RODRIGO DUTERTE ĐANG CHỌN

       NHỮNG NẼO ĐOẠN TRƯỜNG MÀ ĐI

 Đại-Dương

Tài liệu tham khảo:

What Will Philippine Military Modernization Under Duterte Look Like in 2018? (Diplomat)

US-Philippines Military Exercise Signals Strengthened Defense Ties in the Duterte Era (Diplomat)

Philippines’ Communist Insurgency Heats Up (Asia Sentinel)

Duterte’s peace try falls to pieces (Asia Times)

Duterte to soldiers: Kill armed NPA rebels and I’ll answer for you (Inquirer)

Japan Destroyer Visits Philippines Amid Maritime Security Boosts (Diplomat)

 

                 RODRIGO DUTERTE ĐANG CHỌN

               NHỮNG NẼO ĐOẠN TRƯỜNG MÀ ĐI

                                    Đại-Dương

Phi Luật Tân đang đứng trước nhiều mối đe doạ an ninh ở trong nước và từ bên ngoài nên nguy cơ nhiều hơn thuận lợi.

Tổng thống Rodrigo Duterte có thể đương đầu cùng một lúc hay không?

                   Nội chiến tôn giáo

Phi Luật Tân có 92% dân số theo Kitô giáo, 5.8% Hồi giáo, nhưng, từ thập niên 1970, hai Mặt trận Giải phóng Quốc gia Moro (MNLF) và Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro (MILF) đă tiến hành cuộc chiến tranh du kích đẫm máu nhằm đ̣i tự trị rộng răi hơn cho sắc tộc Hồi giáo Moro.

Tuy nhiên, vài năm gần đây, các tay súng Moro đă hạ vũ khí để theo đuổi giải pháp chính trị qua Dự luật Căn bản Bangsamoro (BBL) được đánh giá như Hồi giáo ôn hoà. Nhưng, Dự luật vẫn c̣n kẹt tại Quốc hội v́ giới chính trị gia lẫn dân chúng sợ Hồi giáo làm bàn đạp mở rộng vùng kiểm soát ở đảo Mindanao.

T́nh trạng tŕ hoăn có thể đẩy hai Mặt trận này khởi động lại cuộc chiến tranh du kích đẫm máu, hoặc các tay súng sẽ gia nhập vào phe Hồi giáo cực đoan.

Daesh (IS, ISIS, ISIL) muốn thiết lập một Vương quốc Hồi giáo Á Châu nên chọn Phi Luật Tân làm khởi điểm với nhóm Hồi giáo trung thành Maute chiếm Thành phố Marawi như một thủ đô mới.

Cuộc chiến tàn khốc giữa nhóm Maute và Quân đội Phi Luật Tân đă kết thúc hôm 16-11-2017 sau 5 tháng bao vây làm chết 900 tay súng Hồi giáo, kể cả hai thủ lĩnh, 165 binh sĩ, 47 thường dân và thành phố đổ nát. Nhóm Hồi giáo Maute tan ră, nhưng, các nhóm trung thành với Daesh sẽ nổi lên.

Nương theo đà chiến thắng, Tổng thống Duterte chỉ thị cho tân Tư lệnh Lục quân xây dựng thêm 10 tiểu đoàn và tuyển mộ 130,000 tân binh nhằm đè bẹp Chiến binh v́ Hồi giáo Tự do Bangsamoro (BIFF) và phiến quân Mao-ít, Tân Quân đội Nhân dân (NPA).

Chiến binh Bangsamoro được tổ chức chặt chẽ với vài khuôn mặt ngoại quốc giữ vị trí chỉ huy mà mấy tuần qua đă gia tăng hoạt động khủng bố ở Mindanao đang làm cho Manila nhức đầu.

Chống Hồi giáo cực đoan đă trở thành mối quan tâm chung nên cộng đồng quốc tế lo giúp Phi Luật Tân thoát khỏi mối đe doạ triền miên đến sự đoàn kết quốc gia.

Biển Sulu ở phía Tây Phi Luật Tân và Bắc Mă Lai Á là địa bàn hoạt động nhộn nhịp của cướp biển, buôn người, buôn lậu, luân chuyển khủng bố.

Do đó, ngày 16-07-2017, Hải quân của Indonesia, Phi Luật Tân, Mă Lai Á đă tập trận chung trên Biển Sulu, đồng thời, Manila và Kuala Lumpur cũng thiết lập hai Trung tâm Chỉ huy Biển nhằm chống lại mọi hoạt động phi pháp trong khu vực.

Tiếp theo, Cận duyên hạm Tác chiến USS Colorado và Tuần dương hạm BRP Ramon Alcaraz tuần tiễu chung trên Biển Sulu ngày 1 tháng 7 năm 2017. Nhưng, Duterte không cho phép tuần tiểu chung với Hoa Kỳ trên Biển Nam Trung Hoa v́ sợ chọc giận Bắc Kinh.

                  Nội chiến chính trị

Hôm 22-11-2017, Manila tuyên bố huỷ bỏ các cuộc đàm phán hoà b́nh với phiến quân cộng sản v́ Tân Quân đội Nhân dân (NPA) là cánh tay bạo lực của Đảng Cộng sản Phi Luật Tân đă gia tăng nhiều vụ tấn công khắp đảo Luzon trong năm qua.

NPA là tổ chức phiến quân cộng sản hoạt động ở Phi Luật Tân suốt 50 năm, lâu đời nhất ở Châu Á, đă chịu ngồi vào bàn đàm phán bởi v́ hồi tháng 6-2017, Duterte hứa sẽ cho đồng hoá vào Quân đội nếu phiến quân chịu tham gia chính quyền.

Quân đội Phi Luật Tân ước tính NPA có 3,500 tay súng tồn tại nhờ thu “thuế cách mạng” từ các doanh nhân v́ sợ bị sát hại và đốt phá công ty.

Tân Quân đội Nhân dân sở dĩ hoạt động kém hữu hiệu v́ các chính phủ bảo thủ được Hoa Kỳ yểm trợ đă kiềm chế sự phát triển của Đảng Cộng sản. Thông cáo Thượng Hải năm1972 giữa Tổng thống Richard Nixon và Chủ tịch Mao Trạch Đông đă làm cho các tổ chức Mao-ít ở Đông Nam Á lịm dần.

Khi Tổng thống thiên tả Sukarno cầm quyền (1945-1967) đă t́m cách cân bằng giữa hai lực lượng Quân đội và Đảng Cộng sản nên tạo điều kiện cho Đảng Cộng sản Indonesia phát triển mạnh.

Năm 1965, Đảng Cộng sản làm đảo chánh đă bị Thiếu tướng Suharto phản-đảo-chính gây ra vụ tàn sát từ 500,000 đến 1 triệu đảng viên và cảm t́nh viên cộng sản. Hiện nay, Đảng Cộng sản Indonesia có chiều tái sinh nên lực lượng an ninh đang rất lưu tâm.

Bài học này có thể khiến cho Phi Luật Tân xét lại chính sách thiên về Bắc Kinh v́ quyền lợi kinh tế thiển cận sẽ gây thiệt hại cho quốc gia, dân tộc gấp trăm lần.

Quyền lực mềm của Bắc Kinh có thể gây hại cho Phi Luật Tân  trên hai phương diện.

Về kinh tế, Phi Luật Tân giao thương với Trung Quốc sẽ dễ dàng bị thiệt tḥi: (1) Các doanh nhân Trung Quốc sẽ hối lộ với viên chức Phi Luật Tân để bóp méo luật pháp có lợi cho Bắc Kinh (Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng của Phi Luật Tân là 101/176 quốc gia khảo sát so với 79 của Trung Quốc). (2) Trung Quốc chỉ xây dựng các hải cảng theo Sáng kiến Một Vành đai, Một Con đường (OBOR) mà không đầu tư vào nước sở tại. Dân chúng Sri Lanka và Pakistan đă nuốt quả đắng này khi đầu tư từ Trung Quốc chẳng có lợi ǵ cho dân bản xứ. Có chăng lọt vào túi quan tham.

Trên phương diện chính trị, Bắc Kinh có thể: (1) Gây áp lực để Manila nhẹ tay hơn đối với Đảng Cộng sản Phi Luật Tân và cánh tay của nó là Tân Quân đội Nhân dân. (2) Bí mật tiếp tế vũ khí cho NPA.

Về quyền chủ quyền trên Biển: (1) Khái niệm Tứ Sa (Đông Sa tức Pratas do Đài Loan kiểm soát, Tây Sa tức Hoàng Sa, Trung Sa tức Băi Macclesfield, Nam Sa tức Trường Sa) do viên chức Trung Quốc tŕnh bày kín với các viên chức Bộ ngoại giao Hoa Kỳ tại Boston hồi tháng 6-2017 mơ hồ hơn cả Đường 9 Đoạn. Nó giúp cho Trung Quốc tiếp tục kiểm soát Biển Nam Trung Hoa mà không vướng vào Phán quyết 12-07-2016 của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển, PCA. (2) Cấm tuyệt Phi Luật Tân khai thác tài nguyên thiên nhiên và tu bổ các vị trí trấn đóng trên Biển Nam Trung Hoa. (3) Bộ Quy tác Ứng xử (COC) sẽ chẳng khác bản Tuyên bố Ứng xử trên Biển Nam Trung Hoa (DOC).

Phi Luật Tân sẽ rơi vào thảm cảnh nếu Tổng thống Rodrigo Duterte cứ t́m những nẽo đoạn trường mà đi.

                                    Đại-Dương

Trở lại