Cơ may đ ngưi triu tiên quyt định vn mnh đt nưc dân tc

                                      Đại-Dương

 

 

Tài liệu tham khảo:

North Korea Offers to Remove Long-Range Artillery From Border (Diplomat)

North Korea talks deepen Japan's dilemma (Nikkei)

Seoul aims to declare formal end to Korean War by year end; plans to ease sanctions on North Korea (Strait Times)

US, South Korea Announce Suspension of 2018 Ulchi-Freedom Guardian Military Exercise (Diplomat)

Pentagon suspends planning for joint drills with S. Korea in August (Xinhua)

Kim Jong Un visiting China, expected to discuss his nukes (Fox News)

China's influence on North Korea grows (Korea Times)

Secrecy Lifted on Kim Jong-un's Latest China Trip (Chosun Ilbo)  

 

           Cơ may để người triều tiên quyết định vận mệnh đất nước dân tộc

                                      Đại-Dương

Kể từ đầu thế kỷ thứ 20, người Triều Tiên chưa có cơ hội quyết định vận mệnh đất nước và dân tộc.

Nếu không do Trung Quốc th́ cũng Nhật Bản, Hoa Kỳ quyết định số phận của dân tộc trên Bán đảo Triều Tiên. Quyết định của các cường quốc đă ảnh hưởng sâu đậm tới cuộc sống của dân tộc Triều Tiên: bị lệ thuộc hoặc nô lệ, hoặc tự chủ hạn chế dẫn tới hai thái cực sống “nghèo đói, áp bức, lạc hậu” hay “sung túc, tự do, phát triển” qua lằn ranh vĩ tuyến 38.

Đệ nhị Thế chiến đă chấm dứt từ năm 1945, nhưng, vĩ tuyến 38 vẫn đóng vai tṛ phân đôi dân tộc Triều Tiên mà họ chưa có điều kiện để tự quyết định số phận.

Trung Quốc, Liên Sô (Nga) sử dụng Bắc Triều Tiên như một trái độn cho biên giới phía Nam. Hoa Kỳ không muốn bỏ rơi 50 triệu dân Đại Hàn yêu chuộng tự do và tinh thần cầu tiến nên buộc phải lưu giữ 28,500 binh sĩ thường trực ở phía Nam vĩ tuyến 38.

Do đó, bài toán trên Bán đảo Triều Tiên vẫn chưa có đáp số bởi lẽ các cường quốc chỉ mua bán số phận dân tộc đau khổ này v́ lợi ích riêng tư.

Tổng thống Donald Trump quyết định áp dụng phương pháp phi-truyền-thống để giải quyết bài toán Triều Tiên.

Gây áp lực quốc tế qua chủ trương siết chặt cấm vận kinh tế và phô trương sức mạnh quân sự để buộc Chủ tịch Kim Chính Ân phải đàm phán trực tiếp về số phận của dân tộc Triều Tiên và chỉ v́ dân tộc Triều Tiên.

Tại bàn đàm phán ngày 12-06-2018, Kim được đối xử ngang hàng với Trump để giải quyết dứt khoát bài toán Bán đảo Triều Tiên mà không bị Chủ tịch Tập Cận B́nh và Tổng thống Vladimir Putin chi phối.

Tổng thống Trump cam kết bảo vệ an ninh và an toàn cho chế độ hiện hành Bắc Triều Tiên, đồng thời, tuyên bố dừng vụ tập trận thường niên với Nam Hàn nhằm chứng tỏ Hoa Kỳ không có chủ trương và mục đích xâm lăng Bắc Triều Tiên. Như thế, con ngáo ộp “Hoa Kỳ và Đại Hàn có ư đồ xâm lăng Bắc Triều Tiên” trở nên vô hiệu nên không có lư do biện minh việc B́nh Nhưỡng chế tạo vũ khí nguyên tử.

Trong cuộc họp Liên Triều ở cấp trung tướng, B́nh Nhưỡng đồng ư rút một số dàn đại pháo về khu vực 30-40 km cách vĩ tuyến 38 trong khi Hán Thành tuyên bố dừng tập trận chung với Mỹ. Bắc Triều Tiên đă bố trí 6,000 hệ thống đại pháo tầm trung và tầm xa có khả năng bắn 10,000 viên đạn/phút vào Thủ đô Hán Thành. Tuy nhiên, làm sao Hán Thành có thể kiểm chứng được hay chỉ tin vào thiện chí của B́nh Nhưỡng?

Ư đồ của Bắc Triều Tiên nhằm đ̣i Mỹ rút Hệ thống Hoả tiễn Chiến thuật Đất-đối-Đất Dẫn đường và Chính xác (ATACMS) có tầm bắn 300 km tới Thủ đô B́nh Nhưỡng.

Điều này khó xảy ra v́ mối đe dọa của bom nguyên tử và hoả tiễn đạn đạo vẫn c̣n đe doạ.

Trong ṿng ba tháng, Kim Chính Ân đă tới Bắc Kinh ba lần. Tuy nhiên, lần này, Kim công khai cùng với vợ đă được Tập Cận B́nh đón như một quốc khách với đầy đủ lễ nghi và yến tiệc linh đ́nh.

Tập cố duy tŕ ảnh hưởng lên Kim v́ không muốn mất cơ hội kiểm soát chính trị và cơ hội kinh tế với Bắc Triều Tiên. Putin lẫn Tập đều muốn giữ vai tṛ quan trọng trong mô h́nh đàm phán đa phương trái với chủ trương song phương của Trump.

Putin cũng đă ngỏ ư mời Kim đến Mạc Tư Khoa, nhưng, chưa xác định ngày giờ bởi Kim c̣n chuẩn bị cuộc gặp mặt với Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe.

Thời thế đă đổi thay, mô h́nh đàm phán đa phương về Bán đảo Triều Tiên cũng lỗi thời, vị thế của Tập và Putin đă lung lay khi lănh đạo hai miền Nam/Bắc quyết tâm đ̣i lại quyền dân tộc tự quyết.

Ba nhà lănh đạo Donald Trump, Kim Chính Ân, Moon Jae-in đang tích cực hợp tác để giải quyết vấn đề hoà b́nh, ổn định, phát triển trên Bán đảo Triều Tiên. Họ chỉ “tham khảo” với Trung Quốc và Nga khi cần. Họ có thể trực tiếp nói chuyện qua điện thoại khi Trump cho Kim số điện thoại riêng.

Các biện pháp thực thi Thông cáo chung Trump-Kim của đàm phán Tân Gia Ba đă tiến hành nhanh hơn dự tính.

Hoa Kỳ đang kiềm chế chính sách bành trướng, bá quyền của Trung Quốc trên hai mặt trận quân sự lẫn kinh tế nên sẽ tăng chứ không hề giảm sự hiện diện tại Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương.

Luật Ủy quyền Quốc pḥng (National Defense Authorisation Act 2019) được Thượng viện Hoa Kỳ thông qua hôm 18-06-2018 cho phép Quân đội Mỹ tham gia tập trận với Quân đội Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), đồng thời, cho phép Quân đội Đài Loan tham gia diễn tập quân sự tại Hoa Kỳ.

Vành đai ngăn chặn Trung Quốc được thiết lập ở Đông Bắc Á liên quan đến Nhật Bản, Đại Hàn, Đài Loan nên Hoa Kỳ không có lư do bỏ rơi các quốc gia đồng minh.

Nhưng, Tổng thống Donald Trump sẽ thuyết phục các quốc gia đồng minh tăng cường tiềm lực quốc pḥng và kinh tế để giảm bớt số quân Mỹ đồn trú mà không ảnh hưởng tới chiến lược pḥng thủ chung.

Nhật Bản, Đại Hàn, Đài Loan cần trang bị vũ khí tối tân, chiến cụ hiện đại tương đương với Trung Quốc, dù cho có phải mua sắm từ Hoa Kỳ. Liên minh Mỹ-Nhật-Hàn-Đài có trách nhiệm ǵn giữ an ninh, hoà b́nh, ổn định, phát triển tại Đông Bắc Á nói riêng và Châu Á-Thái B́nh Dương nói chung.

Lệ thuộc Trung Quốc và Nga đă dẫn Bắc Triều Tiên đi vào mạt lộ đ̣i hỏi Kim Chính Ân phải sáng suốt để được Hoa Kỳ bảo trợ và Đại Hàn, Nhật Bản hợp tác mà thoát khỏi cơn ác mộng chiến tranh nguyên tử.

Từ nay số phận của dân tộc Triều Tiên sẽ không do các thế lực bên ngoài nắm giữ. Hăy chớp lấy cơ hội ngàn năm một thuở!  

                                        Đại-Dương  

 

Trở lại