Nh́n Nhựt Buồn Cho VN

Vi Anh

 
Theo đài truyền h́nh Nhật NHK, Đảng Dân chủ Tự do (LDP) của ông Abe và đối tác liên minh Đảng Komeito, giành được
312 ghế trong Hạ nghị viện c̣n được gọi là Viện Diet, có tổng cộng 465 ghế, đạt hơn đa số 2/3, tức 310 ghế. Các đảng đối lập chỉ giành được 143 ghế. Kết quả chung cuộc đă công bố hôm thứ Hai 23/10.

Tin VOA của Mỹ viết
“Những người ủng hộ đảng bảo thủ của Thủ tướng Abe xem chiến thắng này là một cuộc biểu quyết tín nhiệm đối với các chính sách của ông nhằm tăng cường khả năng quốc pḥng của Nhật và thắt chặt quan hệ với Mỹ. An ninh quốc gia đă trở thành một mối quan ngại trong công chúng khi Nhật đối mặt với mối đe dọa của Triều Tiên – quốc gia cộng sản láng giềng mới đây đă bắn hai hoả tiễn tầm trung bay ngang qua không phận Nhật Bổn và đe dọa sẽ “nhấn ch́m" nước Nhật xuống biển.

Đây không phải lần đầu dân chúng Nhựt qua lá phiếu bày tỏ cho chánh quyền Nhựt, là phải cứng rắn để bảo quốc an dân.
Ngày 11 tháng 7 năm 2016, Đảng Dân chủ Tự do của Thủ tướng Abe liên tiếp thắng. Trong số 121 ghế bầu lại, đảng cầm quyền do TT Abe lănh đạo nhiều năm, quyết bảo vệ vùng đảo và biển Senkaku bị TC khuấy rối và mưu toan xâm chiếm, được 56 ghế; đảng Công minh mới liên minh với đảng cầm quyền được 14 ghế. Với kết quả này, liên minh cầm quyền đảng Dân chủ Tự do và Công minh mới sẽ tiếp tục nắm quyền kiểm soát cả hai viện của Quốc hội.

Lich sử thế giới đă chứng tỏ sau Đệ Nhị Thế Chiến, chính v́ lănh hội được lợi ích của quyền làm chủ đất nước và sức mạnh của nhân dân mà Nhựt Hoàng và dân chúng Nhựt chấp nhận đầu hàng sau khi bị Mỹ dội hai trái bom nguyên tử đầu tiên của Mỹ xuống hai thành phố Nhựt, Hiroshima và Nagasaki. Nhựt Hoàng ngậm ngùi cùng quốc dân đồng bào phải cố gắng chịu đựng những điều không thể chịu đựng được. Nhưng chỉ mấy chục năm sau, khoảng một thế hệ xă hội học 30 năm, biến đau thương thành hành động, quốc gia dân tộc Nhựt  trở thành đệ nhị siêu cường kinh tế thế giới. Nhà báo lăo thành Al Neuharth của Mỹ, chủ biên ra USA Today, một cây bút già dặn của Mỹ có viết, “
Từ khi thua  Mỹ trong Thế Chiến 2, Nhựt đă thắng Mỹ trên nhiều phương diện. Kỹ thuật cao. Xe hơi. Báo chí.”

Đầu thế kỷ 21, Trung Cộng bành trướng bá quyền, muốn làm bá chủ Á châu Thái B́nh Dương, bắt đầu xâm lấn lănh hải, và đảo Senkakhu của Nhựt. Chính v́ lănh hội được những chân lư đó mà chánh quyền và nhân dân Nhựt đă quyết định bầu cử sớm Hạ Viện.
Cử tri Nhựt đại diện cho nhân dân trao chánh quyền cho cánh hữu của liên minh đối lập  gồm đảng Tự do Nhật Bản LDP và đảng Tân Komeito hay Công Minh – là những đại diện dân có tinh thần quốc gia dân tộc cao và cương quyết trong việc bảo quốc, bất chấp áp lực từ đâu đến. Trong cuộc bầu cử Hạ Viện trước, đảng  của Thủ Tướng  Shinzo Abe và liên minh Komeito đă chiếm đa số theo Hiến Pháp Ông được tấn phong làm Thủ Tướng. Và cánh hữu từng cầm quyền từ thập niên 1950 trở thành đối lập.

Người dân Nhựt c̣n bày tỏ quyết tâm bảo vệ bờ cơi qua cuộc bầu cử Thượng Viện ngày 21/07/2013 và cuộc bầu cử sớm 20-10-2017 vừa rồi. Thế là ở cả hai viện Quốc Hội, nhân dân Nhựt đă trao quyền cho liên minh cầm quyền Đảng Dân chủ Tự do LDPĐảng Tân Komeito đều chiếm đa số, để có một chánh phủ mạnh, quyết tâm bảo vệ bờ cơi trước làn sóng xâm lăng biển đảo của TC.

Trong khi đó, đảng CSVN tiếm quyền làm chủ đất nước của nhân dân, độc tài đảng trị toàn diện, nên bị thoái hoá, hũ bại, hư hỏng. V́ độc đảng, độc quyền nên đảng mất tính đấu tranh, cạnh tranh, mất quan điểm quần chúng, quần chúng xa lánh đảng. Đảng mà mất tính đấu tranh chỉ c̣n là một cơ chế quan liêu, hủ hoá mà thôi.

Đảng CS là một nhóm xă hội bế tắc, theo học lư. Hoàn toàn khác với chánh đảng là nhóm xă hội tự do, dân chủ, cởi mở, giải quyết mâu thuẫn bằng tương quan thoả hiệp, biến mâu thuẫn thành tương sinh. Đảng CSVN độc quyền không có đối lập, thiếu giám sát, phê b́nh chỉ trích, quyền hạn bị hũ hoá dần dần biến thành tự tư tự lợi, tham ô nhũng lạm, xa rời quần chúng và bị quần chúng xa lánh, tẩy chay, bất tuân hành dân sự hay chống đối bằng bạo lực, đưa đẩy nhà cầm quyền thành cảnh sát trị để trị dân, nhân dân càng ngày càng bất măn, căm hờn.

Nhà cầm quyền CSVN v́ thế không huy động được nội lực dân tộc, mất thế nhân dân nên yếu ngoại giao. Đó là h́nh ảnh của CSVN trước đà TC lấn đất, lấy đảo, lấy biển, mà CSVN bất động như thông đồng với TC ngoại xâm. Nhu nhược đến đỗi đàn áp đồng bào khi người dân Việt bày tỏ ḷng yêu nước, phản ứng trước cuộc xâm lấn của TC v́ TC ra lịnh ‘định hướng dư luận’.

V́  không có nội lực dân tộc, thế nhân dân; nên yếu như bún thiu, quỵ luỵ trước kẻ thù xâm lấn biển đảo. Các cường quốc muốn giúp cũng không giúp được. CSVN do vậy chỉ ậm ừ tuyên bố chủ quyền khơi khơi cho có lệ trước đà xâm lấn của TC hầu kéo dài cuộc ‘thu vén cuối đời’ như tự thực dân đối với dân chúng VN hay tiêu ḷn, đi đêm với TC để làm ‘thái thú’ cho quân Tàu.

VN là một quốc gia dân tộc từng chống quân Tàu suốt 1.000 năm nổi tiếng ở Đông Nam Á, từng chiến thắng quân Nguyên Mông vó ngựa dẫm nát một phần Âu châu và Nga. Thế mà v́ chế độ CS  độc tài đảng trị toàn diện, bó tay trói chân người dân nên bị mất 90% Biển Đông hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa vào tay TC mà không nổ một tiếng súng, rút một cây gươm.

Nếu có tự do, dân chủ, nếu người dân làm chủ thực sự đất nước, đất nước có một chánh quyền dân chủ, v́ dân, do dân, của dân, th́ không thua ǵ Nhựt, trong việc bảo vệ giang sơn gấm vóc.

Nếu những người CS ở VN c̣n một chút điểm lương tâm Việt, dành một ít th́ giờ tĩnh tâm, hồi hướng th́ thấy bài học dân chủ, hiểu biết giá trị của dân chủ của Nhựt. Hiểu biết, biết áp dụng, thực hiện là sức mạnh./.(VA)

Trở lại