CUỘC CHIẾN TPP KHÔNG TIẾNG SÚNG

Đại-Dương

 

Tài liệu tham khảo:

Trump Killed TPP. What's Next For Trade in Asia? (Diplomat)

What's Next For Asia After Trump's America Leaves TPP? (Forbes)

Trích dịch từ cuốn Crippled America - How To Make America Great Again của Donald Trump (Đỗ Trí Vương)

President Trump's China Agenda Could Get Ugly (Forbes)

Which Countries Will Trump Target for Trade Deals? (WSJ)

 

           CUỘC CHIẾN TPP KHÔNG TIẾNG SÚNG

                                      Đại-Dương

Tổng thống Donald Trump đă kư quyết định hành pháp huỷ bỏ Thoả ước Đối tác Xuyên Thái B́nh Dương, TPP, trong mấy ngày đầu nhậm chức v́ cho rằng đó là thảm hoạ và tệ hại chưa từng có.

Dù dư luận trong và ngoài nước Mỹ đều đoán biết nó sẽ xảy ra khi Trump tiếp nhận chức vụ Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ. Nhưng, không tránh khỏi choáng váng.

Phản ứng của dư luận đối với quyết định của Trump và tương lai sẽ ra sao khi Hoa Kỳ rút khỏi TPP?

Các ngộ nhận vô t́nh hay cố ư

Trước khi đặt chân vào chính trường, tỉ phú xây dựng địa ốc Donald Trump đă làm ăn phát đạt tại nhiều nước trên thế giới hẵn nhiên phải biết rơ giá trị của toàn-cầu-hoá gồm cả lợi lẫn hại.

Về mặt lư thuyết toàn-cầu-hoá mang bộ mặt vô cùng nhân bản, đáng yêu.

Nhưng, khi đưa vào thực hiện lại thể hiện những hành động phi-nhân-tính như bóc lột tàn tệ sức lao động, làm giàu phi pháp, ăn cắp tài sản trí tuệ, khuyến khích độc quyền, coi thường luật pháp quốc gia lẫn quốc tế, nước lớn chèn ép nước nhỏ, mạnh hiếp yếu trong xă hội.

Trong 8 năm qua, chỉ có 1% dân số toàn cầu có mức tăng trưởng cao gấp đôi thành phần có lợi tức thấp. 

Đầu năm 2017, Tổ chức Oxfam công bố bản nghiên cứu cho thấy tài sản của 8 tỉ phú hàng đầu thế giới tương đương với tài sản của 3.6 tỉ người nghèo trên trái đất.

Trung Quốc gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới, WTO, vào năm 2006 mà chỉ thi hành những quy định nào có lợi nên sau 15 đă vướng vào khoảng 700 vụ điều tra về bán phá giá, trợ giá trong nước làm Bắc Kinh tốn 40 tỉ USD để giải quyết.

Trái lại, lợi dụng danh nghĩa toàn-cầu-hoá Trung Quốc trở thành “công xưởng thế giới” với khối dự trữ ngoại tệ vượt 3,800 tỉ USD, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, ôm mộng vượt Hoa Kỳ trong thế kỷ thứ 21.

Trung Quốc xuất cảng vào Mỹ 80 tỉ USD hàng hoá cao cấp mỗi năm mà chỉ mua lại 13 tỉ, tức xuất siêu 68 tỉ. Bắc Kinh xuất siêu vượt 280 tỉ USD vào Mỹ, hơn phân nửa số nhập siêu của Mỹ với toàn thế giới.

Trung Quốc, Việt Nam và một số nước khác tuy gia nhập WTO vẫn tiếp tục bao cấp, kiểm soát tiền tệ, cấm công đoàn độc lập, gia tăng vi phạm nhân quyền, sản xuất hàng hoá độc hại, bán phá giá.

TPP v́ di sản Obama hoặc lợi ích Hoa Kỳ

Tổng thống Barack Obama cần di sản mà làm ngơ trước các hoạt động lợi dụng TPP của Bắc Kinh.

TPP quy định các quốc gia hội viên phải sử dụng máy móc, nguyên liệu trong Khối để sản xuất hàng hoá, ngoại trừ thứ chưa có tại các quốc gia hội viên.

Một số quốc gia Đông Nam Á và Châu Mỹ La Tinh đă tham gia chiến dịch “rửa hàng” của Bắc Kinh bằng cách mua từ Trung Quốc, dán nhăn hiệu của ḿnh rồi nhập vào thị trường Tây Phương.

Bắc Kinh chuyển các nhà máy sản xuất nguyên liệu, máy móc lạc hậu sang các quốc gia Đông Nam Á và Châu Mỹ La Tinh để đón đầu TPP. Trung Quốc vừa cung cấp nguyên liệu, máy móc cho TPP, vừa đưa kỹ nghệ lỗi thời, ô nhiễm môi trường vào các nước trong TTP.

Obama sợ Bắc Kinh viết luật thương mại mới trong Thương ước Đối tác Kinh tế Toàn diện Cấp vùng, RCEP, thành h́nh từ năm 2012 mà không có Hoa Kỳ. Có 500 cố vấn thương mại của Mỹ đại diện cho quyền lợi các tập đoàn kinh tế đă đàm phán kín ngoài tầm mắt của dư luận, báo chí, Quốc hội. Mười hai quốc gia đă kư kết TPP vào tháng 2-2016 mà không cần Quốc hội Mỹ phê chuẩn.

Trump điều chỉnh hay từ bỏ toàn-cầu-hoá

Toàn-cầu-hoá cần công khai và b́nh đẳng, nên việc hủy bỏ một thương ước không minh bạch và thiếu công b́nh là điều hợp lư.

WTO đại diện cho các quy luật toàn-cầu-hoá, tuy nhiên quá tổng quát và phức tạp nên khó đáp ứng quyền lợi cụ thể cho từng quốc gia. V́ thế, thoả ước song phương bổ sung quyền lợi kinh tế thiết thực giữa hai quốc gia ngày càng được áp dụng rộng răi.

RCEP dự trù thành h́nh vào cuối năm 2017 với 16 quốc gia tham dự (Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, Đại Hàn, Ấn Độ). Hiệp ước này không buộc hội viên “giảm vai tṛ xí nghiệp quốc doanh, tôn trọng quyền tổ chức công đoàn độc lập, quan tâm tới môi trường sống”. 

Thị trường Mỹ lớn nhất và nền tài chính ổn định mà bất cứ nước nào trên thế giới cũng muốn làm ăn buôn bán với Mỹ nên Hiệp ước Thương mại song phương có thể ngăn ngừa t́nh trạng “sống chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi”. 

Với Hiệp ước Tự do Thương mại Song phương, FTA, Hoa Kỳ dễ dàng áp lực trên các yếu tố kinh tế thị trường tự do mà không phải nhượng bộ để đạt sự đồng thuận với nhiều quốc gia có thể làm móp méo nguyên lư kinh tế thị trường tự do thực sự. Hoa Kỳ cũng kiểm soát chặt chẽ hơn việc thi hành làm cho nền kinh tế thế giới có bộ mặt nhân bản hơn kiểu tư bản man rợ đang diễn ra tại Trung Quốc và một số quốc gia khác.

Hoa Kỳ có Thoả ước Tự do Thương mại, FTA, với 20 quốc gia trên thế giới và đang đàm phán với Nhật Bản, cũng như sẽ tái thương thảo các Hiệp ước Thương mại đă kư kết. 

Hiệp ước Tự do Thương mại Châu Á-Thái B́nh Dương, FTAAP, gồm 21 quốc gia của Diễn đàn Kinh tế CA-TBD vẫn ở trong t́nh trạng tham vấn cả thập niên qua.

Mưu đồ của Trump rút khỏi TPP

Không có Hoa Kỳ th́ Tokyo sẽ đóng vai tṛ dẫn dắt TPP. Thế và lực của Nhật Bản tăng lên làm đối trọng đáng gườm của Trung Quốc trên cả phương diện kinh tế, ngoại giao, và quân sự.

Mỹ sẽ không bị Bắc Kinh núp bóng các quốc gia đói đầu tư, viện trợ để lũng đoạn nền kinh tế thị trường tự do mà dần dần phải tuân thủ luật pháp quốc tế.

Bắc Kinh đang phản ứng gay gắt, kèm theo những đe doạ trả đũa Hoa Kỳ. Nhưng, Trung Quốc đang đứng trước vụ hạ cánh kinh tế không-an-toàn khi bơm hàng ngàn tỉ USD để duy tŕ hoạt động kinh tế nên sản phẩm tồn kho đang trở thành một quả bom nổ chậm mà rất khó tháo ng̣i nổ. 

Hoa Kỳ từng làm tan ră Đệ tam Quốc tế của Liên Xô bằng kinh tế nhờ các đầu óc tinh tế, khôn khéo về ngoại giao, cương quyết về hành động.

Lịch sử có thể lập lại với những kẻ biết rút bài học lịch sử.

                                     Đại-Dương

Trở lại