ĐỘC QUYỀN CHÂN LÝ: MỐI HOẠ Ở CHÂU Á

     Đại-Dương

Tài liệu tham khảo:

Religious extremism poses threat to ASEAN's growth (Asia Sentinel)

Ugly social media wars fueling intolerance in Asia (Nikkei)

Human Rights Watch Excoriates Singapore (Asia Sentinel)

Singapore is the second safest city in the world (The Economist) 

 

         ĐỘC QUYỀN CHÂN LÝ: MỐI HOẠ Ở CHÂU Á

                                      Đại-Dương

Châu Á-Thái Bình Dương có hai quốc gia đông dân nhất thế giới: Trung Quốc 1.4 tỉ người và Ấn Độ cũng suýt soát mà có thể vượt lên hàng đầu. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, ASEAN có 640 triệu dân.

Sau Đệ nhị Thế chiến, ngoại trừ Hoa Kỳ, khu vực này có mức sống nghèo đói, lạc hậu do chiến tranh tàn phá và trình độ khoa học kỹ thuật lạc hậu.

Nhưng, ngày nay, Nhật Bản và Trung Quốc cùng Tứ Hổ (Đài Loan, Hồng Kông, Tân Gia Ba, Đại Hàn) đã làm cho khu vực này trở thành đầu tàu kinh tế thế giới.

Vì các quốc gia trong khu vực có nền tảng chính trị, tôn giáo khác nhau nên dung chứa mối hoạ tranh chấp, xung đột, chiến tranh với nguy cơ trở thành cấp vùng hoặc toàn cầu.

Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên là ba trong số bốn quốc gia còn tôn thờ và thực hiện Chủ nghĩa Cộng sản bất chấp học thuyết Mác-Lê đã bị loài người vứt vào sọt rác. Thậm chí, giới học giả quốc tế cũng chẳng màn đào bới, nghiên cứu thứ học thuyết không giúp ích gì cho tốc độ tiến hoá của nhân loại.

Nhưng, Đảng Cộng sản tại ba nước này lên cầm quyền nhờ "bạo lực cách mạng" nên coi đó là công cụ duy nhất để duy trì và bành trướng thế lực, chiếm đoạt lãnh thổ với chiêu bài "quyền lịch sử".

Dòng máu bá quyền và bành trướng của Hán Tộc được tinh thần thế giới đại đồng của Chủ nghĩa Cộng sản chắp cánh nên Bắc Kinh khơi dậy tham vọng thống trị toàn cầu.

Món hàng "chiến tranh nhân dân" do Mao Trạch Đông xuất cảng trong các thập niên 1950, 1960, 1970 đã thảm bại khi tới Đông Nam Á, ngoại trừ tại Việt Nam, nên Đặng Tiểu Bình thực hiện chính sách "ẩn mình chờ thời" nhằm tránh bị bao vây, cô lập.

Từ năm 2012, Tập Cận Bình lần lượt tóm thâu ba chức vụ quan trọng nhất ở Trung Quốc: Chủ tịch nước, Chủ tịch Đảng, Chủ tịch Quân uỷ để thực hiện "Giấc Mộng Trung Hoa".

Đối nội, Tập Cận Bình triệt hạ tất cả các đối thủ chính trị, bất chấp ở vào địa vị nào bằng chiến dịch "đả hổ, diệt ruồi, săn cáo" để tự tấn phong thành ông vua không ngai như Mao Trạch Đông.

Bộ Chính trị mới của Trung Quốc có 25 uỷ viên mà 15 đã giao dịch khi Tập Cận Bình làm Bí thư Tỉnh uỷ Phúc kiến và Chiếc Giang, 10 còn lại gồm các nhà kỹ trị và sĩ quan được Chủ tịch đề bạt. Chẳng có ai trong bảy uỷ viên thường vụ hội đủ điều kiện kế nhiệm nên Tập Cận Bình sẽ nối tiếp sau khi mãn hai nhiệm kỳ. 

Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Hoa vào giữa tháng 10-2017, "Tư tưởng Chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc thời đại mới của Tập Cận Bình" được đưa vào Cương lĩnh của Đảng, tương đương với Tư tưởng Mao Trạch Đông nên Tập Cận Bình sẽ giữ vị trí lãnh tụ tối cao dù ở trong bất cứ trường hợp nào. Tập nói "Yếu tố xác định chủ nghĩa xã hội mang đặc điểm Trung Quốc là sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc".

Trong bài diễn văn dài ba tiếng rưỡi đồng hồ, Tập Cận Bình lập lại nhiều khẩu hiệu mà chẳng cần giải thích. Nhưng, khả năng thăng tiến của cán bộ được xác định: "tuân theo sự lãnh đạo của hạt nhân, đi theo sự lãnh đạo của trung ương đảng, ủng hộ quyền uy của ủy ban trung ương” đều nằm trong tay Tập Cận Bình.

Bắc Kinh đang rao bán mô hình xã hội chủ nghĩa kiểu Trung Quốc, giăng bẫy kinh tế với các nước láng giềng và khắp thế giới bằng chiến thuật cắt lát xúc xích hoặc tầm ăn dâu nhằm tránh phản ứng quyết liệt của quốc tế, đặc biệt từ Hoa Kỳ, để từng bước tăng cường sức mạnh toàn diện mà thống trị thế giới.

Các Quốc gia Đông Nam Á đã từ đói nghèo, chiến tranh sang khá giả, hoà bình hơn. Nhưng, sự khác biệt về tôn giáo đang dấy lên nguy cơ tranh chấp, xung đột có thể dẫn tới bất ổn ảnh hưởng không tốt đối tới tốc độ phát triển xã hội toàn diện. 

Nhóm Phật giáo siêu quốc gia Ba Ma Tha (hậu thân của Phong trào 969) ở Myanmar đã thổi bùng tình cảm chống Hồi giáo từ nhiều năm trước làm bùng nổ vào năm 2016 khiến cho 800,000 người Hồi giáo Rohingya vô-tổ-quốc phải chạy trốn, tạo ra vụ khủng hoảng nhân đạo. Hồi giáo Rohingya đã thành lập Arakan Rohingya Salvation Army để chống lại Quân đội Myanmar.

Hồi giáo chiếm 60% dân số 640 triệu của Đông Nam Á mà phần lớn tập trung ở Indonesia trong khi năm quốc gia Phật giáo gồm có Thái Lan, Lào, Cambode, Myanmar, Việt Nam.

Khoảng 87% dân Indonesia theo Đạo Hồi mà các nhóm Hồi giáo cực đoan đã vận động loại bỏ Thị trưởng Jakarta theo Đạo Tin Lành vào tháng 4-2017 với khẩu hiệu "Jakarta của người Hồi giáo". Indonesia cũng có hơn 1,000 tay súng Hồi giáo chiến đấu ở Syria.

Nhiều nhóm Hồi giáo chính thống, kể cả Hefazat-e-Islam, đã xuất hiện ở Bangladesh trong khi Sri Lanka có nhóm Phật giáo cực đoan Bodu Bala Sena.

Phi Luật Tân có 103 triệu dân gồm 92% Công giáo, 6% Hồi giáo. Nhưng, Hồi giáo cực đoan Maule đã làm chủ Thành phố Marawi ở Đảo Mindanao làm cho Quân đội Phi Luật Tân phải mất nhiều tháng mới tái kiểm soát và Tổng thống Rodrigo Duterte gia tăng lệnh giới nghiêm thêm một năm nữa.

Tờ The Economist ra ngày 8 tháng 12 năm 2017 xếp hạng Singapore là thành phố an toàn nhất thế giới sau Tokyo.

Nhưng, bản phúc trình hôm 13 tháng 12 năm 2017 của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) gọi đó là nơi áp bức vì nhà cầm quyền đưa ra nhiều quy định nghiêm ngặt theo kiểu "giết gà doạ khỉ" nên bất cứ lý do phản đối nào cũng bị trấn áp.

HRW đưa ra nhiều khuyến cáo, nhưng, hình như chẳng có tác dụng.

Sự phức tạp về chính trị, kinh tế, tôn giáo tại Châu Á nếu không có giải pháp thích đáng dễ dẫn tới những vụ xung đột khó lường làm ảnh hưởng tới sự phát triển trong khu vực.

                                 Đại-Dương  

Trở lại