của Anh và Pháp khi họ dự trù điều động Hải đội Xung kích Hàng không mẫu hạm duy nhất đến hoạt động sáu tháng ở khu vực này kể từ năm 2021.

Hạm đội của Tân Gia Ba mạnh nhất Đông Nam Á vẫn thường xuyên tập dượt cùng các cường quốc biển trong khi Việt Nam được mời tham dự cuộc tập trận RIMPAC 2020 gồm có 20 Hải quân mà từ chối v́ Hoa Kỳ huỷ bỏ lời mời Trung Quốc.

Số lượng Cận duyên hạm Tác chiến (Littoral Combat Ship, LCS) gia tăng thành một Hạm đội LCS đang hoạt động trên Biển Nam Trung Hoa, vào nơi nước cạn. Các chiếc LCS đồn trú thường trực tại Tân Gia Ba được trang bị hệ thống SSMM với 24 hoả tiễn HELLFIRE có thể tấn công các hoả tiễn, phương tiện bay đến gần. Hạm đội LCS ngày càng hữu hiệu trong việc trợ giúp các quốc gia duyên hải Đông Nam Á ở nơi nước cạn. Trong ṿng tháng 8-2029, Hoa Kỳ đă hai lần cho một LCS và một Tàu tiếp liệu bảo vệ an toàn cho tàu khai thác dầu hoả của Mă Lai Á. Hoa Kỳ cũng viện trợ 12 hệ thống ScanEagle UAS cho phép Malaysia chuyển đổi một số máy bay vận tải quân sự thành phi cơ hải tuần.

Bắc Kinh cáo buộc Hoa Thịnh Đốn gây rối trên SCS.

Thực tế, chính Trung Quốc gây rối với các hoạt động và tuyên bố không phù hợp UNCLOS mà Bắc Kinh đă tích cực tham gia soạn thảo và đă phê chuẩn trong khi Quốc hội Hoa Kỳ không phê chuẩn. Nhưng, Chính quyền Donald Trump đă thực thi đúng từng dấu phẩy nhằm bảo đảm chủ quyền và quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán của từng quốc gia trên Biển Nam Trung Hoa.

Bắc Kinh không thể ỷ mạnh hiếp yếu mà có thể an thân với Cộng đồng Quốc tế.

Đại-Dương

 

Trở lại