SỐ phẬn nghiỆt ngã trên Bán đẢo triỀu tiên

       Đại-Dương

 

Tài liệu tham khảo:

Kim Jong-un's China Visit 'Helpful to S.Korea' (Chosunilbo)

Kim Jong-un Plays All Ends Against the Middle (Chosunilbo)

US says Security Council approves new sanctions on NK (Korea Herald)

What Trump's Team Need to Know About the Kim-Xi Meeting in Beijing (Diplomat)

Koreas schedule summit, on south side of DMZ, for April 27 (Asia Times)

Why Xi Jinping Wants to Broker the Trump-Kim Deal (National Interest)

Kim-Xi meeting presents a new challenge for Trump on North Korea (TWP)

Inter-Korea summit tests Moon's negotiation skills (Nikkei) 

 

   SỐ phẬn nghiỆt ngã trên Bán đẢo triỀu tiên

                                     Đại-Dương

Dân tộc Triều Tiên đã đi theo hai nẻo đường đối nghịch sau Đệ nhị Thế chiến nên tạo ra thảm kịch suốt 73 năm trường mà chưa dứt.

Xung đột giữa hai miền Bắc và Nam nóng nhiều hơn lạnh khi Đại Hàn Dân Quốc phải nhờ Hoa Kỳ bảo vệ an ninh để phát triển kinh tế và hoàn thiện hệ thống chính trị dân chủ. Trái lại, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tập trung xây dựng sức mạnh quân sự để duy trì mô hình độc tài cộng sản và chuẩn bị thôn tính Đại Hàn bằng mọi giá, kể cả cầu viện Bắc Kinh đưa 1.4 triệu Giải phóng quân tràn về phía Nam vĩ tuyến 38. Sau ba năm (1950-1953), Liên quân Cộng sản đã phải rút về phía Bắc vĩ tuyến 38 với Thoả ước Đình chiến kéo dài tới mãi ngày nay.

Nhưng, ba thế hệ Kim Nhật Thành, Kim Chính Nhật, Kim Chính Ân vẫn chưa từ bỏ tham vọng điên cuồng nên càng khoét sâu mối hận thù dân tộc.

Đại Hàn tiếp tục cởi mở và gia nhập vào nhóm đứng đầu trong nhịp sống toàn cầu. Ngược lại, Bắc Hàn cứ lùi sâu vào vùng tối của nhân loại nên bị cộng đồng quốc tế trừng phạt gay gắt nhiều lần.

Cố gắng của các đời Tổng thống Mỹ như Bill Clinton, George W. Bush, Barack Obama, cũng như Đàm phán Sáu Bên (Trung Quốc, Bắc Hàn, Nga, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Hàn) từ 2003 đến 2009 về vấn đề nguyên tử trên Bán đảo Triều Tiên đều thất bại vì cùng một lúc thảo luận quá nhiều điều kiện khó tương nhượng.

Hai vị Tổng thống Kim Đại Trung và Roh Moo-hyun đã họp thượng đỉnh với Chủ tịch Kim Chính Nhật vào năm 2000 và 2007 tại thủ đô Bình Nhưỡng chỉ tập trung vào viện trợ kinh tế cho Bắc Hàn cũng như việc trao đổi qua biên giới mà không quan tâm tới chương trình vũ khí nguyên tử của người anh em phía Bắc. Cuối cùng, Kim Chính Nhật vẫn nuốt lời đáp lễ thượng đỉnh tại Hán Thành trong khi chương trình nguyên tử của Bình Nhưỡng vẫn tiến triển đến mức có bom nguyên tử, nhiệt hạch và hoả tiễn đạn đạo.

Tổng thống Donald Trump cương quyết chấm dứt kiểu đàm phán cù nhầy, không hiệu quả, có quá nhiều thầy dùi … thành mô hình đối thoại, đàm phán trực tiếp giữa các lãnh tụ có trách nhiệm trong khi vẫn tiếp tục cắt giảm các nguồn tài trợ cho chương trình vũ khí nguyên tử của Bình Nhưỡng qua các Nghị quyết cấm vận kinh tế của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngày càng khắc khe.

Mặc dầu hứa sẽ gặp mặt trực tiếp với Kim Chính Ân trong khi yêu cầu Bình Nhưỡng phải có hành động huỷ bỏ chương trình vũ khí một cách cụ thể và được kiểm chứng. Đồng thời, tiếp tục gia tăng biện pháp cấm vận lên Bắc Triều Tiên, ngay cả trong thời gian cùng đối diện trên bàn đàm phán.

Vài ngày sau khi Kim gặp Tập ở Bắc Kinh thì Ủy ban chế tài Triều Tiên trực thuộc Hội đồng Bảo an LHQ hành động theo đề nghị của Hoa Kỳ đã đưa vào “sổ bìa đen” 21 công ty hải vận, đa số có trụ sở tại Trung Quốc; 15 tàu thuyền của Triều Tiên; 12 tàu nước ngoài; và một người mang quốc tịch Đài Loan.

Viễn ảnh sụp đổ kinh tế buộc Kim Chính Ân phải chuyển từ chính sách hăm doạ, tống tiền Mỹ, Nhật, Hàn sang chính sách ngoại giao hoà dịu nên cần đồng minh Trung Quốc trước khi bước vào bàn đàm phán ngày 27 tháng 4 với Tổng thống Moon Jae-in, và Tổng thống Donald Trump vào cuối tháng 5 (chưa xác định ngày), và Thủ tướng Shinzo Abe (chưa có ý kiến từ Bình Nhưỡng).

Vị thế của các bên như thế nào khi chấp nhận vào bàn đàm phán?

Bắc Triều Tiên: (a) Yếu vì thiếu chiến cụ, vũ khí chiến lược và hệ thống phòng chống hoả tiễn, chưa hề tham chiến sau năm 1953; kinh tế suy nhược, lợi tức bình quân 1,000 USD/người. Hiệp ước Hữu nghị Trung Quốc-Bắc Triều Tiên ký năm 1961 không được nhắc tới khi Tập và Kim gặp nhau. (b) Mạnh do 1.2 triệu quân hiện dịch (xếp hạng tư thế giới), 4.7 triệu trừ bị trong số 25 triệu dân, thời gian quân dịch 3-10 năm; thống nhất chính trị và quân sự nên vô cùng cuồng tín.

Đại Hàn: (1) Yếu do vẫn dựa vào sự bảo vệ của Hoa Kỳ, tướng lãnh Mỹ vẫn chỉ huy Liên quân; có 630,000 quân hiện dịch, 7.5 triệu trừ bị trong số 50 triệu dân. (2) Mạnh: Liên quân Mỹ-Hàn ổn định và hiện đại có khả năng phòng thủ lẫn tấn công bằng vũ khí tối tân; thường xuyên thao dượt chung hoặc tham gia chiến tranh với Mỹ khắp nơi; kỹ nghệ quốc phòng đang phát triển mạnh. Kinh tế hiện đại toàn diện, lợi tức 30,000 USD/người.

Trung Quốc: (1) Yếu vì không đủ sức bảo vệ Bắc Triều Tiên dù có Hiệp ước Hữu nghị, sợ Nhật Bản mạnh về quân sự và Liên quân Quốc tế áp sát biên giới tạo ra khủng hoảng tị nạn và mất ưu thế phòng thủ. Không đủ khả năng thuyết phục hoặc ngăn cản hoạt động quân sự của Hoa Kỳ tại Châu Á; không có đồng minh chiến đấu (2) Mạnh do kinh tế phát triển mạnh, ngoại giao túi tiền tạo ra tay sai, đe doạ quân sự với các nhược tiểu để thực hiện chiến thuật cắt lát salami.

Hoa Kỳ: (1) Yếu do chưa thuyết phục được dư luận quốc tế về chính sách đối với Bắc Triều Tiên, vẫn dựa một phần vào Bắc Kinh. Thái độ của Bắc Kinh vẫn mù mờ. (2) Mạnh nhờ tiềm lực quân sự vượt trội Bắc Hàn và Trung Quốc; Liên minh Mỹ-Nhật-Hàn bền vững về quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao; đang cải thiện mối giao hảo với các đối tác ở Châu Á.

Với Nội các Chiến tranh Trump thì Bắc Kinh khó đóng vai trò trung gian mà trở thành đồng loã với Bắc Triều Tiên, còn Bình Nhưỡng không thể nêu ra vấn đề nào khác ngoài các biện pháp huỷ bỏ hoàn toàn chương trình vũ khí nguyên tử. Từ thập niên 1990, Mỹ đã rút vũ khí nguyên tử chiến thuật khỏi lãnh thổ Đại Hàn nên quả bóng phi-vũ-khí-nguyên-tử nằm trên sân Bắc Triều Tiên.

Vũ khí nguyên tử của Hoa Kỳ trên vùng biển quốc tế không bị cấm đoán hoặc hạn chế nên chẳng nằm trên chương trình nghị sự khi Kim gặp Trump.

Nhằm tránh sai lầm trong quá khứ nên Đại Hàn, Hoa Kỳ, Nhật Bản sẽ không viện trợ hoặc nhượng bộ trước khi kiểm chứng cụ thể từng bước tháo gỡ chương trình vũ khí nguyên tử Bình Nhưỡng.

Chưa ai đoán biết một cách chắc chắn về kết quả đàm phán giữa Moon-Kim và Trump-Kim. Nhưng, vấn đề nguyên tử trên Bán đảo Triều Tiên sẽ không thể kéo lê như trước.

                                   Đại-Dương

Trở lại