Quan h chin lưc m-n

mong manh hay nng m

   Đại-Dương

 

Tài liệu tham khảo:

Japan Deploys Flotilla to South China Sea (iplomat)

Operationalizing US-India Strategic Cooperation (Diplomat)

Trump’s Rougher Edge Complicates Trip by Pompeo and Mattis to India (NYT)

The Question of the Decade: How Closely Will the US and India Align? (Diplomat)

Can America and India Really Be Strategic Partners? (National Interest)

 

                    Quan h chin lưc m-n

                     mong manh hay nng m

                                        Đại-Dương

Ấn Độ khó ḥa hợp hơn hết trong Tứ trụ Kim cương Mỹ-Ấn-Nhật-Úc (QUAD) tuy họ cùng thể chế chính trị dân chủ bởi v́ Tân Đề Ly vẫn không quên niềm hănh diện khi đóng vai tṛ lănh đạo Phong trào Không-Liên-Kết từ năm 1955 đến 2007, đại diện cho 118 quốc gia, chiếm 55% dân số thế giới và gần 2/3 số ghế của Liên Hiệp Quốc.

Các nguyên tắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lănh thổ của các quốc gia Không-Liên-Kết, chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân chỉ có trên giấy.

Thực tế, chiến tranh vẫn xảy ra giữa các thành viên của Phong trào cũng không ngăn chặn được hành động xâm lăng và chiếm đóng từ nước ngoài.

Ngoại trừ Tân Gia Ba có nền kinh tế và chính trị phát triển toàn diện, đa số c̣n lại của Phong trào vẫn ́ ạch hoặc lạc hậu. Ấn Độ có nền dân chủ lớn nhất thế giới mà do mô phỏng kiểu kinh tế trung ương tập quyền của Liên Xô cho đến năm 1990 nên GDP nominal hiện nay chỉ được 2,100 USD, xếp hạng 133 trên thế giới.

Mối quan hệ Mỹ-Ấn đă hàm chứa không ít rào cản. Do quá khứ bị trị nên Tân Đề Ly mặc dù tuyên bố trung lập trong nhiều thập niên mà vẫn nghiêng sang phía Trung Cộng và Nga trên mặt trận chống Tây Phương.

Tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc th́ lá phiếu tương đồng giữa Hoa Thịnh Đốn và Tân Đề Ly tăng từ 13% của năm 1990 lên 17% vào 2017 so với 66% của Anh, 60% Pháp, 77% Israel, 15% Tàu, 25% Nga. Chưa có thể nói tới “đối tác chiến lược” dù năm 2005, Tổng thống George W. Bush đă kư Thoả ước hạt nhân (dân sự) với Ấn Độ tạo ra đối tác chiến lược thân thiết hơn.

Đa số vũ khí tối tân của Ấn Độ được tậu từ Liên Sô và Nga nên Tân Đề Ly vẫn quyết định mua Hệ thống Pḥng không Tầm xa Triumf của Nga trị giá 5.5 tỉ USD bất chấp sự phản đối của Mỹ.

Chính quyền Trump sẽ thực hiện các biện pháp cấm vận toàn diện Iran kể từ tháng 11-2018 có thể gây trở ngại dai dẵng tới mối quan hệ Mỹ-Ấn. Năm 2017, Ấn Độ nhập cảng 40% nhu cầu dầu hoả quốc gia từ Iran và trong năm nay đă đầu tư 200 triệu USD vào hải cảng Chabahar của Iran nhằm giảm chi phí cho hàng hoá lưu thông tới Nga và Trung Á. 

Học giả Mohan Guruswamy thuộc Observer Research Foundation ở Ấn Độ than "Người Mỹ đột nhiên bảo chúng ta không thể mua hoả tiễn và dầu hoả th́ biết làm sao bây giờ".

Do đó, Tân Đề Ly phải chọn lựa giữa lợi ích kinh tế và an ninh quốc gia. Mất an ninh và chủ quyền th́ lợi ích kinh tế cũng đội nón ra đi!

Hoa Kỳ không thể bán trực tiếp vũ khí cho Ấn Độ, nhưng, có thể qua trung gian từ một quốc gia đồng minh. Hồi tháng 7-2018, Hoa Kỳ đă nâng cấp đối tác chiến lược để Ấn Độ có thể dễ dàng tiếp cận kỹ thuật quốc pḥng của Mỹ nên Tân Đề Ly có kế hoạch mua 18 tỉ USD thiết bị quốc pḥng của Mỹ trong năm 2019.

Sự quyết đoán của Bắc Kinh về biên giới chưa rơ ràng và đẩy mạnh hoạt động đầu tư vào Sri Lanka, Maldives, Nepal, những vệ tinh truyền thống của Ấn Độ, buộc Tân Đề Ly phải chống Trung Cộng mạnh mẽ hơn.

Nhà ngoại giao hàng đầu một thời của Ấn Độ, Lalit Mansingh đánh giá “Tư duy từ chính quyền ra bên ngoài đă thay đổi tận gốc rễ khi coi Trung Cộng là mối đe doạ lớn nhất, nh́n xung quanh xem ai có thể giúp chúng ta pḥng chống Bắc Kinh. Chỉ có Mỹ”.

Năm 2018, Hoa Kỳ đổi tên Bộ Tư lệnh Mỹ ở Thái B́nh Dương (USPACOM) thành Bộ Tư lệnh Mỹ ở Ấn Độ-Thái B́nh Dương (USINDOPACOM) chịu trách nhiệm mọi hoạt động quân sự trong khu vực rộng 26 triệu km2, gần 52% bề mặt địa cầu, trải dài từ bờ biển phía Tây Hoa Kỳ đến bờ biển phía Đông Ấn Độ, và từ Bắc Cực tới Nam Cực. Chính quyền Mỹ tái xác nhận Ấn Độ có vị thế “Đối tác Quốc pḥng Chính yếu”.

Tổng thống Donald Trump đă kư “Luật Chuẩn chi Quốc pḥng cho tài khoá 2019” (NDAA) vào ngày 13-08-2018, với ngân sách quốc pḥng 716.3 tỉ USD, tăng 16 tỷ USD so với 2017 nhằm ngăn chặn: (1) các hoạt động xâm chiếm lănh thổ biển đảo của Trung Quốc trong vùng biển Đông Nam Á; (2) các hoạt động gián điệp của Bắc Kinh chống lại Hoa Kỳ và quốc tế; (3) các kế hoạch của Trung Quốc nhằm làm suy yếu Hoa Kỳ. (4) Cạnh tranh chiến lược lâu dài với Trung Quốc là ưu tiên chính yếu của Hoa Kỳ. Tái xác định, mở rộng và kéo dài Sáng kiến Hàng hải Đông Nam Á.

Chủ trương của Hoa Kỳ tương hợp với chính sách hướng Đông của Ấn Độ nên hai bên sẵn sàng thể-chế-hoá hợp tác chiến lược song phương khi Ngoại trưởng Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc pḥng James Mattis đến Tân Đề Ly vào ngày 6 tháng 9 để đối thoại “2+2” với các đối tác Ấn Độ nhằm t́m cách vận hành kế hoạch hợp tác toàn diện.

Tứ trụ Kim cương đang tiếp tục hoàn thiện khi từng quốc gia t́m cách kết hợp các hoạt động chống Trung Cộng, đặc biệt trên hai phương diện kinh tế và quân sự.

Vai tṛ của Nhật Bản ngày càng mở rộng nhằm bổ sung cho sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á. Kế hoạch Quốc pḥng của Nhật Bản năm 2018 nhấn mạnh đến hai mục tiêu rộng lớn (1) bảo đảm khả năng ngăn chặn hoặc đối phó trong t́nh huống xung đột hoặc thảm hoạ. (2) ổn định khu vực Châu Á-Thái B́nh Dương và cải thiện môi trường an ninh toàn cầu.

Các Khu trục hạm Trực thăng của Nhật Bản h́nh như đóng vai tṛ quan trọng trong việc điều động nhanh chóng lực lượng pḥng thủ hoặc tái chiếm các đảo. Từ đầu năm 2018, Tokyo đă đưa vào hoạt động một lữ đoàn thuỷ bộ chớp nhoáng và tinh nhuệ.

Hôm 26-08-2018, Khu trục hạm Trực thăng Kaga được hai Khu trục hạm hộ tống để hoạt động trong ṿng hai tháng tại Đông Nam Á và Ấn Độ Dương sẽ ghé thăm thiện chí Phi Luật Tân, Indonesia, Tân Gia Ba, Sri Lanka, và Ấn Độ.

Ṿng vây ngày càng siết chặt Trung Cộng nhằm buộc Bắc Kinh phải tuân hành luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền và lợi ích của cường quốc cũng như nhược tiểu.

Quả bóng đang ở trên sân Trung Cộng.

                                   Đại-Dương      

Trở lại