Phúc hay hoẠ tẠi tiỂu vùng sông mê công

        Đại-Dương

 

Tài liệu tham khảo:

The Unfolding Mekong Development Disaster (Diplomat)

GMS đang vươn lên và trở thành động lực tăng trưởng toàn cầu (DDDN)

Diễn đàn Thượng đỉnh Kinh doanh GMS: “Chung một ḍng sông”, kết nối cộng đồng kinh doanh (DDDN)

Wikipedia

 

       Phúc hay hoẠ tẠi tiỂu vùng sông mê công

                                       Đại-Dương

Thượng đỉnh Tiểu vùng Sông Mekong Mở rộng (Greater Mekong Subregion, GMS) đă bế mạc hôm 31-03-2018 tại Hà Nội trong bối cảnh hân hoan v́ sẽ có kế hoạch đầu tư với 277 dự án trị giá 66 tỉ USD cho tới cuối năm 2022.

Sông Mekong phát xuất từ Tây Tạng và ra biển tại Việt Nam dài 4,880 km, đứng thứ 12 trên thế giới, thứ 7 Châu Á, mà phân nửa nằm trên đất Trung Hoa đă chia thành hai đoạn: Thượng nguồn từ Tây Tạng đến tỉnh Vân Nam của Trung Hoa được đặt tên Lancang (Lan Thương), và Hạ nguồn từ Vân Nam tới cửa sông Cửu Long với nhiều tên khác nhau khi đi qua Mayanmar, Lào, Thái Lan, Cambode, Việt Nam.

Đa dạng sinh học của Sông Mekong chỉ đứng thứ hai sau Amazon là phúc hay hoạ đối với 340 triệu dân thuộc GMS?  

Tiến sĩ C. Hart Schaaf, cựu thành viên Ủy ban Sông Mekong (Mekong River Commission, MRC) nhận xét “Đây là người khổng lồ đang ngủ, chứa một tiềm năng to lớn về thủy điện, thủy lợi cũng như khả năng pḥng lụt, một nguồn năng lượng bị bỏ quên”. 

Năm 2016, Trung Quốc đă xây 8 đập thuỷ điện và đang xây 4 cái nữa, đồng thời có kế hoạch dọn sạch tảng đá và cồn cát để giao thông thuận lợi trên sông Lan Thương được Tạp chí The National Interest của Mỹ ví như “một loại vũ khí huỷ diệt đáng sợ”.

Giới chuyên gia quốc tế và cư dân ở Tiểu vùng Sông Mekong (Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Lào, Cambode) lo sợ những chiếc đập thuỷ điện của Trung Quốc sẽ ngăn cản chuyển động trầm tích và gây hại cho nông, lâm, ngư nghiệp ở khu vực hạ nguồn.

Từ ngàn xưa, ḍng chảy của Sông Mekong tuy có tác hại do lũ lụt, nhưng, cũng làm cho ruộng đất ph́ nhiêu và thuỷ sản nước ngọt dồi dào cung cấp lương thực cho xă hội.

Người dân các nước có Sông Mekong chảy qua đều cảm thấy hạnh phúc khi tận hưởng sự ưu đăi của thiên nhiên kể từ khi khai thiên lập địa. Đất cho hoa màu tươi tốt, nước cho thuỷ sản ngon ngọt nên thôn làng, thị trấn nhộn nhịp câu ḥ, điệu hát yêu đời, yêu người.

Kể từ khi Cộng sản cầm quyền tại Trung Quốc đă theo đuổi chính sách bành trướng bá quyền trong mọi lănh vực miễn sao có lợi cho Hán tộc bất chấp hậu quả đem tới lân bang.

Những năm gần đây, sáu quốc gia Mekong lưu tâm đến các con sông chảy xiết để xây nhà máy thủy điện nên Trung Quốc bỏ qua ư tưởng bảo vệ môi trường mà đẩy mạnh chiến lược Sáng kiến Đường và Đai (Belt and Road Initiative, BRI), tập trung mạnh mẽ vào thương mại, phát triển hạ tầng và xây đập trên Sông Mekong.

Lào và Thái Lan được sự trợ giúp của Trung Quốc đă xây các đập thuỷ điện khổng lồ khiến cho một giáo viên ở miền Bắc Thái phải giải thích “Sông Mekong rất đặc biệt đối với cuộc sống cộng đồng dân tộc liên quan đến đất, rừng, nước, văn hoá mà nhà cầm quyền chỉ quan tâm đến kinh tế, chẳng lư ǵ tới thiên nhiên và văn hoá”.

Năm 2016, Bắc Kinh thành lập Tổ chức Hợp tác Mekong-Lan Thương (Lancang-Mekong Cooperation, LMC) đối lập với Uỷ ban Sông Mekong hoạt động từ 1995 để Bắc Kinh có thể chi phối mọi sinh hoạt suốt ḍng Sông Mekong.

Hầu hết các chính phủ trong Tiểu vùng Sông Mekong Mở rộng đều thiếu khả năng tài chính và chuyên gia cần cho việc xây các đập thuỷ điện nên hướng về Bắc Kinh.

Tham vọng của giới cầm quyền tương hợp với chính sách “bẫy nợ” do Bắc Kinh giăng ra bất chấp sự phản đối quyết liệt của dân chúng từ Myanmar tới Lào, Thái Lan.

Paul Chambers thuộc Đại học Naresuan ở Thái Lan nhận xét “Với LMC, Bắc Kinh gạt Uỷ ban Sông Mekong sang một bên để thâm nhập vào Đông Nam Á mà tạo ra ngoại vi chiến lược có kiểm soát trong mưu đồ bá quyền khu vực”.

Chính sách “không cướp đất mà chỉ sử dụng” giúp Trung Quốc xây dựng đường sắt nối liền Thành phố Côn Minh của Trung Quốc với các thủ đô Băng Cốc, Vạn Tượng, Nam Vang tới tận hải cảng Sihanoukville.

Đường sắt này sẽ chuyên chở hàng hoá Trung Quốc tràn ngập Lào, Myanmar, Thái Lan, Camdode và vét sạch khoáng sản, lâm sản của Lào cho tới lúc cạn kiệt tài nguyên.

Mọi thảm hoạ môi trường bị Trung Quốc và giới cầm quyền Đông Nam Á luồn bên dưới tấm thảm phát triển kinh tế.

Các kỹ sư Trung Quốc đă thuần-hoá được ḍng chảy xiết trên Lan Thương, nhưng, chẳng bận tâm tới tầm quan trọng của ḍng chảy trầm tích trên toàn bộ hệ thống Sông Mekong vốn dĩ nuôi sống 60 triệu người ở hạ nguồn. 

Năm 2017, Nhóm Bảo tồn Chiang Khong (Chiang Khong Conservation Group) ở Thái Lan đă tổ chức hàng hoạt chống đối Dự án Cải thiện Kênh Giang hành Sông Mekong (Mekong River Navigation Channel Improvement Project). Dự án của Trung Quốc sẽ dọn sạch thác, đá, đảo nhỏ nằm răi rác trên Sông Mekong vào năm 2020 để tàu lớn có thể tới tận Đông Nam Á.

Nhà cầm quyền Thái Lan đă cho phép tàu khảo sát của Trung Quốc hoạt động dọc theo giang giới Lào mà chưa có quyết định việc đánh ḿn.

Giới kinh doanh Thái Lan cho rằng giang lộ này chỉ có lợi hàng hoá Trung Quốc tràn ngập v́ sản phẩm Thái Lan xuất sang Trung Quốc rất ít.

Miền Bắc Lào đầy dẫy trung tâm thương mại và văn hoá Trung Quốc, đặc biệt Luang Prabang giống như một thành phố của Bắc Phương. 

Đập Thủy điện Pak Beng với chi phí 2.4 tỉ USD do một Công ty Trung Quốc ở Lào xây dựng, cách Thái Lan 100 km sẽ bán 90% tổng số điện cho Thái Lan.

Những đập thủy điện trên Sông Mekong làm cho đồng bằng Cửu Long của Việt Nam teo lại do bị ch́m, ngập mặn, xói ṃn khiến môi trường xuống cấp dẫn tới nghèo đói, căng thẳng xă hội.

Đông bằng Cửu Long là vựa thóc của Việt Nam, chiếm 90% gạo xuất cảng, góp 23% cho GDP.

Tương lai chén cơm người Việt bị Bắc Kinh xén phần lớn, không c̣n xa!

Nhà nghiên cứu về Đông Nam Á, Bruce Shoemaker đúc kết “Trung Quốc định xây dựng một môi trường đầu tư và xây dựng hạ tầng ổn định trong vùng Mekong, nhưng, đă tác hại nghiêm trọng tới đời sống nông, lâm, ngư nghiệp và văn hoá khu vực hạ nguồn.

Bắc Kinh không lạ về những thảm hoạ giáng xuống Tiểu vùng Sông Mekong, nhưng, quyết không thay đổi chính sách v́: (1) Bành trướng, bá quyền là chiến lược bất biến của Hán tộc mà chỉ thay màu để thích ứng với thời gian. (2) Giới cầm quyền và giới kinh doanh câu kết chặt chẽ để gia tăng và bảo vệ lợi ích bất chính.

Các dân tộc trong Tiểu vùng Sông Mekong sẽ chui đầu vào tḥng lọng của Bắc Kinh, hoặc đứng thẳng người theo kinh nghiệm Tứ hổ Châu Á như Đại Hàn, Tân Gia Ba, Đài Loan, Hồng Kông?

                                              Đại-Dương  

 

Trở lại