Mahathir mohamad cỐ thoát ách

     Hun sen mong đưỢc c̣ng

     Đại-Dương

 

 

Tài liệu tham khảo:

Malaysian PM Mahathir says China-backed rail, pipeline projects cancelled for now – reports (Reuters)

East Coast Rail Link and pipeline projects with China cancelled for now: Malaysian PM Mahathir (Strait Times)

Mahathir resets the terms for dealing with China (Asia Times)

Chinese ‘projects will not go on’: Mahathir blasts Najib’s ‘stupidity’ (The Star)

Mahathir says Beijing understands his need to halt projects (Nikkei)

Cambodia's Troubling Tilt Toward China (Foreign Affairs)

A New Era for Hun Sen’s Cambodia? (Diplomat) 

           Mahathir mohamad cỐ thoát ách

                   Hun sen mong đưỢc c̣ng

                                    Đại-Dương

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) càng kêu gào đoàn kết th́ càng chia rẽ, càng chứng tỏ hùng mạnh th́ càng suy yếu.

Khi Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) c̣n gói gọn trong 5 quốc gia sáng lập (Phi Luật Tân, Mă Lai Á, Indonesia, Thái Lan, Tân Gia Ba) đă chứng tỏ sức mạnh về kinh tế, chính trị dù cho vẫn theo chủ trương không can thiệp vào vấn đề nội bộ của nhau. Do cùng mô h́nh chính trị dân chủ, kinh tế thị trường tự do nên họ dễ t́m sự tương đồng trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị.

Do nỗi sợ về chủ nghĩa cộng sản lan tràn sau cuộc chiến Việt Nam nên ASEAN hợp lực với quốc tế chống cuộc xâm lăng của Việt Nam vào Cambode năm 1979.

Từ “chiến lược phát triển kinh tế sẽ kéo theo thay đổi chính trị” của Tây Phương mà Nhóm sáng lập ASEAN thu nhận các quốc gia không cùng mô h́nh chính trị, kinh tế như Việt (1995), Miên, Lào, Myanmar (1997) với hy vọng sẽ kéo họ ra khỏi vũng lầy cộng sản.

Trái lại, ba chư hầu ở Đông Dương dưới sự giật dây của Bắc Kinh đă gia nhập vào ASEAN với nhiệm vụ thao túng và lôi kéo tổ chức này vào quỹ đạo của Trung Cộng.

Đa số dân chúng Đông Nam Á thù ghét Trung Cộng đến tận xương tuỷ, nghi ngờ những hành động khuất tất của Hán Tộc. Nhưng, giới lănh đạo trong khu vực thích v́ Bắc Kinh không “lên lớp” về nhân quyền, rao giảng dân chủ mà thường xuyên đưa phong b́ nặng.

Với tư cách Chủ tịch Luân phiên ASEAN năm 2012, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao đă không ra tuyên bố chung do bất đồng về vấn đề Biển Nam Trung Hoa (SCS). Sự kiện này xảy ra lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm của ASEAN.

Hơn 33 năm ở cương vị thủ tướng trong một quốc gia đa nguyên, đa đảng mà được Bắc Kinh bơm tiền vào khiến Hun Sen đi theo bước chân Chủ tịch Tập Cận B́nh thiết lập thể chế độc đảng trên Xứ Chùa Tháp kể từ cuối tháng 7-2018. Hun Sen đă làm đảo ngược tiến tŕnh dân chủ suốt 25 năm tại Campuchia.

Trong bài “Cambodia's Troubling Tilt Toward China” đăng trên tờ Foreign Affairs ngày 17-08-2018, học giả Charles Edel ghi nhận về hoạt động của Bắc Kinh “Viện trợ 20 triệu USD để Kampuchia trang bị pḥng phiếu, 100 triệu USD quân sự để Hun Sen ngưng quan hệ quân sự nhiều năm với Hoa Kỳ. Bắc Kinh tăng viện trợ, đầu tư, cho vay ưu đăi, hỗ trợ các dự án cơ sở hạ tầng, nâng số du khách lên 40% nên trở thành nhà đầu tư lớn nhất. Đại sứ của Trung Quốc tại Nam Vang đă tham gia tuần hành vận động bầu cử cho phe Hun Sen. Từ năm 1994 đến 2014, Bắc Kinh chiếm 44% trong tổng số đầu tư của nước ngoài vào Cambode; 70% cầu cống và đường sá xây dựng được Bắc Kinh cho vay 2 tỉ USD tương đương 1/10 GDP của Camphuchia”.

Bắc Kinh được lại quả “Hun Sen khuyến khích quan chức, giáo sư, sinh viên phải đọc quyển sách Tư tưởng Tập Cận B́nh đă chuyển ngữ sang tiếng Khmer. Hun Sen bịt miệng truyền thông độc lập để đồng hành với bộ máy tuyên truyền và kiểm duyệt của Bắc Kinh. Hun Sen viết trên Facebook “Trung Quốc muốn Hun Sen đắc cử để dẫn dắt vận mệnh của Campuchia”. Hun Sen đă nhượng cho một công ty Trung Cộng 20% dải bờ biển Campuchia. Bắc Kinh đă biến thành phố duyên hải Sihanoukville thành ṣng bài và nơi du lịch cho người Tàu và tương lai sẽ trở thành nhượng địa. Bắc Kinh đang xây các cầu tàu và căn cứ ở Sihanoukville cho Hải quân Trung Quốc trong tương lai. Hiện tại, Nam Vang nợ Bắc Kinh 4 tỉ USD, bằng 40% nợ công của Campuchia”.

Nỗi căm ghét Trung Cộng và Hun Sen dâng trào khi một thường dân Campuchia trả lời câu hỏi từ phóng viên Anna Fifield của The Washington Post “Tất cả công cuộc xây dựng chỉ có lợi cho người Trung Quốc, tốt cho bọn chủ đất chứ không phải dân thường”.

T́nh h́nh Đông Nam Á đang biến đổi khó lường khi cựu Thủ tướng Mahathir Mohamad, 93 tuổi, cầm quyền liên tục 22 năm (1981-2003) đă trở lại chính quyền hồi tháng 5-2018. Mahathir có công xây dựng Mă Lai Á từ nền kinh tế hầm mỏ và nông nghiệp vươn lên nền kỹ nghệ tự túc, tự cường.

Chưa có vị nguyên thủ quốc gia nào ở Đông Nam Á dám vạch trần việc Bắc Kinh thực thi chính sách “phiên bản mới của chủ nghĩa thực dân (new version of colonialism) bằng cách giăng “chiếc bẫy nợ” và “cắt lát salami = tầm ăn dâu) về chủ quyền trong vùng này.

Trong chuyến công du Trung Quốc 5 ngày kết thúc hôm 21-08-2017, Thủ tướng Mahathir đă gặp mặt riêng rẽ với Tập Cận B́nh, Thủ tướng Lư Khắc Cường, Chủ tịch Quốc hội Lật Chiến Thư để thông báo việc huỷ bỏ Dự án Đường sắt Bờ Đông (East Coast Rail Link) trị giá 20 tỉ USD và Dự án hai đường ống dẫn khí đốt trị giá 2.3 tỉ USD. Lư do: Mă Lai Á thiếu khả năng và không cần thiết, đang ưu tiên cắt giảm chi tiêu để tránh bẫy nợ. Nợ công của Mă Lai Á đă lên tới 264 tỉ USD, bằng 80.3% GDP.

Tập Cận B́nh không thể biện minh mà chỉ yêu cầu Mahathir thương lượng với nhà thầu Trung Quốc, nhưng, phải lấy chiếc lược giao tiếp làm trọng, ủng hộ mạnh mẽ Sáng kiến Đới và Lộ (BRI).

Mahathir họp báo cho biết cả ba nhà lănh đạo cao cấp của Trung Quốc đều thông cảm và Mă Lai Á sẵn sàng bồi thường cho việc ngưng hợp đồng do sự ngu dốt của người Mă Lai Á khi đàm phán.

Mahathir nhắc Lư Khắc Cường “tự do thương mại phải đi đôi với thương mại công b́nh”, Mă Lai Á cần đầu tư về kỹ thuật cao, vốn tư bản, thương mại điện tử, sản xuất ô tô của Trung Quốc, nhưng, không muốn mở cửa cho các nhà thầu khoán.

Bắc Kinh không muốn tuột tay đối tác thương mại lớn nhất từ năm 2009 nên đồng ư kư các thoả ước hoán đổi tiền tệ và gia tăng nhập cảng sầu riêng đông lạnh và dầu dừa của Mă Lai Á.

Chính phủ Mahathir đă phát đi tín hiệu cứng rắn và nghiêm trọng hơn về tranh chấp trên Biển Nam Trung Hoa (SCS). Mahathir cho rằng Tuyên bố Ứng xử trên Biển Nam Trung Hoa (DOC) không có nanh vuốt. Trung Quốc phải rút chiến hạm chiến khỏi SCS. Bắc Kinh tiếp tục quân-sự-hoá làm tăng căng thẳng trong vùng.

Giới lănh đạo ASEAN không dám thừa nhận, dân chúng đă phẫn nộ, Mahathir đứng về phía công lư và dư luận, có khả năng cảnh cáo hành động ngang ngược của Trung Cộng, khuyến cáo giới lănh đạo ASEAN và kêu gọi các cường quốc lưu tâm tới khát vọng chính đáng của các dân tộc Đông Nam Á.

                                   Đại-Dương  

Trở lại