LIÊN MINH MỸ-NHẬT: CỘT TRỤ AN NINH VÀ THỊNH VƯỢNG VỮNG CHẮC Ở CHÂU Á-THÁI B̀NH DƯƠNG

Đại-Dương 

 

 

Tài liệu tham khảo:

Japan Intercepts Chinese Electronic Warfare and Surveillance Aircraft Over East China Sea (Diplomat)

US State Department Approves $561 Million Missile Sale to Japan (Diplomat)

EDITORIAL: Japan should draw the line at possessing an aircraft carrier (Asashi Shimbun)

A farewell to the Phantom fleet, as Japan transitions to the F-35 (Defense News)

Japan plans to deploy hypersonic missiles and upgraded carrier (Nikkei)

 

LIÊN MINH MỸ-NHẬT: CỘT TRỤ AN NINH VÀ THỊNH VƯỢNG VỮNG CHẮC Ở CHÂU Á-THÁI B̀NH DƯƠNG

Đại-Dương

Tầm quan trọng về quân sự và kinh tế của Châu Á-Thái B́nh Dương trên bàn cờ thế giới đang lâm nguy trước chủ trương bành trướng bá quyền của Trung Cộng ngày càng tàn bạo và quyết liệt.

Nhân loại nói chung và các dân tộc Châu Á nói riêng đang đối diện với một câu hỏi sống c̣n: Hoặc làm thân nô lệ cho Chủ nghĩa Cộng sản Đại Hán, hoặc tự do chọn lựa số phận cho dân tộc?

Từ ngàn xưa, Chủ nghĩa Đại Hán đă chinh phục và thống trị nhiều lân bang nhờ tinh thần bạc nhược và hám lợi của đối thủ.

Chỉ có dân tộc Nhật Bản và Việt Nam từng đánh tan các đoàn quân bách chiến, bách thắng của Chủ nghĩa Đại Hán.

Dân tộc Nhật Bản nhờ biển rộng, dễ pḥng thủ nên hạn chế tham vọng bành trướng của Bắc Kinh. Trái lại, Việt Nam núi liền núi, sông liền sông nên việc chống lại các cuộc xâm lăng của Chủ nghĩa Đại Hán gặp vô vàn khó khăn khi giới cầm quyền đặt lợi ích đảng phái, phe nhóm lên trên quyền lợi dân tộc.

Hiện nay, Bắc Kinh chưa đủ khả năng để chinh phục bằng biện pháp quân sự nên sử dụng sức mạnh mềm (kinh tế, ngoại giao, tư tưởng, văn hoá) để nắm đầu các nhà lănh đạo nhược tiểu như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Mă Lai Á, Najib Razak, Tổng thống Phi Luật Tân, Rodrigo Duterte, Thủ tướng Campuchia, Hun Sen, Thủ tướng Lào, Thongloun Sisoulith.

Khả năng chống chính sách bành trướng, bá quyền Trung Cộng của Việt Nam, Campuchia, Lào yếu hơn hết v́ cùng tôn thờ Chủ nghĩa Mác-Lê-Mao.

Việt Nam đang ở vào vị thế địa-chính-trị, địa-chiến-lược quan yếu trên bàn cờ Châu Á-Thái B́nh Dương là cơ hội ngàn năm một thuở để thoát khỏi bóng ma tư tưởng, văn hoá, chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự của Trung Cộng.

Dân tộc Việt Nam cần vận dụng như thế nào?

Thứ nhất, tại diễn đàn Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 2018, Tổng thống Donald Trump đă tuyên chiến với Chủ nghĩa Cộng sản, khuyến khích các dân tộc nhược tiểu hăy vùng lên đ̣i lại quyền tự quyết dân tộc, loại trừ các đảng cộng sản ra khỏi chính quyền như các dân tộc nhỏ bé ở Đông Âu đă làm vào thập niên 1980. Các quốc gia Đông Âu không thể đổi đời nếu dân tộc cứ ù ĺ, cam chịu. Chẳng có dân tộc nào làm thay cho người Việt Nam để loại trừ tai hoạ Cộng sản.

Người Việt quốc nội và hải ngoại phải can đảm tẩy chay Chủ nghĩa Đại Hán, Chủ nghĩa Cộng sản như xa lánh loại vi trùng tệ hại nhất của nhân loại. Tuyệt đối không tham dự vào các sinh hoạt do Trung Cộng hay Việt Cộng tổ chức, tài trợ. Đồng tiền không dơ, nhưng, nếu phi-nhân, phi-dân-tộc sẽ vô cùng bẩn thỉu, đáng hỗ thẹn.

Thứ hai, lệ thuộc về tư tưởng, văn hoá là lệ thuộc muôn đời khiến cho dân tộc mất gốc, bật rễ nên phải triệt để loại bỏ, không do dự. Chủ nghĩa Đại Hán từng là thảm hoạ khủng khiếp nhất đối với nhiều dân tộc. Việt Nam bị 1,000 năm đô hộ giặc Tàu chưa đủ cảnh cáo dân Việt hay sao? Chủ nghĩa Cộng sản sát hại hơn 100 triệu người được tổng kết chi tiết trên cuốn Hắc Thư về Chủ Nghĩa Cộng Sản (Le Livre Noir du Communisme) được 7 học giả uy tín thế giới biên soạn và xuất bản năm 1997 cũng chưa làm cho người Việt Nam thức tỉnh hay sao?

Bản chất độc ác, dă man, tàn bạo của Chủ nghĩa Đại Hán đă kết hợp với Chủ nghĩa Cộng sản phi-nhân-tính, gian xảo, lưu manh đă tàn phá tận cội nguồn văn hoá Việt Tộc khiến cho người nông dân Việt Nam vốn hiền hoà cùng cḥm xóm, láng giềng bổng dưng trở thành hung thần khát máu trong Cải cách Ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1953-1956).

Toàn dân Việt hăy trở về với truyền thống hiền hoà của dân tộc, biết yêu thương gần gũi người tốt, xa lánh ác nhân, gian tà.

Thứ ba, Ông Xanh nghiệt ngă đă xếp Việt Nam giáp giới với Trung Quốc tạo thành một mối đe doạ trực tiếp triền miên nên sơ hở là bị thống trị hoặc uỷ trị. Từ ngàn xưa, chưa bao giờ lực lượng quân sự của Việt Nam vượt trội Trung Hoa nên mối hoạ vong quốc như lưỡi gương Damocles vẫn treo lơ lững trên đầu dân Việt.

Việt Nam không đủ sức đơn phương chống lại Trung Cộng một cách hữu hiệu và trường cửu để dồn nỗ lực phát triển quốc gia thịnh vượng.

Dân tộc Việt Nam không nên dị ứng với nhóm chữ “liên minh, đồng minh” với cường quốc mà phải tự hỏi “liên minh với ai, và được/mất ǵ”, có đáng để mạo hiểm hay chăng. Đảng Cộng sản Việt Nam tự khoá ḿnh trong chính sách Ba Không (Không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào; Không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự; Không dựa vào nước này để chống nước kia).

Như thế, chẳng khác nào, Việt Nam tự đặt ḿnh vào thế hạ phong, phải răm rắp theo lệnh do áp lực từ Bắc Kinh. Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh từng nói “Tôi cũng biết rằng dựa vào Trung Quốc sẽ mất nước, nhưng, thà mất nước c̣n hơn mất đảng”.

Chính sách bành trướng, bá quyền của Bắc Kinh chẳng dám đá động tới Nhật Bản và Đại Hàn mặc dù từ thâm tâm, Chủ nghĩa Đại Hán cứ muốn ăn tươi nuốt sống hai tên láng giềng giàu có văn minh mà chỉ đành liếm mép bởi lẽ hai dân tộc khôn ngoan và thực dụng này đă kết t́nh đồng minh chí cốt với Hoa Kỳ. Trung Quốc có 300 đầu đạn nguyên tử trong kho, chưa gắn vào hoả tiễn hoặc bố trí trong các căn cứ trực chiến (theo SIPRI) so với 7,000 của Hoa Kỳ. Mỹ có 50,000 thuỷ quân lục chiến bố trí thường trực ở Nhật Bản sau Đệ nhị Thế chiến cùng với Đệ thất Hạm đội ở hải cảng Yokosuka, và 28,500 lục quân ở Đại Hàn sau năm 1953. Nhật Bản, Đại Hàn không sợ Trung Quốc tấn công phục thù nên rănh tay phát triển kinh tế thần kỳ và tăng cường sức mạnh quân sự. Chiến đấu cơ Nhật thường xuyên ngăn chặn và xua đuổi chiến đấu cơ và t́nh báo cơ của Trung Cộng và Nga vi phạm không phận.

Tổng thống Donald Trump và Thủ tướng Shinzo Abe như đôi “song kiếm hợp bích” nhằm chặt đứt tham vọng thống trị vùng Đông Á bằng các biện pháp cụ thể: (1) Hoa Kỳ tăng cường hoạt động bảo vệ và duy tŕ đường hàng hải quốc tế. (2) Tiến hành các hoạt động bác bỏ yêu sách chủ quyền phi lư của Bắc Kinh trên Biển Nam Trung Hoa. (3) Viện trợ chiến cụ và phương pháp tự vệ chủ quyền của các quốc gia duyên hải Đông Nam Á. (4) Vận động các cường quốc biển tham gia các hoạt động chống chính sách bành trướng, bá quyền của Bắc Kinh. (5) Điều 9 Hiến pháp Hoà b́nh của Nhật Bản cho phép Quân đội có khả năng pḥng thủ lẫn tấn công. (6) Mỹ và Nhật hợp tác để trợ giúp cho các nền kinh tế trong khu vực phát triển mạnh mẽ và ổn định theo chiều hướng minh bạch, công bằng, cùng lợi ích hỗ tương.

Hoa Kỳ đă tốn rất nhiều tiền của, công sức để bảo vệ hoà b́nh, ổn định và thịnh vượng tại Đông Á mà chẳng cướp đất, biển, đảo, xâm lấn chủ quyền, quyền-chủ-quyền, quyền-tài-phán của bất cứ quốc gia nào tại Châu Á-Thái B́nh Dương.

Ngược lại, Trung Cộng thường xuyên gây hấn với các nước láng giềng, hoặc phát động chiến tranh để chiếm đất, mở rộng địa bàn hoạt động.

Nhật Bản chuẩn bị biến 4 Khu trục hạm Trực thăng thành Hàng không mẫu hạm có thể mang theo tiêm kích cơ oanh tạc F-35. Tokyo đă mua 60 chiếc và đang đặt hàng thêm 100 chiếc nữa. Đồng thời, Nhật đă tham gia Dự án Pḥng chống Hoả tiễn Đạn đạo (BMD) Hoa Kỳ, có một không hai trên thế giới, nhằm làm giảm khả năng tấn công của kẻ thù.

Không một quốc gia nào làm đồng minh với Trung Cộng, Nga (Liên Sô cũ) mà thịnh vượng và dân chúng thực sự hạnh phúc.

Chủ tịch ASEAN luân phiên năm 2018, Thủ tướng Tân Gia Ba, Lư Hiễn Long nhấn mạnh “việc gia tăng căng thẳng Mỹ-Trung ở trong vùng buộc các tiểu quốc phải “chọn phe” dù chẳng muốn.

Việt Nam sẽ an ninh và thịnh vượng hơn, nhanh hơn nếu thiết lập Liên minh chặt chẽ với Hoa Kỳ và Nhật Bản như kinh nghiệm mà các quốc gia Á, Âu từng thực hành.

Đại-Dương  

 

Trở lại