ĐẦU NĂM 2019: CUỒNG PHONG KINH TẾ ẬP VÀO HOA LỤC

Đại-Dương 

 

Tài liệu tham khảo:

Data dump illustrates China’s economic challenges (Asia Times)

China slowdown poised to worsen: top IMF economist (Nikkei)

China’s Economic Growth Sinks to 3-Decade Low (Diplomat)

U.S. vs. China -- split trade from technological security (Niikkei)

Rising costs of China’s stimulus addiction (Asia Times)

How Trump has changed America in two years (Guardian)

 

ĐẦU NĂM 2019: CUỒNG PHONG KINH TẾ ẬP VÀO HOA LỤC

Đại-Dương

Chủ tịch Tập Cận B́nh đă tóm thâu toàn bộ quyền hành tương đương với bất cứ Hoàng đế Trung Hoa nào nên rất tin tưởng vào khả năng thống trị toàn cầu dựa vào Sáng kiến Đới và Lộ (BRI) nối liền các Châu Á, Phi, Âu để tung hàng hoá từ “Công xưởng Thế giới” tới khắp hang cùng ngỏ hẻm của địa cầu. Và, Thế hệ Mạng di động Thứ năm (5G) giúp cho Bắc Kinh có thể biết rơ mọi chính sách và giám sát mọi hoạt động của bất cứ quốc gia nào chịu tham gia.

Bắc Kinh tự tin vào số tiền tươi khổng lồ có thể trám miệng và hủ-hoá giới chính trị, ngoại giao, truyền thông quốc tế sẵn sàng tung hô vạn tuế Tập Chủ tịch và Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc (PRC) vĩ đại.

Bắc Kinh dùng thị trường tiêu thụ 1.4 tỉ người làm điều kiện buộc các công ty đa quốc, doanh nhân nước ngoài phải cắn răng chuyển giao kỹ thuật tiên tiến cho các công ty Trung Cộng sản xuất hàng hoá và đăng bộ bằng sáng chế tại Hoa Kỳ.

Hệ thống gián điệp của Bắc Kinh gồm loại truyền thống lẫn mạng lưới đă đánh cắp từ thượng vàng đến hạ cám để bắt kịp hoặc qua mặt các cường quốc với chi phí thấp và thời gian ngắn nhất.

Tại bất cứ diễn đàn quốc tế nào, Tập Cận B́nh vẫn không quên xác định Trung Quốc là một nước lớn, sẵn sàng dẫn dắt thế giới về kinh tế, văn hoá, chính trị.

Kiểu tự tin và ngạo mạn quá mức của nhà cầm quyền Bắc Kinh buộc các giới chính trị gia và học giả, truyền thông quốc tế phải đánh giá lại sức mạnh kinh tế của Trung Cộng.

Kể từ lúc tiến hành chiến dịch tranh cử năm 2016, Ứng viên Donald Trump đă vạch trần kiểu “thương mại ăn cướp” của Trung Cộng và đề ra các biện pháp trừng phạt kinh tế để buộc Bắc Kinh phải thay đổi cách hành xử trong mối giao dịch quốc tế.

Tập Cận B́nh trải thảm đỏ đón Tổng thống Donald Trump ở Tử Cấm Thành. Đối với Trump th́ bạn bè tốt đứng dưới quyền lợi quốc gia dân tộc nên cứ tiến hành các biện pháp trừng phạt Trung Cộng về mọi hành vi phá hoại luật pháp trong hệ thống thương mại quốc tế. Sau một năm trả đũa kinh tế qua lại giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ đă tạo ra phản ứng dây chuyền do nhiều quốc gia sợ bị vạ lây.

Hiện giờ, cộng đồng quốc tế đă nhận thức được tham vọng thống trị và bành trướng của Bắc Kinh không chỉ làm hại riêng cho nền kinh tế Mỹ mà nhiều cường quốc cũng như nhược tiểu bị rơi vào nguy cơ mất ưu thế phát triển kinh tế hoặc lọt vào chiếc bẫy nợ khó hoàn trả của Bắc Kinh.

Biện pháp trừng phạt kinh tế leo thang của Hoa Kỳ như trận cuồng phong (typhoon) làm rung rinh nền tảng kinh tế Trung Cộng buộc Bắc Kinh che đậy bằng các số liệu tuyên truyền.

Giới truyền thống quốc tế đồng loạt loan tin Cục Thống kê Trung Cộng cho biết tăng trưởng GDP năm 2018 là 6.6% so với dự đoán 6.5%.

Lập tức, Giáo sư Hướng Tùng Tộ (Xiang Songzuo) của Đại học Nhân dân Bắc Kinh tiết lộ trong diễn văn ngày 16/12/2018 “nền kinh tế Trung Cộng đă khựng lại trong năm 2018 … báo cáo nội bộ của nhóm nghiên cứu đă cho ra hai con số tăng trưởng 1.67%, hoặc dưới zero”.

Kinh tế gia độc lập Xiang Songzuo ở Thượng Hải cho biết không thể tin vào thống kê chính thức.

Quan điểm này phù hợp với thực tại Trung Cộng. Nợ công từ 130% GDP năm 2008 đă lên tới 260%, thất nghiệp 5%, sản xuất và tiêu dùng căng thẳng suốt 12 tháng, lô hàng điện thoại thông minh giảm 16%, doanh số ô tô sụt 6%, xuất cảng sang các thị trường Tân Gia Ba, Đại Hàn, Đài Loan, Nhật Bản teo tóp trong khi tăng tại Hoa Kỳ và các quốc gia Đông Nam Á.

Hiện tượng này dễ hiểu v́ các quốc gia phát triển sợ rơi vào nguy cơ bị phạt do tái xuất hàng hoá của Trung Cộng. Các quốc gia đang phát triển hoặc chậm tiến vẫn hy vọng được Hoa Kỳ châm chước nên tiếp tục nhận đầu tư từ Bắc Kinh. Nhằm tránh thuế quan nên thương gia Mỹ mua nhiều hàng hoá Trung Cộng trong năm 2018.

Thực sự số liệu kinh tế do Cục Thống kê Nhà nước (NBS) công bố không chính xác: (1) Tất cả số liệu kinh tế nhà nước và tư nhân được biên soạn và chế tạo theo nhu cầu chính trị. (2) Trung ương cũng chẳng biết rơ số nợ của các tỉnh do cán bộ địa phương che dấu để tiếp tục nhận được các gói kích thích. (3) Nợ bên ngoài ngân hàng do các tổ chức xă hội đen điều hành rất phổ biến tại Trung Cộng mà chẳng ai biết được chính xác.

Hiện tượng “nghiện kích thích” tại Trung Cộng xuất phát từ kinh điển Mác-Lê-Mao: Đảng Cộng sản quản lư toàn bộ hoạt động xă hội. Do đó, dù cho dưới thời Đặng Tiểu B́nh th́ Trung Cộng “hé cửa” để thả bọn lưu manh đi ăn cắp, cướp giựt tài sản của thiên hạ mà làm giàu và vung tiền lũng đoạn thế giới qua các hoạt động văn hoá, ngoại giao, chính trị, kinh tế.

Đảng Cộng sản tịch thu tài sản của địa chủ, tư bản rồi giao cho cán bộ “quản lư” thay v́ chia cho dân nghèo như học thuyết Mác.

Thực tế, đấu tranh giai cấp chỉ là cuộc giành giật miếng đỉnh chung trong giới lănh đạo của Đảng Cộng sản. Thế hệ sau giật miếng ăn bằng cách gán cho tội tham nhũng cho người đi trước. “Tham nhũng quyền lực” là loại tham nhũng vô-giới-hạn và bất trị, ngoại trừ môn thuốc cách mạng lật đổ chế độ.

Sau vụ khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, Bắc Kinh đă bơm tiền xây dựng hạ tầng cơ sở và tạo công ăn việc làm nhằm tránh “quả bom thất nghiệp”, nhưng, cán bộ các cấp lợi dụng t́nh thế này để mở rộng kinh doanh, ḅn rút ngân sách nhà nước. Hễ tăng trưởng GDP giảm th́ Tập Cận B́nh lại bơm thêm vào thị trường hàng trăm tỉ đô la để chống đỡ tạo ra t́nh trạng “nghiện kích thích”.

Tập Cận B́nh đang bơm $193 tỉ vào nền kinh tế Trung Cộng, nhưng, các chuyên gia quốc tế cho rằng sẽ đẩy nguy cơ “bể bóng” nhanh hơn.

Bắc Kinh quên bài học của Nhật Bản năm 1990, Đông Nam Á 1997, Nga 1998, Wall Street 2008 do bơm kích thích quá độ tạo ra vụ bể bóng thị trường.

Số nợ công và tư của Trung Cộng lên tới $34,000 tỉ khiến cho giới đầu tư quốc tế lo sợ bể bóng do tài sản ngân hàng $9,000 tỉ từ năm 2008 đă lên tới $34,000 tỉ th́ biến động năm 2008 chỉ là cơn sóng nhỏ.

Cựu nữ giáo sư Harvard, Gita Gopinath nhận xét “tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Cộng nhanh hơn tiên liệu nếu tranh chấp thương mại tiếp tục”.

Nhiều quốc gia trên thế giới đă nghiêm khắc xem xét, rà soát những khe hở kinh tế, ngoại giao, chính trị, an ninh khi giao dịch với Bắc Kinh do khác biệt về quan niệm mậu dịch tự do.

Nền kinh tế Trung Cộng khó đứng vững v́: (1) Những lợi thế mà Bắc Kinh lợi dụng và khai thác suốt 40 năm qua sẽ không c̣n nữa. (2) Dân giàu ở Trung Quốc sẽ chuyển tiền và tài sản ra nước ngoài khiến t́nh trạng tham nhũng tái phát. (3) Dân chúng siết chặt hầu bao để pḥng thân sẽ phá vỡ kế hoạch kích thích tiêu thụ nội địa. (4) Chính quyền Trump đ̣i lời hứa cải tổ kinh tế của Bắc Kinh phải được kiểm chứng càng làm rơ thực trạng kinh tế của Trung Cộng.

Đại-Dương  

 

Trở lại