Hồ sơ Bắc Triều Tiên : Giải pháp quân sự ít rủi ro nhất ?

Thụy My 

 


Các chiến hạm Hàn Quốc tập trận đối phó với cuộc tấn công giả định trên biển của Bắc Triều Tiên, ngày 05/09/2017.Republic of Korea Navy/Yonhap via REUTERS

Vụ thử nguyên tử lần thứ sáu của Bắc Triều Tiên đặt cộng đồng quốc tế trước thế lưỡng nan, có vẻ khó thể đưa ra một quyết định. Theo chuyên gia về châu Á Valérie Niquet trên Le Monde, tấn công B́nh Nhưỡng có thể gánh lấy rủi ro Seoul bị trả đũa, nhưng sẽ mang lại hiệu quả tức thời với chế độ B́nh Nhưỡng.

Bất chấp mọi trừng phạt, nhà lănh đạo Bắc Triều Tiên vẫn liên tục theo đuổi chương tŕnh đạn đạo và nguyên tử. Ngược với lư do được đưa ra để biện hộ, B́nh Nhưỡng không hề phải chịu mối đe dọa Mỹ tấn công để tiêu hủy chế độ. Bản thân tổng thống Donald Trump trước và sau khi đắc cử c̣n nhiều lần tuyên bố là sẵn sàng đối thoại với Kim Jong Un.

Như vậy, có thể nhận định rằng ư định của Bắc Triều Tiên là muốn được coi như một cường quốc hạt nhân, và Kim Jong Un cần có được tính chính danh đối với quân đội và trong đảng. Ngược lại, cũng không thể quên tầm vóc hoang tưởng của một chế độ chỉ tồn tại qua việc đạt được sức mạnh nguyên tử.

Bắc Triều Tiên, con chủ bài chiến lược của Trung Quốc

Trong bối cảnh đó, Trung Quốc nổi lên hàng đầu. Chỉ mới gần đây thôi, Bắc Kinh vẫn coi việc duy tŕ chế độ Bắc Triều Tiên là quan trọng hơn những hậu quả mà B́nh Nhưỡng mang lại, và cuộc tranh luận này có thể chưa ngă ngũ trong những người thân cận Tập Cận B́nh. Mặc cho những khuyết điểm, mà trước hết là việc làm mất mặt các lănh đạo Trung Quốc, Bắc Triều Tiên là con chủ bài chiến lược trước Hoa Kỳ.

Tuy Trung Quốc luôn bỏ phiếu thuận cho các nghị quyết trừng phạt của Liên Hiệp Quốc kể từ vụ thử nguyên tử lần đầu tiên năm 2006, nhưng việc thực hiện lại bất nhất. Từ cuối những năm 2000, Trung Quốc trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Bắc Triều Tiên, trao đổi chính thức đă tăng gấp 10. Một báo cáo của Liên Hiệp Quốc hồi tháng Giêng cho thấy Bắc Kinh luôn đóng vai tṛ trung gian, giúp B́nh Nhưỡng có được ngơ vào quư giá trên thị trường thế giới.

Về mặt ư thức hệ, cho dù thường bị bỏ quên, Bắc Triều Tiên là « đất nước anh em ». Nếu chấp nhận việc thay đổi chế độ ở Bắc Triều Tiên, th́ đây sẽ là một ví dụ rất xấu cho chính Trung Quốc. Hàng trăm ngàn « t́nh nguyện quân » Trung Quốc đă bỏ mạng trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, và Bắc Kinh chưa hề hủy bỏ hiệp ước hữu nghị với Bắc Triều Tiên, trong đó có cả liên minh quân sự. Trên thực tế, chiếc ch́a khóa cho các quan điểm của Trung Quốc nằm tại Washington, và các rủi ro từ B́nh Nhưỡng chỉ là gián tiếp.

Công luận Nhật, Hàn cứng rắn hơn

Tại Hàn Quốc, tuy tân tổng thống Moon Jae In lâu nay muốn thúc đẩy đối thoại với người anh em phương bắc do bất đồng với Hoa Kỳ và Nhật Bản, đă dấy lên những lời kêu gọi trừng phạt nghiêm khắc nhất, cho tập trận tấn công giả định vào địa điểm thử nguyên tử Bắc Triều Tiên, siết chặt quan hệ với Mỹ, đặc biệt là tăng cường lá chắn tên lửa THAAD. Trong công luận cũng như đối với một số chuyên gia, khả năng răn đe nguyên tử được ủng hộ mạnh mẽ.

Nhật Bản, nơi có các căn cứ quân sự Mỹ lớn nhất châu Á, là mục tiêu trực tiếp của hỏa tiễn Bắc Triều Tiên, và mới cách đây vài ngày một tên lửa của B́nh Nhưỡng đă bay ngang qua. Từ đó đến nay, việc sở hữu vũ khí răn đe quy ước ngày càng mang tính chính danh hơn trong các cuộc tranh luận, và hơn phân nửa ngân sách quốc pḥng do chính phủ đề nghị là dành cho việc triển khai hỏa tiễn đạn đạo để pḥng vệ.

Nhưng thế lưỡng nan mà Bắc Triều Tiên đặt ra vẫn chưa được giải quyết, và tính cách bất định của ông Donald Trump làm tăng thêm nghi ngại. Tuy nhiên theo chuyên gia Valérie Niquet, nếu nhiều người đă tố cáo sự nguy hiểm khi tổng thống Mỹ nêu ra khả năng tấn công vào các mục tiêu đạn đạo và nguyên tử Bắc Triều Tiên, th́ vẫn có thể đặt câu hỏi về sự chọn lựa ngược lại.

Xuống thang trước B́nh Nhưỡng : Lợi ích trước mắt, nguy hại lâu dài

Tiến công là nhận lấy rủi ro Seoul - nơi phân nửa dân số Hàn Quốc cư ngụ - có thể bị trả đũa, với lực lượng pháo binh dày đặc tại biên giới hai nước Triều Tiên. Nhưng không thể chối căi rằng, tấn công như thế sẽ gây tác động tức th́ đối với chế độ B́nh Nhưỡng. Bắc Kinh sẽ thấy rằng khả năng này là hiện thực, khiến việc cấm vận hoàn toàn Bắc Triều Tiên, kể cả về năng lượng, không c̣n quá xa tầm tay.

Đề nghị tái lập đối thoại và chấp nhận nguyên trạng mà Trung Quốc đưa ra, về lâu về dài sẽ mang lại những hậu quả tai hại. Ban đầu, B́nh Nhưỡng có thể tỏ ra biết điều, phát triển vũ khí hạt nhân ở mức pḥng vệ. Nhưng đây là bằng chứng cho thấy vẫn có thể vượt qua những « lằn ranh đỏ » mà Hoa Kỳ vạch ra.

Đối với các đồng minh châu Á của Mỹ, dấu hiệu này rất xấu, có thể dẫn đến những thảm họa. B́nh Nhưỡng có thể mưu toan thống nhất Triều Tiên bằng vũ khí nguyên tử ; c̣n Bắc Kinh có thể tiếp tục chính sách bành trướng trước Nhật Bản, Ấn Độ, Đông Nam Á, v́ biết rằng Hoa Kỳ không can thiệp. Trước các nguy cơ này, Seoul cũng như Tokyo sẽ không c̣n tự kềm chế, mà tham gia cuộc chạy đua vũ trang và hạt nhân.

Chuyên gia Valérie Niquet kết luận, xuống thang và đối thoại trước mắt có vẻ là sự chọn lựa hợp lư nhất, nhưng về lâu về dài sẽ dẫn đến những cuộc xung đột nghiêm trọng hơn.

Kim Jong Un hai lần làm Tập Cận B́nh mất mặt

Theo góc nh́n của Le Figaro, « Kim Jong Un đă làm mất mặt Tập Cận B́nh ». Hôm Chủ nhật, khi cho thử quả bom nguyên tử mạnh nhất từ trước đến nay, lănh tụ trẻ tuổi Bắc Triều Tiên không chỉ gây lo ngại cho cả hành tinh, mà c̣n phá hoại một sự kiện ngoại giao mà Bắc Kinh đă dày công chuẩn bị, đó là hội nghị thượng đỉnh BRICS.

Ông Tập Cận B́nh, vốn đang t́m cách đánh bóng h́nh ảnh một nhà lănh đạo có trách nhiệm trên trường quốc tế, đă bị Kim Jong Un giành mất vị trí vedette. Trong các hành lang hội nghị, người ta chỉ bàn tán về nhà độc tài Bắc Triều Tiên.

Các nhà quan sát cho rằng việc vị « thống chế » ở B́nh Nhưỡng làm xáo trộn thượng đỉnh BRICS không phải là một sự t́nh cờ. Hồi tháng Năm, Kim Jong Un đă từng làm mờ nḥa hội nghị thượng đỉnh « Con đường tơ lụa mới » ở Bắc Kinh, qua việc bắn một hỏa tiễn đạn đạo. Donald Trump lúc đó không quên nhấn mạnh đây là « mối đe dọa lớn và nguồn cơn gây bối rối cho Trung Quốc ».

Cho dù trên lư thuyết là đồng minh với nhau, quan hệ giữa hai nước láng giềng vẫn căng thẳng. Nhà nghiên cứu Triệu Thông (Zhao Tong) của Carnegie-Tsinghua Center for Global Policy nhận định, B́nh Nhưỡng hết sức bất b́nh khi Bắc Kinh áp dụng trừng phạt. Trên thực tế, « Kim Jong Un chiến đấu trên cả hai mặt trận, chống cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc. Ông Kim nói với Bắc Kinh : tăng cường áp lực lên chúng tôi chỉ vô ích, v́ chúng tôi có bom nguyên tử » - nhà nghiên cứu về Trung Hoa Jean-Pierre Cabestan, trường đại học Tin Lành ở Hồng Kông cho biết.

Theo ông Cabestan, mục tiêu của Kim Jong Un là « củng cố vị trí càng mạnh càng tốt trước khi bắt đầu thương lượng với Mỹ », c̣n ông Triệu Thông nhấn mạnh « Trung Quốc đang bị kẹt trong chiếc bẫy, v́ không bao giờ có thể cắt đứt quan hệ với một nước láng giềng sở hữu vũ khí hạt nhân ». Các chuyên gia dự đoán ngày 9/9 tới Kim Jong Un có thể bắn một hỏa tiễn liên lục địa để mừng ngày thành lập chế độ, v́ ngày này năm ngoái B́nh Nhưỡng đă cho thử nguyên tử lần thứ năm. Tuy nhiên khi khiêu khích lănh đạo của hai cường quốc mạnh nhất thế giới, « Lănh tụ tối cao » cũng có nguy cơ bị Mỹ-Trung liên minh chống lại.

Răn đe hạt nhân, nên hay không ?

« Chủ thuyết răn đe nguyên tử liệu vẫn c̣n thích hợp hay không ? » Đó là câu hỏi mà nhật báo công giáo La Croix đặt ra trên trang tranh luận hôm nay.

Đối với ông Bruno Tertrais, phó giám đốc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược (FRS), dù muốn hay không, đây là một « điều xấu cần thiết » để bảo đảm ḥa b́nh giữa các đại cường. Hiện nay không có một chọn lựa khả tín nào khác để bảo vệ các lợi ích thiết yếu của một Nhà nước. Khả năng răn đe hạt nhân đă chứng tỏ hiệu quả trong thời kỳ chiến tranh lạnh và nay cũng vậy, từ cuộc chiến Israel-Ai Cập năm 1973 cho đến cuộc xung đột Ấn Độ-Pakistan năm 1999.

Ngược lại, theo ông Paul Quilès, chủ tịch hiệp hội Sáng kiến Giải trừ Hạt nhân, cựu bộ trưởng Quốc Pḥng Pháp, vũ khí nguyên tử càng làm tăng chạy đua vũ trang. Thế giới suưt nữa đă gánh lấy thảm họa trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962, chưa kể mấy chục sự cố khác, trong đó có vụ một vệ tinh Liên Xô năm 1983 đă nhầm lẫn sức nóng của ánh nắng mặt trời với hỏa tiễn Mỹ. Ông nhắc lại câu nói của cựu tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan : « Với tư cách tổng tư lệnh các lực lượng Mỹ, bạn chỉ có 6 phút để quyết định phản ứng lại một dấu hiệu trên màn h́nh radar, nên hay không khởi động cuộc tận thế. Ai có thể chứng tỏ được sự tỉnh táo trong một thời điểm như thế ? »                                  

Trở lại