ĐẾ quỐc Trung CỘng bành trưỚng, bá quyỀn bẰng Sáng kiẾn Vành đai và Con đưỜng

  Đại-Dương

 

Tài liệu tham khảo:

China’s belt-and-road plans are to be welcomed—and worried about The “project of the century” (Economist)

Has China Got “The Rest” Wrong? (National Interest)

How far will Mahathir push China? (Asia Times)

China’s plan for a modern Silk Road of railways, ports and other facilities linking Asia with Europe hit a $14 billion pothole in Pakistan –Dawn (AP) 

 

 ĐẾ quỐc Trung CỘng bành trưỚng, bá quyỀn bẰng Sáng kiẾn Vành đai và Con đưỜng

                                        Đại-Dương

Tạp chí The Economist đă đăng bài “China’s belt-and-road plans are to be welcomed—and worried about” ngày 26-07-2018 liên quan đến “Sáng kiến Vành đai và Con đường = Belt and Road Initiative, BRI” của Trung Cộng.

The Economist nhận xét “Dự án Thế kỷ BRI giúp một số nền kinh tế mà bị thiệt hại về chính trị. Các nước mong được Bắc Kinh tài trợ chào đón nguồn đầu tư cơ sở hạ tầng từ Á đến Âu thông qua Trung Đông và Châu Phi. Người sợ th́ xem như dự án nham hiểm nhằm tạo ra một trật tự thế giới mới mà trong đó Bắc Kinh đóng vai quyền lực ưu việt”.

Giới chuyên gia quốc tế t́m kiếm vô vọng trên trang nhà của BRI cũng chẳng biết được chi tiết về mục tiêu của nó mà chỉ gặp toàn những luận điệu ca tụng BRI như Dự án Toàn cầu gồm Con đường Tơ lụa Thái B́nh Dương, Con đường Tơ lụa trên Băng, Con đường Tơ lụa Kỹ thuật số.

Economist đúc kết “Truyền thông ở Bắc Kinh gọi BRI là ‘Con đường Tập Cận B́nh’ do quyền lực ngoại giao to lớn sẽ dẫn tới kiểu Hoà b́nh Trung Hoa (Pax Sinica). Dư luận các nước tiếp nhận BRI hối tiếc v́ sự nhiệt t́nh của nhà cầm quyền do chính trị gia lợi nhiều hơn dân. Dự án có xu hướng sử dụng nhiều lao động Trung Cộng. Nguy cơ nợ nần chồng chất. Bắc Kinh chiếm ưu thế chiến lược. Nguồn tiền từ Phương Tây, Liên Âu, Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Phát triển Á Châu đă giúp các nước chi tiêu và nợ bền vững, tạo điều kiện phát triển. Hoa Kỳ tham gia th́ thế giới có thể giảm thiểu tầm nguy hiểm của BRI, nếu không, rủi ro sẽ lớn hơn lợi ích”.

Đại Hàn, Tân Gia Ba, Hồng Kông, Đài Loan từ nghèo khó trở thành Tứ hổ Châu Á nhờ các nguồn tiền từ Tây Phương và các định chế tài chính quốc tế được giới lănh đạo sử dụng hợp lư và sự cần cù, tin tưởng của toàn dân.  

BRI mới thực hiện được mấy năm mà các dự án từ Pakistan tới Tanzania tới Hung Gia Lợi đều bị huỷ bỏ, tái thương thảo, hoặc tŕ hoăn do tranh chấp về giá cả.

Thứ nhất, các dự án BRI do Bắc Kinh tài trợ xây dựng trên 65 quốc gia từ Nam Thái B́nh Dương qua Châu Á, Châu Phi, Châu Âu. Một số quốc gia có xu hướng độc tài để dễ dàng tiếp nhận nguồn tiền của BRI. Giới chính trị gia các nước bị Bắc Kinh mua chuộc khiến cho dân chúng mất tin tưởng vào hệ thống chính trị để dễ khinh loát.

Cử tri Pakistan không bầu Thủ tướng ủng hộ BRI và mong được Quỹ Tiền tệ Quốc tế cứu nguy. Thủ tướng Mă Lai Á, Mahathir Mohamad duyệt xét kỹ lưỡng mọi dự án với Trung Cộng do người tiền nhiệm kư. Doanh nghiệp China Harbour đă tài trợ 7.6 triệu USD trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2015 ở Sri Lanka đang bị điều tra nên hôm 21-07-2018 Chủ tịch Tập Cận B́nh quyết định thưởng 295 triệu USD v́ Tổng thống Maithripala Sirisena cho phép Bắc Kinh tiếp tục các dự án đă kư. Tổng thống Phi Luật Tân, Rodrigo Duterte nhượng bộ Trung Cộng về Phán quyết của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (Permanent Court of Arbitration, PCA) năm 2016 để đổi lấy viện trợ kinh tế nên ngày càng bị dân chống đối. Cambode từ dân chủ sang độc đảng. Lào không bàn căi tới dân chủ. Việt Nam kiên tŕ mô h́nh độc tài như Trung Cộng và Nguyễn Phú Trọng đang rón rén bắt chước Tập Cận B́nh tom góp quyền lực về một mối.

Dân Kyrgyzstan lo sợ người từ Trung Cộng sang ngày càng đông nên có thể dẫn tới nguy cơ mất nước.

Phố xá, hàng hoá, lối sống của Tàu dần dà làm thay đổi bản sắc các dân tộc tiếp nhận BRI.

Thứ hai, ông Ou Xiaoli thuộc Hội đồng Nhà nước Trung Cộng cho biết việc cho vay để thực hiện Dự án BRI mang tính chất hợp tác thương mại chứ không phải viện trợ. Nhiều lănh đạo trên thế giới đă ngộ nhận nên đang gánh hậu quả.

Hồi tháng 3-2018 Trung tâm Phát triển Toàn cầu công bố bản nghiên cứu cho thấy 23 quốc có nguy cơ trở thành con nợ của Bắc Kinh trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng mà Lào, Maldives, Pakistan, Mông Cổ, Tajikistan và Kyrgyzstan có nguy cơ cao hơn.

Nepal đă hủy kế hoạch cho Trung Cộng xây Đập Thủy điện Budhi Gandaki trị giá 2.5 tỉ USD. Myanmar huỷ kế hoạch cho Bắc Kinh xây nhà máy lọc dầu trị giá 3 tỉ USD. Trung Cộng và Pakistan có hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng trị giá 60 tỉ USD để nối miền Tây Trung Cộng với Hải cảng Gwadar bên bờ Ấn Độ Dương. Nhưng, Pakistan quyết định rút Đập thuỷ điện Diamer-Bhasha khỏi kế hoạch. Sri Lanka đă cho Trung Cộng thuê hải cảng Hambantota trong 99 năm v́ không trả được nợ.

Năm 2017, Hoa Kỳ và Nhật Bản đă kư một thỏa thuận nhằm cung cấp các giải pháp thay thế đầu tư cơ sở hạ tầng ở Ấn Độ Dương- Thái B́nh Dương.

Trung Á có tầm quan trọng đối với BRI để nối liền hai lục địa Châu Á và Châu Âu, nhưng, đang là nạn nhân của Bắc Kinh. Hai cựu thủ tướng của Kyrgyzstan đă bị tống giam để điều tra vụ chỉ định thầu hai dự án điện lực vay vốn từ Bắc Kinh. Kyrgyzstan có GDP 7 tỉ USD, nợ công 4 tỉ mà Bắc Kinh chiếm phân nửa buộc Tổng thống Sooronbay Jeenbekov t́m cách cân bằng đối ngoại qua biện pháp nối lại mối quan hệ suy yếu trong khu vực với Thổ Nhĩ Kỳ, Kazakhstan, Uzbekistan.

Giai đoạn 2001-2010, Bắc Kinh đă cấp cho Châu Phi 62.7 tỉ USD nhiều hơn Ngân hàng Thế giới 12.5 tỉ. Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất tại Châu Phi với 166 tỉ USD trong năm 2014, có thể lên tới 1,700 tỉ vào năm 2030. Nhưng, khả năng cạnh tranh của Châu Phi không tăng mà c̣n lệ thuộc vào Trung Cộng.

Hăng tin Reuters ngày 06 tháng 06 năm 2018 loan tin Bắc Kinh đă sử dụng hạ tầng cơ sở của BRI như Hải cảng Piraeus ở Hy Lạp để tuôn hàng lậu tới Hung Gia Lợi mà cung ứng cho thị trường Liên Âu. Bắc Kinh cũng sử dụng hải cảng Hamburg để đưa quần áo, dày dép giá rẻ vào Anh Quốc.  

Thứ ba, nguy cơ quân sự do BRI tạo ra có thể làm mất an ninh thế giới. Đầu tiên, Trung Cộng xây hải cảng dân sự rồi đưa tàu quân sự viếng thăm thiện chí hoặc bảo vệ an ninh. Khi quốc gia nào đă sụp “bẫy nợ” th́ Bắc Kinh đ̣i thuê hải cảng trong 99 năm hoặc nắm quyền kiểm soát để làm nơi tiếp tế cho các lực lượng viễn chinh.

Mộng bành trướng, bá quyền của Trung Cộng gây hại cho mọi dân tộc nên nhân loại phải hợp sức chống lại.

                                 Đại-Dương 

Trở lại