SHINZO ABE VÀO HANG HÙM BẮT CỌP CON

Đại-Dương

 

Tài liệu tham khảo:

Xi Jinping's awkward relationship with Deng Xiaoping (Nikkei)

China Is Buying Distressed Private Companies as Markets Sink (Bloomberg)

Japan Scrambles Fighter Jets to Intercept Chinese Spy Plane (Diplomat)

Shinzo Abe Says Japan Is China’s ‘Partner,’ and No Longer Its Aid Donor (NYT)

China and Japan show united front on 'free and fair trade' as Xi Jinping and Shinzo Abe meet in Beijing (Independent)

China’s economy stumbles just like ‘flaunt your wealth (Asia Times)

Demand for 'Made in Japan' upends strategies for consumer goods (Nikkei)

 

SHINZO ABE VÀO HANG HÙM BẮT CỌP CON

Đại-Dương

Mục tiêu của toàn-cầu-hoá nhằm mang lợi ích tới nhân loại chỉ khi nào từng quốc gia, mỗi cá nhân phải tuân hành và tôn trọng những quy luật chung đă kư kết.

Cộng đồng nhân loại đă phát hiện những hành động áp dụng luật rừng của Bắc Kinh từ lâu, nhưng, giới lănh đạo trên thế giới chưa có biện pháp chặn đứng cụ thể mà vẫn ôm hy vọng Trung Cộng sẽ thay đổi theo thời gian khiến Chủ tịch Tập Cận B́nh ngày càng lộng hành.

Tổng thống Donald Trump tiến hành biện pháp “trừng phạt kinh tế” Trung Cộng v́ Bắc Kinh vi phạm quá nhiều các quy định luật pháp quốc tế, đặc biệt liên quan đến Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) làm cho thế giới rơi vào các cuộc khủng hoảng triền miên.

Nhưng, Trung Cộng và một số học giả quốc tế cố diễn giải thành “cuộc chiến kinh tế” rồi cảnh cáo nguy cơ tác hại tới nền toàn-cầu-hoá, tự do thương mại. Thậm chí, cáo buộc Chính phủ Trump chủ trương bế môn toả cảng. Từ đó, Bắc Kinh trả đũa bằng cách đánh thuế lên hàng hoá xuất xứ từ Hoa Kỳ mặc dù các nhà sản xuất không hề vi phạm luật thương mại quốc tế.

Trong các bài diễn văn, đặc biệt đọc tại Đại Hội đồng Liên Quốc năm 2018, Tổng thống Donald Trump đă xác định rơ ràng bản thân chỉ đại diện cho quyền lợi dân Mỹ, không phải tổng thống của bất cứ quốc gia nào hoặc toàn cầu. Tổng thống muốn có một nền thương mại thế giới b́nh đẳng, công bằng, hỗ tương, không ai chèn ép bất cứ quốc gia nào dù nhược tiểu hoặc cường quốc, dù lớn hay nhỏ. Không một quốc gia nào có thể cướp đất đai, biển đảo hoặc quyền-chủ-quyền, quyền tài phán của nước khác.

Đó chẳng phải là khát vọng chính đáng của loài người hay sao?

Sự chỉ trích đă lắng xuống phần nào khi Hoa Kỳ, Gia Nă Đại, Mễ Tây Cơ đă biến Thoả thuận Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) thành Thoả thuận Gia Nă Đại-Mễ Tây Cơ-Hoa Kỳ (USMCA); Thoả thuận Thương mại Hoa Kỳ- Đại Hàn đă được kư kết; Nhật Bản và Hoa Kỳ đồng ư tái đàm phán Thoả thuận Thương mại. Liên Âu (EU) và Hoa Kỳ đồng ư xem xét lại t́nh trạng phi-thuế-quan.

Nội dung các thoả thuận này theo nguyên tắc: thương mại tự do, b́nh đẳng, công bằng, hỗ tương đă phá vỡ nguyên tắc “cùng có lợi=win-win” được Bắc Kinh cổ vũ và áp dụng triệt để. Nhóm chữ “win-win” rất mơ hồ, không công bằng do thiếu hỗ tương nên nước nghèo, kém phát triển dễ sập vào kiểu “ngoại giao bẫy nợ” của Bắc Kinh.

Tổng thống Trump gia tăng biện pháp trừng phạt kinh tế làm cho nền kinh tế của Trung Cộng lao đao buộc phải ra sức chống trả bằng thuế quan, đồng thời hạ giá đồng nhân dân tệ và bơm tiền vào nền kinh tế theo mô h́nh “chiến tranh kinh tế”.

Giới học giả quốc tế thừa nhận Tổng thống Trump đang trên cơ đối thủ và c̣n nhiều lợi thế hơn để buộc Tập Cận B́nh phải chấm dứt các hành vi phá hoại nền trật tự toàn-cầu-hoá và luật pháp quốc tế.

Tuy nhiên, Tập Cận B́nh cố nín thở qua sông và cầu nguyện cho Donald Trump sớm rời Toà Bạch Ốc nên cùng với một số đại gia thiên tả trên thế giới bơm tiền làm lũng đoạn nền chính trị Hoa Kỳ. Bắc Kinh tung tiền trợ cấp cho 47 công ty ngoài-quốc-doanh để nắm quyền kiểm soát. Như thế, Tập Cận B́nh đi ngược chiều với chủ trương “cải cách và mở cửa” của Lănh tụ Đặng Tiểu B́nh.

Báo Bloomberg ngày 29 nhận định rằng các công ty ngoài quốc doanh bắt buộc phải nhận tiền của nhà nước, nhưng, họ lo các nhà đầu tư được nhà nước hậu thuẫn thường không chuyên nghiệp nên dễ dẫn tới thất bại.

Mặc dù nắm toàn quyền, nhưng, Chủ tịch toàn diện Tập Cận B́nh đang gặp sự chống gay gắt trong Đảng, ở hàng ngũ trí thức và dân chúng về đường lối chính sách đối ngoại và đối nội. Chính sách “nhất quốc tam kinh” đă chia Trung Cộng thành ba nền kinh tế khác nhau: Vùng duyên hải miền Đông phát triển và mở cửa gồm các đầu tàu xuất cảng Quảng Đông, Giang Tô, Chiếc Giang và Thành phố Thượng Hải nhờ sự đầu tư của ngoại quốc. Vùng lục địa bị khoá kín khó thông thương với bên ngoài vẫn chậm tiến và kém phát triển. Vùng phiên trấn do Bắc Kinh lấn chiếm làm khu tự trị hành chính để cầm tù các dân tộc khác. Sáng kiến Đai và Lộ (BRI) đang bị khựng lại ở nhiều nơi khiến cho Tập Cận B́nh không thể tái phân lợi tức mà chẳng bị các tỉnh duyên hải chống đối quyết liệt hoặc có thể ly khai.

Báo Asia Times ngày 29 tháng 10 cho biết trong 9 tháng qua, thị trường chứng khoán Thượng Hải đă mất gần 3,000 tỉ USD và hơn 1,000 tỉ USD ở Thâm Quyến. Nợ ngầm có thể lên tới 6,000 tỉ USD. Các đầu tàu xuất cảng ở duyên hải miền Đông bị tŕ trệ.

Tập Cận B́nh không ở vào vị thế áp đảo khi Thủ tướng Shinzo Abe đến Bắc Kinh v́ các cuộc nghiên cứu quốc tế cho thấy tăng trưởng của các nhà máy sản xuất ở Trung Quốc trong tháng 9-2018 đă giảm mạnh do nhu cầu trong và ngoài nước sụt giảm dữ dội. Phó Giám đốc Long Guoqiang của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Trung Quốc cho biết “các nhà máy chuyên sản xuất hàng xuất khẩu sẽ phải cắt giảm sản xuất, cắt giảm nhân công, thậm chí có thể đóng cửa.

Thủ tướng Abe ở vào thế mạnh khi tiếp xúc với Tập Cận B́nh và Lư Khắc Cường đă nói: (1) Chấm dứt chương tŕnh Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) khoảng 33 tỉ USD suốt 40 năm, tức cho vay ưu đăi với lăi suất thấp để Trung Cộng (bắt đầu từ thời Đặng Tiểu B́nh) xây đường sá, cầu cống, trạm điện, hải cảng, thương cảng, cải thiện môi trường. (2) Mở cửa thị trường Hoa Lục trong lúc mở rộng các hăng mỹ phẩm, hàng hoá trẻ thơ, thức ăn vặt ở Nhật Bản để xuất cảng rất được dân Trung Quốc ưa chuộng. (3) Hợp tác với Bắc Kinh trong các dự án hạ tầng tại các quốc gia đang phát triển với điều kiện tiến hành theo các tiêu chuẩn quốc tế về minh bạch, bảo vệ môi trường, khả năng phát triển kinh tế. Nhật Bản có thể chọn hợp tác trong Dự án Đường tàu cao tốc thuộc kế hoạch Vành đai Phát triển Kinh tế Miền Đông Thái Lan trị giá hơn 45 tỉ USD. (4) Không ổn định trên Biển Nam Trung Hoa th́ khó cải thiện các mối quan hệ. Chúng ta là láng giềng, đối tác nên hợp tác thay v́ đe doạ lẫn nhau.

V́ lư do nội bộ chính trị mà Tập Cận B́nh không tỏ vẻ nhượng bộ khi tiếp xúc với Shinzo Abe nên phải nh́n vào giấy mà trả lời ngập ngừng.

Kết luận: (1) Trung Cộng đang cần kỹ thuật của Nhật Bản để thay thế phần nào nhu cầu khi gặp sự trừng phạt kinh tế gắt gao của Hoa Kỳ. Tập Cận B́nh sẽ dùng làm đ̣n bẫy thương lượng với Donald Trump khi gặp nhau tại G-20. (2) Shinzo Abe t́m cách mở cửa thị trường Hoa Lục, đặt điều kiện thương mại b́nh đẳng, công bằng, có qua có lại, tôn trọng luật pháp quốc tế. Đ̣i Bắc Kinh phải giữ ổn định trên Biển Đông Trung Hoa. Kiềm chế, không cho Bắc Kinh gây thiệt hại tới các quốc gia đang phát triển qua các dự án cơ sở hạ tầng. (3) Tạo điều kiện thuận lợi hơn khi tái thương lượng Thoả thuận Tự do Thương mại với Hoa Kỳ.

Đại-Dương   

 

Trở lại