Tên lửa Bắc Triều Tiên : Mỹ nghiên cứu "giải pháp quân sự" RFI |
Vài
giờ sau vụ bắn thử tên lửa đạn
đạo xuyên lục địa (ICBM) lần thứ nh́,
B́nh Nhưỡng ngày 29/07/2017, khẳng định vũ
khí Bắc Triều Tiên có thể bắn tới bất
cứ nơi nào trên lănh thổ Hoa Kỳ. Washington và
Seoul tuyên bố đang nghiên cứu mọi phương
án để đối phó, trong đó có cả "giải
pháp quân sự". Cộng đồng quốc
tế đồng thanh lên án hành vi khiêu khích của
chế độ Kim Jong Un. Tổng
thống Hàn Quốc Moon Jae In ngay trong đêm 28/07/2017,
đă triệu tập khẩn cấp Hội Đồng
An Ninh và yêu cầu Liên Hiệp Quốc tăng cường
các biện pháp trừng phạt Bắc Triều Tiên.
Bộ trưởng Quốc Pḥng Song Young Moo sáng nay thông
báo Hàn Quốc sẽ khẩn trương triển khai lá
chắn chống tên lửa THAAD của Mỹ, bất
chấp chống đối mạnh mẽ của Trung
Quốc. AFP trích dẫn một nguồn tin thông thạo
cho biết Seoul đă thông báo trước với
Bắc Kinh về quyết định này. Ngoài
ra, không đi sâu vào chi tiết, bộ trưởng
Quốc Pḥng Hàn Quốc c̣n cho biết là quân đội
Mỹ sẽ được nhanh chóng triển khai "trang
thiết bị chiến lược" tại bán
đảo Triều Tiên và các vùng lân cận. Tin trên cũng
được Lầu Năm Góc xác nhận. Lục Quân
Hoa Kỳ sáng 29/07 thông báo, Mỹ và đồng minh Hàn
Quốc cùng mở cuộc tập trận chung tại Hàn
Quốc, sử dụng hệ thống tên lửa địa
đối địa ATACMS của Mỹ và tên lửa
đạn đạo Hyunmoo II của Hàn Quốc. AFP
nhấn mạnh "lănh đạo quân sự Hàn
Quốc và Hoa Kỳ đă thảo luận về
nhiều phương án, kể cả giải pháp quân
sự". Hăng tin Pháp ghi nhận đây là một
sự thay đổi quan trọng, v́ từ trước
tới nay, bộ Quốc Pḥng Mỹ chưa bao giờ nêu
lên khả năng dùng sức mạnh quân sự để
trả đũa B́nh Nhưỡng phát triển hạt
nhân và tên lửa đạn đạo. Theo
hăng thông tấn Bắc Triều Tiên KCNA, ngày 28/07, B́nh
Nhưỡng đă thành công trong vụ bắn thử tên
lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Trực tiếp chỉ huy vụ thử nghiệm này, lănh
đạo Bắc Triều Tiên, Kim Jong Un tuyên bố : "Toàn
bộ lănh thổ Hoa Kỳ trong tầm ngắm"
của tên lửa Bắc Triều Tên, loại vũ khí
này cho phép B́nh Nhưỡng bắn trúng mục tiêu "ở
bất cứ nơi nào, vào bất cứ thời điểm
nào". Từ
thủ đô Seoul, thông tín viên đài RFI Louis Palligiano
cho biết thêm thông tin về vụ B́nh Nhưỡng
bắn tên lửa đạn đạo xuyên lục
địa ngày 28/07 : «
Đây không biết là lần thứ mấy chính
quyền Kim Jong Un lại có hành động khiêu khích.
Đêm hôm qua, lúc 23 giờ 41, giờ địa phương,
B́nh Nhưỡng lại bắn một tên lửa đạn
đạo liên lục địa (ICBM). Theo Hội đồng
Bộ tham mưu liên quân Hàn Quốc, tên lửa lần
này được xem là hiện đại hơn
cả Hwasong-14 mà Bắc Triều Tiên đă bắn
thử hôm 04/07/2017. Vụ
bắn thử lần thứ nh́ vào ngày 28/07, được
thực hiện từ một khu vực gần biên
giới giữa Bắc Triều Tiên và Trung Quốc. Tên
lửa đă được phóng lên tới độ
cao 3.700 km, bay được hơn 1.000 km trước
khi rơi vào vùng biển Nhật Bản, nằm
giữa bán đảo Triều Tiên với Nhật
Bản. Ngoại
trưởng Mỹ Rex Tillerson kêu gọi Nga và Trung
Quốc gia tăng ảnh hưởng với Bắc
Triều Tiên, thuyết phục B́nh Nhưỡng
chấm dứt các chương tŕnh thử nghiệm vũ
khí nguyên tử và tên lửa đạn đạo.
Về phần ḿnh, bộ trưởng Quốc Pḥng Hàn
Quốc tiết lộ quân đội Hoa Kỳ sẽ
triển khai trang thiết bị chiến lược
trong vùng để phản công trong trường hợp
Bắc Triều Tiên lại bắn thử tên lửa. Vụ
Bắc Triều Tiên bắn tên lửa đạn đạo
xuyên lục địa lần này làm đảo lộn
chính sách "mở rộng tay" của tổng
thống Hàn Quốc Moon Jae In với nước láng
giềng gây nhiều phiền toái này của Seoul. Ông công
bố về việc triển khai các bệ phóng pḥng
thủ tên lửa (THAAD) trên lănh thổ Hàn Quốc. Cho
dù đă bị Hội đồng Bảo an Liên Hợp
Quốc trừng phạt, Bắc Triều Tiên vẫn
tiếp tục nhanh chóng phát triển vũ khí hạt
nhân và các loại tên lửa ». Tại
Hoa Kỳ, ngày 28/07, tổng thống Donald Trump tuyên
bố Washington "sẽ đề xuất những
biện pháp cần thiết để bảo đảm
an ninh trên toàn lănh thổ quốc gia cũng như là
để bảo vệ các nước đồng minh
của Mỹ trong khu vực". Thông cáo của Nhà
Trắng cảnh báo : những vụ thử tên lửa
như trên càng "cô lập Bắc Triều Tiên, làm
suy yếu nền kinh tế và người dân Bắc
Triều Tiên càng bị nghèo đi". Ngoại
trưởng Mỹ Rex Tillerson quy trách
nhiệm cho Nga và Trung Quốc, hai điểm
tựa của chế độ B́nh Nhưỡng,
khiến t́nh h́nh "thêm nghiêm trọng". Phát
ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng
(Geng Shuang) khẳng định vào sáng 29/07 rằng Trung
Quốc phản đối việc Bắc
Triều Tiên "vi
phạm các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc
và chống đối những hành vi của B́nh Nhưỡng
đi ngược với nguyện vọng ḥa b́nh
của cộng đồng quốc tế". Đồng
thời Bắc Kinh kêu gọi các các bên liên quan giữ
thái độ kềm chế. Trung Quốc một
lần nữa bày tỏ "lo ngại sâu sắc
(…) và quyết tâm chống đối việc Hàn
Quốc và Hoa Kỳ triển khai hệ thống lá
chắn chống tên lửa THAAD". Về
phản ứng của Nhật Bản, một trong
những quốc gia phải đối mặt với
đe dọa hạt nhân Bắc Triều Tiên, ngoại
trưởng Fumio Kishida, trong cuộc điện đàm
với đồng nhiệm Mỹ Rex Tillerson, chủ trương
gia tăng sức lực để thuyết phục Nga
và Trung Quốc đồng ư ban hành một nghị
quyết mới trong khuôn khổ Hội Đồng
Bảo An Liên Hiệp Quốc với những biện pháp
cứng rắn hơn. Phát ngôn viên phủ thủ tướng
Nhật khẳng định là "tên lửa Bắc
Triều Tiên đă rơi xuống vùng đặc
quyền kinh tế của Nhật Bản". |