DUTERTE ÁC ĐỘC VỚI DÂN, QUỴ LUỴ VỚI TẬP

Đại-Dương 

 

Tài liệu tham khảo:

Philippine top brass breaks ranks to counter China (Asia Times)

China Vows to Counter US Deployment of Midrange Missiles in Asia (Diplomat)

China accuses US of 'deliberately destroying' world order (guardian)

Philippines to stamp Chinese passports with controversial 9-dash line using design that shows ‘all’ PH territories (Philippine News)

Four China Navy Ships Pass Through Philippine Strait In Repeat Act, Ignore Warnings (IBT)

US aircraft carrier arrives in Manila for port call (Inquirer)

MOU on joint exploration in West Philippine Sea may be part of Duterte-Xi talks (PhilStar)

EDITORIAL - National security and economic gains (PhilStar)

 

DUTERTE ÁC ĐỘC VỚI DÂN, QUỴ LUỴ VỚI TẬP

Đại-Dương

T́nh h́nh trên Biển Nam Trung Hoa ngày càng căng thẳng và quyết liệt đến cao độ do chính sách bành trướng bá quyền của Bắc Kinh dựa vào sự tính toán sai lầm của các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt vai tṛ của Tổng thống Phi Luật Tân, Rodrigo Duterte.

Duterte cư xử với dân chúng Phi Luật Tân và cộng đồng quốc tế bằng thái độ du thủ, du thực. Trái lại, nhũn như sợi bún trước mặt Tập Cận B́nh cũng như Đại sứ Trung Quốc tại Manila, Trương Giám Hoa.

Do đó, năm 2018, Cao uỷ Nhân quyền Liên Hiệp Quốc Zeid al-Hussein yêu cầu Bộ Tư pháp Phi Luật Tân điều tra vụ giết người lúc Duterte làm Thị trưởng Davao đă công khai xác nhận. Hussein nghi ngờ Duterte mắc bệnh thần kinh nên ra lệnh giết người bừa bải trong chiến dịch chống ma tuư.

Hôm 11/07/2019, Hội đồng Nhân quyền LHQ đă uỷ nhiệm cho Cao Uỷ Michelle Bachelet điều tra các vi phạm nhân quyền của Chính phủ Duterte và sẽ báo cáo vào năm tới.

Tổng thống Rodrigo Duterte bị dư luận chỉ trích dữ dội nhất trên vấn đề đối nội và đối ngoại.

Ngay từ lúc mới lên cầm quyền vào năm 2016, Duterte tiến hành chiến dịch bài trừ ma tuư giết chết 6,600 người ngoài hệ thống tố tụng theo số liệu do Manila công bố, nhưng, các cơ quan nhân quyền quốc tế đưa ra con số 27,000 do các nhà hoạt động thu thập.

Chống ma tuư là một nhu cầu thiết yếu của quốc gia, tuy nhiên phải áp dụng luật pháp chứ không bằng hành động quân phiệt như Duterte. Từ năm 2018, Toà án H́nh sự Quốc tế (ICC) đă mở cuộc điều tra sơ khởi về chiến dịch chống ma tuư ngoài tố tụng của Duterte nên Manila rút khỏi ICC. Năm 2018, Duterte gọi Cao uỷ Nhân quyền LHQ, al-Hussein là thằng khốn nạn và doạ ném các điều tra viên vào hầm cá sấu. Duterte thách đố, đe doạ bất cứ ai, kể cả chính trị gia, giám mục, hoặc quân đội tổ chức đảo chánh. Ai chống đối cũng bị Duterte chửi bới công khai và doạ bỏ tù.

Nhiều cuộc biểu t́nh chống chính sách nội trị khắc nghiệt và vô-nhân đạo của Duterte. Đồng thời, Chánh án Toà án Tối cao, giới luật sư, giám mục, đảng phái đối lập, viên chức chính phủ cao cấp cũng thường vạch trần các sai trái thô bạo của kẻ coi con người như cỏ rác.

Duterte c̣n mắc những sai lầm gây nguy hại vô cùng tới quyền lợi quốc gia. Duterte đă tự ư thoả thuận với Tập để cho phép ngư thuyền Trung Quốc được quyền đánh bắt hải sản trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Phi Luật Tân. Giới Lập pháp đang xem xét liệu thoả thuận này có nằm trong quyền hạn của tổng thống hay không.

Sự thực, quyết định của Duterte đă sai từ căn bản: (1) Phán quyết ngày 12/07/2016 của PCA đă bác bỏ toàn bộ yêu sách của Trung Quốc trên SCS v́ tất cả các thực thể địa lư trên SCS không hội đủ điều kiện ĐẢO nên chẳng được phép có Vùng Đặc quyền Kinh tế và Thềm Lục địa. Do đó, chỉ các quốc gia duyên hải Đông Nam Á mới được quyền có EEZ và Thềm Lục địa nên không hề tạo ra vùng chồng lấn với Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa. Các quốc gia duyên hải Đông Nam Á đă song phương hoặc đa phương giải quyết vấn đề chồng lấn quyền-chủ-quyền. (2) Phán quyết của PCA nêu rơ Băi cạn Scarborough Shoal là ngư trường truyền thống của ngư dân Phi Luật Tân nên việc Duterte trao đổi bằng cách cho phép ngư dân Trung Quốc hành nghề trong EEZ hoàn toàn sai lầm khó tưởng. (3) Trung Quốc không cho ngư dân Phi Luật Tân đánh bắt bên trong “đầm Scarborough”, nơi có nhiều ngư sản quư, mà c̣n bị Hải cảnh và Dân quân Biển quấy nhiễu khi hành nghề bên ngoài đầm rất ít ngư sản!

Duterte c̣n công khai thừa nhận chủ quyền thực tế của Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa đi ngược lại Phán quyết của PCA tạo điều kiện cho Bắc Kinh làm càn bất chấp luật pháp quốc tế.

Tổng thống Duterte ra lệnh đóng dấu trên Sổ Thông hành cho công dân Trung Quốc có in h́nh Đường 9 Đoạn do các đoàn lữ hành được Manila chấp thuận, sàng lọc. Manila đă ngưng đóng dấu sau khi Bắc Kinh cưỡng đoạt Băi cạn Scarborough năm 2012.

Ngược lại, công dân Phi Luật Tân du lịch Hoa Lục cần được Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila cấp thị thực sau khi nộp hành tŕnh du lịch, vé máy bay khứ hồi, khách sạn cư trú, thư mời từ ai đó ở Hoa Lục.

T́nh trạng lợi dụng điều kiện du lịch dễ dàng nên nhiều du khách Hoa Lục ở lại Phi Luật Tân làm chui trong kỹ nghệ ṣng bài. Năm 2016, Tổng thống Duterte kư sắc lệnh trao thẩm quyền cấp giấy phép cho Công ty Giải trí và Tṛ chơi Philippines nên ít nhất có 100,000 dân Hoa Lục tới Manila phục vụ trong kỹ nghệ ṣng bài truyền thống và trực tuyến. Phi Luật Tân đứng hàng thứ ba sau Tân Gia Ba và Ma Cao về kỹ nghệ ṣng bài.

Tổng thống Duterte tuyên bố sẽ đi gặp Chủ tịch Tập Cận B́nh để bàn về phán quyết của PCA khiến dư luận đặt câu hỏi: (1) Phải chăng họ quyết định thực thi Bản Ghi nhớ (MOU) nhân dịp Duterte tham dự Hội nghị Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) tại Hoa Lục hồi tháng 6-2019. Bản Ghi nhớ đề cập tới việc Duterte cho phép nhà thầu Trung Quốc đầu tư 2 tỉ USD để biến đảo Fuga thuộc nhóm đảo cực Bắc với 2,000 cư dân là Thành phố Thông minh nhằm kiểm soát mọi hoạt động thông qua Eo biển Bashi giữa Đài Loan và Phi Luật Tân. Và dùng 298 triệu USD để xây các cơ sở, kể cả 80 toà cao ốc trên hai đảo Grande và Chiquita toạ lạc ngoài cửa Vịnh Subic để theo dơi mọi hoạt động quân sự quan trọng của Phi Luật Tân và đồng minh Mỹ. (2) Hai bên sẽ bàn chi tiết khai thác chung trên Biển Nam Trung Hoa v́ Duterte đă công nhận chủ quyền của Trung Quốc. Bắc Kinh sẽ sử dụng thoả thuận này để thuyết phục các nước khác chấp nhận cùng khai thác chung tài nguyên thiên nhiên trên SCS mà không cần đấu thầu quốc tế công khai. Hiện nay, Bắc Kinh cố đẩy các công ty dầu hoả quốc tế từ bỏ hoạt động khai thác với các quốc gia duyên hải Đông Nam Á.

Duterte bảo Hoa Kỳ đưa toàn bộ Hạm đội 7 vào SCS và ông ta sẽ đứng trên soái hạm để chỉ các chiến hạm của Trung Quốc mà bắn. Có như thế, Duterte mới tin vào t́nh nghĩa đồng minh. Một bệnh nhân rời bệnh viện thần kinh cũng khó điên hơn Duterte.

Tổng thống Donald Trump quyết không để cho Trung Quốc đe doạ các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ trong khu vực Ấn Độ Dương và Thái B́nh Dương bằng hoả tiễn tầm trung (5,500 km) nên rút khỏi Hiệp ước Lực lượng Hoả tiễn Tầm trung với Nga kể từ ngày 2 tháng 8-2019.

Trong bài “Is America Now Directly Arming Against China?” trên báo The Diplomat ngày 2 tháng 8 năm 2019, giới chiến lược gia đề ra 3 hệ thống vũ khí của Hoa Kỳ có thể thắng Trung Quốc: Tiềm thuỷ đỉnh tấn công nguyên tử (SSN) Virginia-class nhằm loại trừ khả năng trấn giử và tiếp tế các hải đảo cưỡng chiếm. Khu trục hạm hoả tiễn dẫn đường Arleigh Burke-class với khả năng chống hoả tiễn đạn đạo và hoả tiễn hành tŕnh, chống tàu ngầm. Hoả tiễn Chống-hạm Tầm xa (LRASM) được bố trí trên Oanh tạc cơ chiến lược B1-B và F/A-18 ở trên hàng không mẫu hạm, mang theo đầu đạn 1,000 cân Anh và tầm bắn 580 dặm Anh so với Hoả tiễn Harpoon (488 và 150).

Nhưng, để làm năn ḷng đối phương th́ cần tới hoả tiễn tầm trung phóng đi từ mặt đất nên Bộ trưởng Quốc pḥng Mark Esper và Ngoại trưởng Mike Pompeo đang cố thuyết phục các đồng minh và đối tác chấp nhận thiết đặt hệ thống hoả tiễn tầm trung càng sớm càng tốt. Chống tham vọng thống trị thế giới của Trung Quốc không phải trách nhiệm riêng rẽ của Hoa Kỳ mà là bổn phận của cộng đồng nhân loại văn minh.

Lập tức, Bắc Kinh tuyên bố chống lại kế hoạch của Hoa Thịnh Đốn, đồng thời, đe doạ bất cứ quốc gia nào dám cho phép Hoa Kỳ đặt hệ thống hoả tiễn tầm trung bởi lẽ Trung Quốc rất sợ hoả tiễn nguyên tử chiến thuật trở lại Châu Á sau khi Hoa Kỳ rút nó khỏi Đại Hàn năm 1991.

Chỉ có con đường tham gia Hiệp ước Lực lượng Nguyên tử Tầm trung (INF) gồm có Trung Quốc, Hoa Kỳ-Nga th́ Bắc Kinh mới thoát khỏi nỗi sợ hăi treo lơ lững trên đầu.

Đại-Dương  

Trở lại