CHUYỂN HƯỚNG TRÊN BIỂN NAM TRUNG HOA

Đại-Dương

 

 

Tài liệu tham khảo:

The China Dream: Their Goals and Ours (American Interest)

South China Sea: US destroyers enter disputed waters near Chinese installation at Mischief Reef (SCMP)

US Warships Conduct Freedom of Navigation Operation Near Mischief Reef (Diplomat)

There’s No Way the U.S. Navy Will Grow to 350 Ships (National Interest)

China builds rescue centre on artificial Spratly island in South China Sea (SCMP)

Is Duterte’s joke becoming a reality? (Inquirer.net)

Where is the US-Thailand Alliance Amid the 2019 Cobra Gold Military Exercises? (Diplomat)

Reviewing the US-Philippines Alliance: Between Risks and Opportunities (Diplomat)

US, Philippine Air Forces Conduct Bilateral Air Contingent Exchange Amid Uncertainties (Diplomat)

China's housing glut casts pall over the economy (Nikkei)

 

CHUYỂN HƯỚNG TRÊN BIỂN NAM TRUNG HOA

Đại-Dương

Trong bài “The China Dream: Their Goals and Ours” trên tờ The American Interest 07 tháng 2-2019, tác giả Gary Schmitt thuộc American Enterprise Institute đă lược lại mối quan hệ Mỹ - Trung kể từ năm 1784 để kết luận “Mặc dù nhân cách của các nhà lănh đạo chắc chắn đă góp phần gia tăng sự cạnh tranh Mỹ - Trung, nhưng, kỳ vọng Trung Quốc trở thành một đối tác có trách nhiệm trong nền trật tự toàn cầu do Hoa Kỳ dẫn dắt là không thực tế”.

Xưa và nay, dân tộc Trung Hoa đều cho rằng được Ông Trời phái xuống trần gian để cai trị muôn loài. Khi du nhập Chủ nghĩa Marx do Karl Marx (1818-1883) và Friedrich Engels (1820-1895) sáng lập th́ Hán Tộc như hổ thêm vuốt.

Mao Trạch Đông tham chiến Triều Tiên 1950-1953, tổ chức và yểm trợ phiến quân Maoism chống Đế quốc Mỹ. Đặng Tiểu B́nh mở cửa sổ để hiện-đại-hoá quốc pḥng, canh nông, khoa học kỹ thuật, kinh tế mà gia tăng đàn áp chính trị như vụ Thiên An Môn 1989. Giang Trạch Dân thu hồi Hương Cảng, Ma Cao, đưa “tư duy Ba Đại Diện” vào Hiến pháp nhằm điều khiển giới lao động, trí thức, doanh nhân. Hồ Cẩm Đào chủ trương “Xă hội Hài hoà” do đứng trước bối cảnh bất ổn, bất công, bất b́nh lan tràn khắp nơi. Tập Cận B́nh lên cầm quyền từ năm 2012 đă siết chặt hệ thống chính trị và kích động tinh thần dân tộc bằng “Giấc Mộng Trung Hoa”. Tập tiến hành ba mặt trận chính: bành trướng quân sự, siết chặt chính trị, kinh tế trọng thương (merchantilism) để thống trị thế giới mà chẳng cần hội nhập quốc tế.

Tổng thống Richard Nixon kéo Chủ tịch Mao về phe để diệt Liên Sô và chặn đứng phong trào Maoist khắp thế giới. Jimmy Carter giúp Trung Cộng gia nhập Ngân Hàng Thế giới, ban cho Quy chế Tối huệ quốc (MFN) năm 1980. Tuy hoài nghi về nỗ lực tăng cường mối quan hệ sâu rộng với Trung Cộng mà Ronald Reagan vẫn xuất cảng kỹ thuật hiện đại, kể cả hạt nhân cho Bắc Kinh. Bill Clinton ủng hộ Bắc Kinh gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO) dù cho Bắc Kinh có thái độ hung dữ đối với Đài Loan và trên Biển Nam Trung Hoa. Khi tranh cử, George W. Bush coi Trung Cộng như “đối thủ chiến lược” cần ngăn chặn, nhưng, vụ khủng bố 911 ở Mỹ đă thay đổi ưu tiên chiến lược. Barack Obama hạ thấp ưu tiên an ninh toàn cầu đă tạo điều kiện cho Bắc Kinh mở rộng vùng kiểm soát ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt tại Đông Nam Á; đẩy Nga và Trung Cộng xích gần nhau để chống Mỹ; làm cho đồng minh và đối tác chiến lược ở Châu Á nghi ngờ sức mạnh và sự quyết đoán của Hoa Kỳ.

Năm 2009, Bắc Kinh gửi hồ sơ lên Uỷ Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa Liên Hiệp Quốc về yêu sách Thềm Lục Địa có kèm theo bản đồ Đường 9 Đoạn bị Uỷ Ban đ̣i ghi rơ lư do và vị trí chính xác, nhưng, không được trả lời. Từ đó, Bắc Kinh đương nhiên coi bên trong Đường 9 Đoạn thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Khai thác sự mềm mỏng (hoặc ảo tưởng) của Barack Obama mà Tập Cận B́nh đă đoạt Scarborough Shoal của Phi Luật Tân năm 2012, điều động 100 tàu các loại yểm trợ Giàn khoan HD 981 thăm ḍ trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Việt Nam năm 2014, xây 7 đảo nhân tạo ở Spratly Islands (Trường Sa, Nam Sa) năm 2015 và quân-sự-hoá Biển Nam Trung Hoa. Thế yếu của Hoa Kỳ làm cho các quốc gia Đông Nam Á bị cuốn theo cơn lốc Trung Cộng.

Các tổng thống Mỹ hoặc ảo tưởng, hoặc cao ngạo, hoặc thờ ơ, hoặc thiếu giải pháp cụ thể nên Bắc Kinh làm mưa làm gió suốt nửa thế kỷ.

Từ đầu năm 2017, Tổng thống Donald Trump coi Trung Cộng như “đối thủ chiến lược” trên mọi mặt trận thay cho “đối tác chiến lược” đă được áp dụng từ nhiều thập niên khiến Trung Cộng và giới tinh hoa quốc tế phải rơi vào thế bị động. Bộ Tư pháp Mỹ đang điều tra Trung Cộng có dính líu tới 90% vụ gián điệp kinh tế tại 50 tiểu bang và nhiều trường hợp tấn công mạng. Vụ nhờ Gia Nă Đại chặn bắt Giám đốc Tài chính của Hoa Vi, Mạnh Văn Chu nhằm tấn công về kỹ thuật hiện đại.

Tờ The Nikkei 13/02/2019 ghi nhận nền kinh tế xuất cảng của Trung Cộng khựng lại, nợ công 270% GDP trong khi Bắc Kinh tiếp tục bơm thêm tiền để kích thích, 65 triệu nhà ở thành phố bỏ trống tạo nguy cơ bể bóng địa ốc, thị trường chứng khoáng bị mất 25%, nhà giàu tẩu tán khỏi Hoa Lục.

Thoả ước Tiến bộ và Toàn diện Xuyên Thái B́nh Dương (CPTPP) đă được kư kết có thể loại trừ sự trục lợi từ Bắc Kinh. Mă Lai Á, Thái Lan, Myanmar đă ngưng các dự án hạ tầng với Trung Cộng. Tỉ phú George Soros tuyên bố tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2019 “Sáng kiến Đới và Lộ (BRI) chỉ mang lợi ích cho Trung Quốc chứ không phải nước tiếp nhận”.

Chỉ huy trưởng Bộ tư lệnh Thái B́nh Dương - Ấn Độ Dương, Đô đốc Philip S. Davidson cho biết đang tập trung làm việc với các đồng minh Phi Luật Tân, Thái Lan và các đối tác Tân Gia Ba, Việt Nam.

Phi Luật Tân, Thái Lan đă cải thiện mối quan hệ với Hoa Kỳ, kể cả các cuộc tập trận chung trên Biển Nam Trung Hoa. Phi Luật Tân đang cố thuyết phục Hoa Kỳ cam kết thi hành Điều 5 trong Hiệp ước Pḥng thủ Hỗ tương như trường hợp nhóm đảo Senkaku của Nhật Bản. Các quốc gia duyên hải Đông Nam Á tiếp tục tăng cường khả năng pḥng thủ, phối hợp từng nhóm hoặc với các cường quốc biển trong hoạt động tuần tra hàng hải, trau giồi khả tác chiến hỗn hợp.

Quốc hội Mỹ sắp bàn chuyện bán cho Việt Nam Trinh sát cơ không người lái (Scan Eagle UAV), Huấn luyện cơ T-6, và một Tuần duyên hạm. Năm 2018, Hoa Kỳ đă bán cho Việt Nam số thiết bị quân sự trị giá $95 triệu và cung cấp cho Việt Nam $12 triệu trong tài khoá 2017.

Manila tuyên bố sẽ hoàn tất việc nới rộng Pagasa Island (đảo Thị Tứ) trên Biển Tây Phi Luật Tân vào đầu 2019 bất chấp sự đe doạ trực tiếp từ tàu bè của Bắc Kinh.

Từ đầu năm 2019, một Khu trục hạm Hoả tiễn Dẫn đường của Mỹ đă tự do hải hành (FONOP) bên trong vùng 12 hải lư các đảo nhỏ ở Hoàng Sa, tiếp theo hai Khu trục hạm khác cũng đi vào bên trong vùng 12 hải lư của Mischief Reef (Đá Vành Khăn) ở Trường Sa nhằm thách đố yêu sách chủ quyền phi pháp và thái quá của Bắc Kinh.

Năm ngoái, Luân Đôn đă phái một Thuỷ bộ hạm (Amphibious Ship) và một Hộ tống hạm (frigate) tuần tra ở Trường Sa và Hoàng Sa. Luân Đôn chuẩn bị đưa Hàng không mẫu hạm HMS Elizabeth có 36 chiếc F-35B và 12 trực thăng tuần tra Biển Nam Trung Hoa. Anh Quốc cũng tiết lộ việc thiết lập căn cứ Hải quân tại Brunei hoặc Tân Gia Ba.

Vụ tuần tra tự do hàng hải trên Biển Nam Trung Hoa được tăng cường thêm Anh, Nhật, Úc, Tân Tây Lan, Gia Nă Đại, Pháp. Một vài quốc gia duyên hải Đông Nam Á cũng đang cứu xét.

Các chuyên gia Mỹ cho rằng Hoa Kỳ khó đưa số lượng chiến hạm từ 280 lên 350 nên Phó đô đốc John Neagley, phụ trách chương tŕnh chiến hạm nhỏ và tự hành có thể lấp khoảng trống hiệu quả mà ít tốn kém.

Hoa Kỳ và đồng minh, đối tác chiến lược cần hợp tác và phối hợp nhịp nhàng dài hạn mới có thể triệt tiêu “Giấc Mộng Trung Hoa” nhằm bảo đảm an ninh, an toàn, chủ quyền, lợi ích quốc gia và hoà b́nh ổn định trong khu vực đông dân cư và đầu tàu kinh tế thế giới.

Đại-Dương  

 

Trở lại