Mattis hành đng gp Tp đng bóng

     Đại-Dương

 

Tài liệu tham khảo:

China Won’t Yield ‘Even One Inch’ of South China Sea, Xi Tells Mattis (NYT)

China will not give up an inch of territory, President Xi Jinping tells US Defence Secretary James Mattis (Strait Times)

A Fellow Named Chaos Goes To China (Diplomat)

South China Sea: France and Britain join the US to oppose China (DW)

Duterte: China no pushover (Manila Bulletin)

 

  Mattis hành đng gp Tp đng bóng

                                        Đại-Dương

James Mattis là vị Bộ trưởng Quốc pḥng Hoa Kỳ đầu tiên đă công du Trung Cộng trong ba ngày kể từ 26-06-2018.

Tướng Mattis, có biệt danh “chó điên” khi cầm quân, đă đến Bắc Kinh được Bộ trưởng Quốc pḥng Ngụy Phương Hoà và Chủ tịch Tập Cận B́nh tiếp kiến.

Tại Diễn đàn An ninh Shangri-La hồi đầu tháng 6-2018, Mattis công kích Trung Cộng làm mất an ninh trên Biển Nam Trung Hoa (SCS) khi thiết lập các tiền đồn quân sự ở Paracel Islands (Hoàng Sa, Tây Sa) và Spratly Islands (Trường Sa, Nam Sa), quân-sự-hoá toàn bộ SCS.

Mattis là nhân vật chính yếu, chống lại mọi thứ mà Bắc Kinh cảm thấy hài ḷng, được giới phân tích của Trung Cộng mô tả “lịch sự, chuyên nghiệp, nhưng, có kế hoạch giết hết mọi người gặp mặt”.

Nhưng, trước khi lên đường đến Bắc Kinh, Bộ trưởng Mattis cho biết không có ư định làm ô nhiễm môi trường dù biết rằng đă có đầy vấn đề độc hại như đảo nhân tạo ở SCS, phi công Mỹ bị chiếu tia laser, an ninh Đài Loan, thương mại, ăn cắp tài sản trí tuệ.

Mattis nói với Tập “Tôi đến đây để giữ mối quan hệ của chúng ta theo đúng quỹ đạo”.

Tập đáp được Đài Truyền h́nh Trung ương trích dẫn “Trung Quốc chỉ có ư định ḥa b́nh, không muốn gây hỗn loạn … Trung Quốc không có ư đồ bành trướng cũng chẳng kiếm cách xâm chiếm nước khác, nhưng, tư thế của chúng tôi cứng rắn và rơ ràng trên vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ … Chúng tôi không để mất dù một tấc đất do tổ tiên lưu lại. Đồng thời, thậm chí, chúng tôi cũng chẳng tơ hào chút ǵ của kẻ khác”.

Dư luận cứ tưởng như đang nghe một bà cốt đang lên đồng.

Thứ nhất, kể từ sau Đệ nhị Thế chiến, Đảng Cộng sản Trung Quốc trở thành một yếu tố gây hỗn loạn ở Hoa Lục cũng như toàn cầu, đặc biệt tại Châu Á-Thái B́nh Dương: nội chiến, xuất cảng chiến tranh nhân dân, học thuyết maoít gây xáo trộn trong nước gây thảm hoạ khủng khiếp cho dân tộc và các nước khác. Chủ nghĩa Đại Hán đă tiêu diệt và đồng hoá biết bao dân tộc nhỏ bé, yếu kém hơn theo ḍng lịch sử. Đế quốc Trung Hoa đă cai trị Việt Nam suốt một ngàn năm, Tất cả chẳng phải là hành động xâm lăng hay sao?

Thứ hai, chính sách cưỡng bách đồng hoá đă xoá sổ nhiều nước nhược tiểu, đang là nỗi đau của các dân tộc Tây Tạng, Tân Cương và mối lo cho nhiều dân tộc khác, đặc biệt tại Châu Á. Bắc Kinh đang sử dụng vũ khí kinh tế để buộc các quốc gia khác phải thần phục hoặc nhượng lănh thổ cho Trung Quốc như tại Djibouti; Sri Lanka; Pakistan; Tajikistan đă nhượng cho Bắc Kinh 1,000 km2 (chiếm 3% vùng tranh chấp kéo dài 130 năm); Việt Nam cũng đă nhượng một phần biên giới phía Bắc; Maldives đă cho Trung Quốc thuê trọn 16/1.190 ḥn đảo để trả nợ.

Thứ ba, phát biểu của Tập dựa vào huyền thoại trên SCS mà không phù hợp với luật pháp quốc tế v́: (1) Tàu thuyền ngoại quốc đi lại nhiều hơn Trung Hoa. (2) Bản đồ đời Nhà Thanh ghi Đảo Hải Nam là điểm cực Nam Trung Hoa. (3) Biển Nam Trung Hoa ghi trên bản đồ quốc tế với ư nghĩa chỉ “hướng” v́ các kư sự hoặc nhật kư hải hành, hoặc văn kiện giao thương vẫn coi biển này thuộc quyền nước An Nam hoặc xưa hơn là Vương quốc Chàm. (4) Sắc lệnh của Giáo Hoàng Alexandre VI ban hành năm 1493 quy định “quyền ưu tiên chiếm hữu” bị Định ước Berlin 1885 thay thế với hai nguyên tắc căn bản và được Viện Pháp luật Quốc tế Lausanne (Thuỵ Sĩ) bổ sung về nguyên tắc chiếm hữu thật sự (a- Do Nhà nước thực hiện. b- Tiến hành hoà b́nh trên lănh thổ hoàn toàn vô chủ. c- Quốc gia chiếm hữu phải thực hành chủ quyền tối thiểu. d- Thực hiện chủ quyền phải liên tục). Mặc dù, bị Ḥa ước Saint-Germain năm 1919 bác bỏ v́ lư do thế giới không c̣n đất vô chủ, nhưng, luật pháp quốc tế vẫn sử dụng Định ước Berlin trong các tranh chấp chủ quyền. (5) Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) được hầu hết các quốc gia trên thế giới phê chuẩn không đề cập tới “vùng biển lịch sử” mà Trung Quốc áp đặt tại Biển Nam Trung Hoa. (6) Phán quyết ngày 12-07-2016 của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) viết “không có thực thể địa lư nào trên SCS thuộc chủ quyền của bất cứ quốc gia nào”.

Chỉ có các quốc gia duyên hải ở hai Biển Đông Trung Hoa và Biển Nam Trung Hoa có nghĩa vụ đ̣i hỏi chủ quyền và quyền-chủ-quyền và quyền tài phán.

Các quốc gia khác trên thế giới chỉ được toàn quyền tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế.

Quyền-chủ-quyền và quyền tài phán trên SCS đă được PCA phán quyết rơ ràng. Các quốc gia liên hệ cứ theo đó mà thi hành.

Muốn xác định chủ quyền để chấm dứt tranh căi triền miên th́ các quốc gia duyên hải trên hai Biển Đông và Nam Trung Hoa phải nhờ tới sự phân xử của Toà Án Công lư Quốc tế (ICJ), toà án duy nhất trên thế giới có đủ thẩm quyền quyết định.

Các quốc gia liên hệ với tranh chấp chủ quyền biển, đảo trên hai Biển Đông và Nam Trung Hoa không chắc thắng nên chẳng muốn đưa nhau ra trước ICJ!

Điều này tạo lợi thế cho Trung Cộng: (1) Với sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự th́ Bắc Kinh thừa sức để ép các nước trong vùng tuân theo cây gậy chỉ huy của họ. (2) Bắc Kinh tha hồ vơ vét tài nguyên thiên nhiên trên SCS khi các quốc gia trong vùng chưa đủ sức ngăn chặn.

Sau Đệ nhị Thế chiến th́ Nhật Bản và Đại Hàn lâm vào hoàn cảnh kiệt quệ. Nhưng, nhờ mô h́nh đồng minh toàn diện với Hoa Kỳ mà đă thành rồng, thành hổ trong khi đất nước không bị chiến tranh để vươn lên thành quốc gia công nghệ hàng đầu. Nhật Bản và Đại Hàn giống như “chiếc gân gà của Tào Tháo” làm cho Trung Cộng nhai không được mà nhả ra th́ tiếc!

Các quốc gia duyên hải Đông Nam Á, ngoại trừ bé hạt tiêu Tân Gia Ba, đă gánh chịu chiến tranh nhân dân hoặc mối hoạ maoít làm cho hơn nửa thế kỷ vẫn chưa bén gót Nhật Bản, Đại Hàn mà c̣n gặp nguy cơ làm băi phế thải công nghệ lạc hậu của Trung Cộng.

Chuyện bị mất chủ quyền, rơi vào bẫy nợ, lệ thuộc, nhượng địa cho Trung Cộng đang tới với tốc độ cao nếu Cộng đồng Kinh tế ASEAN thiếu quyết tâm hành động.

Tổng thống Phi Luật Tân, Rodrigo Duterte vẫn c̣n mơ ngủ. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lo tham khảo kinh điển Marx-Lenin. Thủ tướng Cambode, Hun Sen hănh diện bưng bê Tập Cận B́nh. Thủ tướng Mă Lai Á, Mahathir Mohamad tái cử ở tuổi 92 đă tuyên bố với Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng hồi tháng 6-2018 “Trung Cộng th́ có ǵ phải sợ” nên quyết xét lại các thoả ước với Bắc Kinh. 

Hoa Kỳ chỉ duy tŕ an ninh trật tự quốc tế mà không thể làm thay những nghĩa vụ thuộc quyền của các quốc gia Đông Nam Á.

                                     Đại-Dương 

Trở lại