GiẢ đỊnh và thỰc tẾ vỀ

chiẾn tranh nguyên tỬ trên Bán đẢo TriỀu Tiên

                                      Đại-Dương

 

Tài liệu tham khảo:

S.Korea Could Build Its Own Nuke, Says Ex-U.S. Defense Chief (Chosun Ilbo)

Seoul Must Arm Itself Against the N.Korean Nuclear Threat (Chosun Ilbo)

U.S. Envoy in Beijing Broaches Talks with N.Korea
Kim Jong-un Appears in Public Amid S.Korea-U.S. Drills (Bloomberg)

N. Korea says it doesn’t want war -- but won’t avoid one (Korea Herald)

The Price of War With North Korea (NYT)

 

                      GiẢ đỊnh và thỰc tẾ vỀ

chiẾn tranh nguyên tỬ trên Bán đẢo TriỀu Tiên

                                      Đại-Dương

Tình hình trên Bán đảo Triều Tiên nóng/lạnh thất thường, tuy nhiên, cường độ nóng gia tăng mạnh hơn nên kéo theo hàng loạt ngôn từ đe doạ lẫn nhau giữa Chủ tịch Kim Chính Ân và Tổng thống Donald Trump cũng như từ chính phủ và truyền thông của hai bên, rất lộ liễu và đáng sợ.

Kim công khai tuyên bố sẵn sàng đốt cháy, làm cỏ cả Đại Hàn, Nhật Bản, Hoa Kỳ bằng sức mạnh quân sự, kể cả vũ khí nguyên tử.

Năm 2015, Credit Suisse xếp hạng 20 quốc gia có quân đội mạnh như Hoa Kỳ số 1, Nga 2, Trung Quốc 3, Nhật Bản 4, Đại Hàn 7.

Năm 2017, Global Firepower xếp hạng Hoa Kỳ số 1, Nga 2, Trung Quốc 3, Ấn Độ 4, Pháp 5, Anh 6, Nhật Bản 7, Đại Hàn 13.

Hơn nữa, chưa thấy các bản nghiên cứu quốc tế xác nhận Bắc Triều Tiên đã có hệ thống chống hoả tiễn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đại Hàn.

Trên phương diện chiến lược, giới quân sự ở Bình Nhưỡng khó đi đến quyết định khai chiến khi chênh lệch về hoả lực tấn công và phòng thủ quá cách biệt.

Năm 1950, Quân đội Bắc Triều Tiên chỉ có 267,000 lính theo chân gần 1.4 triệu chí nguyện quân Trung Quốc bất ngờ xâm lăng Đại Hàn. Cho đến khi đình chiến năm 1953 đã có 1,6 triệu chí nguyện quân Trung Quốc và 660,000 lính Bắc Triều Tiên tham chiến so với 972,000 binh sĩ Hoa Kỳ và đồng minh. Cuối cùng, phe Cộng phải rút về phía Bắc vĩ tuyến 38 như lúc ban đầu với thương vong 1.5 triệu so với 991,000 của đối phương.

Sau nhiều đợt thử bom nguyên tử, kể cả loại hạch tâm (khinh khí) và hoả tiễn đạn đạo xuyên lục địa, Bình Nhưỡng tuyên bố đã "hoàn thành lực lượng nguyên tử" được giới truyền thông quốc tế diễn dịch "Bắc Triều Tiên có đầu đạn nguyên tử bắn tới toàn bộ lãnh thổ Hoa Kỳ.

Nhưng, Bộ trưởng Quốc phòng Đại Hàn, Kang Kyung-wha nói với CNN hôm 6 tháng 12 "không có bằng chứng cụ thể Bắc Triều Tiên đã thông thạo kỹ thuật đòi hỏi để đặt một đầu đạn nguyên tử trên hoả tiễn tầm xa".

Giới tinh hoa thế giới (chính trị gia, ngoại giao, truyền thông) cố tình cáo buộc Tổng thống Donald Trump bất lực trong vụ giải quyết chương trình vũ khí nguyên tử Bắc Triều Tiên.

Chương trình phi-nguyên-tử trên Bán đảo Triều Tiên có từ thời Tổng thống Bill Clinton xuyên qua George W. Bush, Barack Obama mà nay ở vào giai đoạn chín mùi nên khó giải quyết hơn trước đó. Sao Clinton, Bush, Obama không chặn đứng được khi ở vào vị thế áp đảo nhất?

Hôm 29 tháng 11, Bình Nhưỡng đã thử một hoả tiễn đạn đạo rơi vào Biển Nhật Bản, nhưng, không bay ngang Nhật Bản hay Đại Hàn như trước. Phải chăng Kim Chính Ân lo sợ Tokyo và Hán Thành sẽ bắn hạ? 

Đại Hàn và Hoa Kỳ tập trận Không Quân định kỳ từ 4 đến 8 tháng 12 tại ngoài khơi Bán đảo Triều Tiên với 230 phi cơ gồm 2 oanh tạc cơ siêu thanh B-1B, chiến đấu cơ F-22, F-35A, F-35B, F-15K, F16 và 12,000 nhân viên nhằm hoàn thiện khả năng phối hợp tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết và thời gian.

Hôm 6 tháng 12, Trung Quốc và Nga cũng tập trận trên không và dưới nước gần Bán đảo Triều Tiên như một đối trọng với Hoa Kỳ.

Đại Hàn sẽ chịu thiệt hại ặng nề nhất nếu chiến tranh bùng nổ trên Bán đảo Triều Tiên, nhưng, dân chúng ở phía Nam vĩ tuyến 38 vẫn bình tĩnh và tin tưởng vào khả năng đối phó của chính quyền được sự cam kết bảo vệ của đồng minh Hoa Kỳ.

Đại Hàn đã được phép tăng sức nặng đầu đạn trên hoả tiễn có khả năng phá huỷ mọi loại kho chứa vũ khí của Bắc Triều Tiên chôn sâu trong lòng đất. Quân đội Đại Hàn đoan chắc chỉ cần 2 phút đầu cuộc chiến sẽ khoá chặt các họng súng của Bình Nhưỡng. Hán Thành đã tăng chi phí cho Đội Ám sát để mua các loại vũ khí và phương tiện tốt nhất nhằm thực hiện kế hoạch tiêu diệt toàn bộ giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên nếu chiến tranh bùng nổ.

Bài xã luận trên nhật báo Chosun Ilbo cho biết Hoa Kỳ đang xem xét yêu cầu của Hán Thành và Đông Kinh (Tokyo) để tái bố trí vũ khí nguyên tử chiến thuật tại Đại Hàn (đã bị Hoa Kỳ rút đi từ năm 1991 do không cần thiết), hoặc cho phép Nhật Bản và Đại Hàn có kho vũ khí nguyên tử riêng.

Do độc quyền có vũ khí nguyên tử tại Đông Bắc Á nên Trung Quốc và Bắc Triều Tiên luôn luôn đe doạ các láng giềng.

Tình trạng tồi tệ này sẽ chấm dứt tức khắc khi Bắc Kinh và Bình Nhưỡng cũng bị mối đe doạ nguyên tử từ Nhật Bản và Đại Hàn treo lơ lững trên đầu.

Vũ khí nguyên tử nằm trong tay Hoa Kỳ thì rất do dự khi cần sử dụng. Nhưng, sẽ tức khắc khi Nhật Bản và Đại Hàn đứng trước nguy cơ đe doạ từ Trung Quốc hoặc Bắc Triều Tiên.

Chính phủ Trump đã làm rõ giải pháp cho cuộc khủng hoảng vũ khí nguyên tử Bắc Triều Tiên. (1) Không đánh đòn phủ đầu mà sẽ trả đũa khủng khiếp. (2) Phi-nguyên-tử trên Bán đảo Triều Tiên. (3) Bắc Kinh chịu trách nhiệm kiềm chế Bình Nhưỡng. (4) Chỉ vào bàn đàm phán khi Bình Nhưỡng huỷ bỏ toàn bộ chương trình vũ khí nguyên tử có kiểm chứng. (5) Đưa Bắc Triều Tiên vào danh sách khủng bố quốc tế để tăng cường biện pháp cấm vận mà hiện nay khoảng 40 quốc gia không thi hành nghiêm chỉnh Nghị quyết cấm vận kinh tế Bắc Triều Tiên của Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

Chiến tranh nguyên tử trên Bán đảo Triều Tiên khó xảy ra vì các lý do: (1) Tương quan lực lượng quá chênh lệnh. (2) Dù coi Bắc Triều Tiên như con bài chiến lược, nhưng, Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa bắt buộc phải kiềm chế Kim Chính Ân để khỏi bị vạ lây. (3) Nhật Bản và Đại Hàn sẽ có vũ khí nguyên tử nếu Bình Nhưỡng không từ bỏ tham vọng đe doạ láng giềng và thế giới bằng vũ khí nguyên tử.

Dù sao, đấu võ mồm cũng tốt hơn chiến tranh nguyên tử.

                                   Đại-Dương

 

Trở lại