KHO THUỐC SÚNG ĐÔNG BẮC Á

Đại-Dương 

Tài liệu tham khảo:

Kim’s cybAssets and aimser commandos range far, strike deep (Asia Times)

North Korea Soon Field Advanced Stealth Drones? (Diplomat)

Cyber warrior’s glimpse into Kim’s Operation Chaos (Asia Times)

Why Joe Biden’s China policy team should look to the Tang dynasty, not European history (SCMP)

Joe Biden’s China Strategy Risks Going Too ‘Extreme’ (National Interest)

China-Russia ties: ‘no plans for military alliance’ to take on US (SCMP)

Moon: South Korea, Japan must look to future to improve ties (Asahi Shimbun)

Japan scrambling jets less against China as more F-35 deployment eyed (Mainichi)

Global defense spending, led by US and China, hits new high (Stars & Stripes)

Biden brings no relief to tensions between US and China (AP)

 

KHO THUỐC SÚNG ĐÔNG BẮC Á

Đại-Dương

Thành bại của “Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương Tự do và Rộng mở” (FOIP) được Tổng thống Donald Trump công bố tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái B́nh Dương (APEC) vào tháng 11-2017 với bốn cột trụ chính: Hoa Kỳ-Nhật Bản-Úc Đại Lợi-Ấn Độ được xây dựng dựa trên nền tảng an ninh, kinh tế và quản trị.

Các mục tiêu của FOIP: (1) Duy tŕ ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc và Nga. (2) Thúc đẩy thương mại tự do, b́nh đẳng, hỗ tương. (3) Bảo đảm vùng biển và bầu trời mở. (4) Đương đầu hiệu quả về an ninh truyền thống và phi-truyền-thống. (4) Bảo đảm luật lệ và chủ quyền quốc gia phải được tôn trọng.

Ngoài hai tam giác chiến lược Nhật-Mỹ-Hàn và Nhật-Mỹ-Ấn, Tổng thống Trump c̣n khuyến khích ASEAN tham gia để bảo đảm không bị Trung Quốc nuốt chửng.

Sự phát triển mau lẹ của Trung Quốc trên các phương diện kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, công nghệ bằng biện pháp phi-truyền-thống khiến cho vùng Đông Bắc Á, nơi có hai nền kinh tế đứng thứ nh́ và thứ ba cùng ba con hổ Châu Á (Hồng Kông đă mai một) trở thành ch́a khoá thành công của “Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương Tự do và Rộng mở”.

Bản tính kiêu ngạo cố hữu của Tây Phương, đặc biệt ở Châu Âu và giới thiên tả toàn cầu về khả năng vô địch của dân chủ và nhân quyền đă bị Trung Quốc trấn lột triệt để về an ninh, an toàn của nhân loại.

Trong bài “Why Joe Biden’s China policy team should look to the Tang dynasty, not European history” đăng trên SCMP ngày 3 tháng 3 năm 2021 của Daryl Guppy, chuyên gia phân tích kỹ thuật tài chính quốc tế, thành viên Hội đồng Kinh doanh Trung Quốc-Australia đă nói sai khi khuyên Tây Phương nên nghiên cứu và áp dụng mô h́nh Nhà Đường của Trung Hoa (618-907). Sự thật: (1) Nhà Đường có lực lượng quân sự mạnh nhất, chuyên đi thôn tính các nước khác để mở rộng biên cương. (2) Tiêu diệt các sắc tộc. (3) Bắt nước khác làm chư hầu hoặc triều cống. V́ thế, Nhà Đường không cần đồng minh.

Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đang áp dụng phương pháp này: (1) Các nhược tiểu lân bang Trung Quốc cũng như các lục địa đang bị Bắc Kinh thôn tính, hoặc bắt làm chư hầu, hoặc triều cống. (2) Sáng kiến Con đường và Vành đai (BRI) đầy hoa mỹ đă đem lại cho Bắc Kinh lợi ích kinh tế, quân sự, ngoại giao phục vụ chuỗi cung ứng toàn cầu của công xưởng thế giới. Các nước tiếp nhận không bị mất chủ quyền th́ cũng mang nợ như Chúa Chổm. (3) Tổng thống Nga, Vladimir Putin muốn kết t́nh đồng minh quân sự chống Mỹ, nhưng, Chủ tịch Tập Cận B́nh lắc đầu v́ sẽ mất cơ hội thôn tính hoặc độc quyền khai thác Tây Bá Lợi Á của Nga và khu vực Trung Á.

Tiềm lực quân sự của Trung Quốc gia tăng đến chống mặt đă tạo ra cuộc chạy đua vũ trang chưa có điểm dừng. Xung đột quân sự leo thang từng giờ, từng phút ở Đông Bắc Á.

Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) ghi nhận Chí phí quốc pḥng của Hoa Kỳ và Trung Quốc trong năm 2020 tăng thêm 1.83 ngàn tỷ USD, tăng 3.9% so với năm trước bất chấp dịch Vũ Hán.

Chi phí quốc pḥng của Trung Quốc tăng 5.2% lên tới 193 tỷ USD, nhưng, Viện Nghiên cứu Ḥa b́nh Quốc tế Stockholm nghi ngờ sự trong sáng của Bắc Kinh nên đưa ra con số 261 tỷ USD.

Từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức, Ngoại trưởng Trung Quốc, Vương Nghị đă đưa tối hậu thư cho Hoa Kỳ: Chấm dứt hỗ trợ Đài Loan, Hồng Kông, Tân Cương và Tây Tạng; Nối lại đối thoại Mỹ - Trung; Chấm dứt thuế quan đối với các sản phẩm của Trung Quốc và các biện pháp trừng phạt nhắm vào các doanh nghiệp Trung Quốc; Loại bỏ tất cả các hạn chế đối với các cơ quan thông tấn và thực thể văn hóa của Trung Quốc như Viện Khổng Tử.

Nguy cơ xung đột ở Đông Bắc Á khiến cho các quốc gia trong vùng tăng cường biện pháp quân sự thành các ḷ thuốc súng đồ sộ.

Với đà phát triển toàn diện, Trung Quốc đă có 55 chiến hạm, hai Hải đội Xung kích Hàng không mẫu hạm, các loại hoả tiễn (rocket), phi tiễn (missile), phi tiễn hành tŕnh (cruise missile), các loại phi cơ chiến lược, và 230 vũ khí nguyên tử. Quân đội Trung Quốc có tham vọng làm chủ trên hai Biển Đông Trung Hoa (ECS) và Biển Nam Trung Hoa (SCS).

Nhật Bản hiện có hai Hàng không mẫu hạm với khả năng hải chiến được trang bị 42 Chiến đấu cơ tàng h́nh F-35B. Nhật Bản cũng mua Chiến đấu cơ tàng h́nh F-35A cất cánh thông thường. Nhật Bản đă kư hợp đồng mua tổng cộng 147 chiếc F-35 mà chỉ có 4 chiếc được lắp ráp từ Hoa Kỳ trở thành nước có nhiều F-35 sau Mỹ.

Ngoài 147 chiếc F-35, Nhật Bản chi 40 tỉ USD để phát triển Chiến đấu cơ tương lai thay cho Tiêm kích cơ F2.

Đại Hàn tiếp tục tăng cường khả năng Không quân và Hải quân bằng những phương tiện hiện đại hơn như Thuỷ bộ hạm, Tiềm thuỷ đỉnh, Chiến đấu cơ nhằm bảo vệ biển, đảo, biên giới và tuyến hàng hải cho đến Eo biển Malacca. Tiềm lực quân sự Đại Hàn xếp thứ ba Châu Á (sau Trung Quốc và Nhật Bản). Hán Thành đang đàm phán đợt hai về chi phí quốc pḥng với Chính quyền Joe Biden. Đại Hàn thoả thuận góp 1 tỷ USD/năm cho chi phí đóng quân của Mỹ mà 70% dùng trả lương cho 8,700 nhân viên Đại Hàn Quốc làm các dịch vụ hành chính, kỹ thuật v...v cho quân đội Mỹ đồn trú, 30% c̣n lại dùng để hỗ trợ chi phí hoạt động cho quân đội Mỹ và các cuộc tập trận chung. Hán Thành đủ khả năng chế tạo và vũ khí nguyên tử khi cần.

Bắc Triều Tiên có 1.1 triệu lính chính quy, dự bị 8 triệu, đứng hàng thứ 4 thế giới. Chi phí Quốc pḥng chiếm 23% GDP. Vũ khí tương đối hiện đại với kho vũ khí nguyên tử (20-40) đe doạ Nhật Bản, Đại Hàn, Đảo Guam.

Đài Loan tuy chỉ có 23 triệu dân, nhưng, tiềm lực quốc pḥng ở khu vực Châu Á được trang Global Firepower xếp vào top 12. Đảo quốc này có 120 chiến hạm các loại được trang bị hiện đại. Không quân có 80,000 binh sĩ được trang bị các phi cơ tối tân của Pháp, Mỹ và nội địa đủ sức chặn đứng cuộc tấn công từ Bắc Kinh để chờ tiếp viện.

Ở khu vực Đông Bắc Á, Lực lượng quân sự Hoa Kỳ gồm có Đệ thất Hạm đội (mạnh nhất của Hải quân Mỹ) có thể được tăng cường thêm Đệ tam Hạm đội. Hoa Kỳ có 28,000 binh sĩ trang bị hiện đại nhất và kinh nghiệm tác chiến dồi dào so với thế giới, đă đóng ở Đại Hàn kể từ năm 1953. Từ năm 1945. Lực lượng quân đội Mỹ đóng ở Nhật Bản lên đến 54,000 người. Đảo Guam nằm trên Chuỗi đảo Số 2 có Căn cứ Không quân ở phía Bắc với các pháo đài bay chiến lược bao trùm cả vùng Đông Bắc Á. Căn cứ Hải quân ở phía Nam hỗ trợ cho các cuộc hành quân ở Đông Bắc Á.

Mối đe doạ của Trung Quốc ngày càng tăng chứ không giảm, đặc biệt tại khu vực Châu Á Thái B́nh Dương.

Ngoài Bộ Tứ (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc Đại Lợi) làm ṇng cốt từ thời Trump đă thuyết phục được Pháp, Anh phái các lực lượng Hải quân tinh nhuệ nhất đến hoạt động trên hai Biển Đông Trung Hoa và Biển Nam Trung Hoa.

Nhưng, chính sách của Tổng thống Biden chỉ nhấn mạnh đến dân chủ, nhân quyền, biến đổi khí hậu, chuyển giới, phá thai, nhập cư.

Joe Biden đang dựa vào chiến lược chống Trung Quốc của Tổng thống Donald Trump để gây áp lực lên Tập Cận B́nh.

Trái lại, Tập Cận B́nh gia tăng áp lực lên Nhật Bản, Đài Loan cứ như sẵn sàng thu hồi Nhóm đảo Senkaku từ tay người Nhật và tái chiếm Đài Loan.

Trung Quốc đang mở cuộc tập trận quy mô tại SCS từ ngày 1 tháng 3 năm 2021 kéo dài suốt tháng. Bắc Kinh cũng cho phi cơ đe doạ Đài Loan và hai Đảo Pratas và Đảo Thái B́nh do Đài Bắc kiểm soát.

Lời nói suông không bao giờ khuất phục hoặc làm chùn tay Trung Quốc.

Đại-Dương  

 

Trở lại