TRANH CHẤP TRÊN BIỂN ĐÔNG Á

Đại-Dương 

 

Biển Đông Á bao gồm Biển Đông Trung Hoa (ECS) và Biển Nam Trung Hoa (SCS) được Bắc Kinh coi như thuộc về Trung Quốc. Sự sai lầm cố ư này được Bắc Kinh duy tŕ như một lợi thế chủ quyền.

Giới hàng hải Tây Phương từ ngàn xưa thường lấy hướng đến để chỉ địa danh chứ không hề xác định chủ quyền quốc gia. Ấn Độ Dương không thuộc về Ấn Độ. Vịnh Ba Tư không thuộc về Iran. Vịnh Mễ Tây Cơ không thuộc về Mễ Tây Cơ …

Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) được Hội nghị về Luật biển Liên Hiệp Quốc kéo dài từ 1973 đến 1982 và bổ sung thêm để có hiệu lực từ năm 1994. Tính đến nay đă có 168 bên tham gia, 157 bên kư, 60 quốc gia phê chuẩn. V́ lư do an ninh và kinh tế mà Hoa Kỳ không tham gia do những luật lệ đều phù hợp với “tập tục hàng hải quốc tế” nên chấp nhận thi hành nghiêm chỉnh UNCLOS.

Khi mạnh, Trung Hoa tung quân xâm lấn lân bang và mở rộng giao thương hàng hải. Lúc yếu như thời Từ Hy Thái Hậu và Mao Trạch Đông bế môn toả cảng.

Tập Cận B́nh và Biển Đông Á

Trong chuyến công du Đức Quốc hồi tháng 4/2014, Chủ tịch Tập Cận B́nh được Tể tướng Đức, Angela Merkel tặng cho tấm bản đồ China Proper (Trung Quốc Đích Thực), do nhà bản đồ học người Pháp, Jean-Baptiste Bourguignon d’Anville vẽ được một nhà xuất bản ở Đức xuất bản năm 1735. Tây Tạng, Tân Cương, Măn Châu không thuộc lănh thổ Trung Quốc, các đảo Hải Nam và Đài Loan được tô màu khác với những vùng thuộc lănh thổ Trung Quốc.

Điều này đă bác bỏ hoàn toàn luận điểm Biển Đông Trung Hoa (ECS) và Biển Nam Trung Hoa (SCS) thuộc “quyền lịch sử” của Trung Quốc.

Tiến bộ về sức mạnh trên biển (Hải Quân, Hải Cảnh, Hải Dân) nên Bắc Kinh tiếp tục bành trướng thế lực trên ESC và SCS nhằm xác định “quyền lịch sử” trên Biển Đông Trung Hoa và Biển Nam Trung Hoa bất chấp Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Tập Cận B́nh và Biển Đông Trung Hoa

Bắc Kinh khó lộng hành trên ECS v́ gặp sức mạnh tổng hợp của Hải Quân Nhật Bản, Đại Hàn và Đệ Thất Hạm đội Mỹ trú đóng thường trực tại Hải cảng Yokosuka của Nhật Bản.

Đại Hàn, Nhật Bản không hề mất quyền tự chủ khi kết t́nh đồng minh với Hoa Kỳ suốt từ năm 1945. Họ có kỳ kèo bớt một thêm hai về chi phí đóng quân của Mỹ mà cuối cùng vẫn thỏa hiệp và tăng cường thêm sự phối hợp toàn diện. Mỗi khi Bắc Kinh và Đài Loan đ̣i chủ quyền nhóm đảo Senkaku (Đảo Điếu Ngư) th́ Hoa Kỳ viện dẫn điều 5 Hiệp ước Pḥng thủ Chung để tham chiến nếu Nhật Bản bị tấn công. Có 47,000 lính Mỹ đóng quân thường trực ở Nhật Bản và 28,500 ở Đại Hàn.

Khi phe tả lên cầm quyền, Chính quyền Đại Hàn thường mở lại hồ sơ “Phụ nữ Giải sầu” do quân đội Nhật Bản tạo ra để chống Tokyo. Dù cho năm 2015, Tokyo và Hán Thành đă kư thỏa thuận chấm dứt vấn đề này khi Nhật Bản đồng ư “bồi thường 9 triệu USD và lời xin lỗi chân thành tới các nạn nhân”.

Đứng trước viễn ảnh “Hoa Kỳ Xă hội Chủ nghĩa Dân chủ” manh nha tại Hoa Thịnh Đốn buộc giới lănh đạo Nhật Bản và Đại Hàn phải dẹp t́nh riêng mà đoàn kết để bảo vệ chủ quyền quốc gia trước mưu đồ nham hiểm của Tập Cận B́nh và t́nh trạng ngớ ngẩn của Joe Biden.

Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc, Moon Jae-in sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 5-2022 tạo điều kiện cho phe hữu cầm quyền hợp tác chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ và Nhật Bản cùng bảo vệ Đài Loan và bao vây Trung Quốc.

Nhật Bản và Đại Hàn đang nỗ lực xây dựng sức mạnh quân sự hiện đại để cùng với Hoa Kỳ bảo vệ Đài Loan, một mắt xích an ninh trong Chuỗi đảo số 1 không thể thiếu tại Biển Đông Trung Hoa.

Hồi tháng 7-2020, Hoa Kỳ đồng ư bán cho Nhật Bản 105 tiêm kích cơ tàng h́nh F-35 gồm 63 chiếc F-35A cất cánh từ đường băng và 42 chiếc F-35B cất cánh như trực thăng. Như thế, Nhật Bản có số lượng F-35 đứng hạng nh́ thế giới, sau Hoa Kỳ. Hai hàng không mẫu hạm của Nhật Bản đang diễn ra cuộc thực tập của Tiêm kích cơ Tàng h́nh F-35B.

Đại Hàn cũng muốn mua F-35 của Mỹ, đồng thời chuẩn bị tự đóng Hàng không mẫu hạm và tiềm thuỷ đỉnh diesel điện ngày càng lớn và hiện đại trong khi vẫn âm thầm nguyên cứu việc chế tạo tiềm thuỷ đỉnh nguyên tử.

Bộ ba Nhật Bản-Hoa Kỳ-Đại Hàn là “con át chủ bài” trên Biển Đông Trung Hoa đóng vai tṛ quyết định t́nh h́nh khu vực Ấn Độ-Thái B́nh Dương Tự do và Mở rộng.

Tập Cận B́nh và Biển Nam Trung Hoa

Năm 1948, Trung Hoa Dân Quốc (thời Tưởng Giới Thạch) đă công bố Đường 9 Đoạn trên SCS kéo dài từ phía Đông Đài Loan tới Cụm Băi cạn Luconia của Mă Lai Á. Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) nối tiếp tuyên bố chủ quyền.

Năm 2009, Trung Quốc gửi yêu sách chủ quyền Thềm lục địa lên Uỷ ban Thềm lục địa Liên Hiệp Quốc đă bị chất vấn: (1) Không cung cấp lư do đ̣i chủ quyền Đường 9 Đoạn. (2) Bản đồ đính kèm không phù hợp với nguyên tắc vẽ bản đồ quốc tế. Bắc Kinh không phúc đáp mà tự coi như lẽ đương nhiên, bất chấp UNCLOS.

Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) được Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) tạo ra đă công bố Phán quyết ngày 12/07/2016 trong vụ Phi Luật Tân kiện Trung Quốc về tranh chấp quyền-chủ-quyền trên Biển Nam Trung Hoa.

Toà phán: không có cơ sở pháp lư cho việc Trung Quốc đ̣i hỏi “quyền lịch sử” trên những tài nguyên tại các vùng biển nằm trong bản đồ “Đường 9 Đoạn” ở Biển Nam Trung Hoa.

Mặc dù vậy, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vẫn không đưa ra Tuyên bố chung lên án Trung Quốc vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 tạo điều kiện cho Bắc Kinh ngày càng lộng hành, vô thiên, vô pháp trên Biển Nam Trung Hoa.

ASEAN là một tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa và xă hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Philippines, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore nhằm biểu hiện tinh thần đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau. Đồng thời, hợp tác chống t́nh trạng bạo động, bất ổn tại các nước thành viên và bảo vệ, chấn hưng Chủ nghĩa Quốc gia. Sau Hội nghị Bali năm 1976, ASEAN xúc tiến chương tŕnh cộng tác kinh tế mà các nỗ lực đều đi đến bế tắc vào giữa thập niên 1980. Phải đợi đến năm 1991, khi Thái Lan đề xướng thành lập Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN mới h́nh thành. Hàng năm, các nước thành viên đều luân phiên tổ chức các cuộc hội họp chính thức để tăng cường hợp tác.

Tin vào tinh thần hợp tác trong ASEAN nên 5 thành viên chủ cốt quyết định tiếp nhận Brunei (1984). Sau khi Liên Xô sụp đổ 1991 và Chủ nghĩa Cộng sản bị ném vào giỏ rác lịch sử th́ ASEAN tiếp nhận thêm Việt Nam (1995), Lào (1997), Cambodia và Myanmar (1997).

Lúc ASEAN c̣n 5 thành viên chủ chốt đă tham gia cùng cộng đồng quốc tế ngăn chặn Khmer Đỏ và Chủ nghĩa Cộng sản bành trướng tới ASEAN gây bao nhiêu tang tóc nên hy vọng sẽ tạo điều kiện cho các quốc gia trong vùng chia tay với Chủ nghĩa Cộng sản mà hoà nhập vào nếp sống tự do dân chủ.

Tiếc thay, do quá cao ngạo làm cho ASEAN với 5 thành viên đă lầm khi thu nhận Việt Nam, Lào, Cambodia và Myanmar sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991.

Thứ nhất, ASEAN đă chọn mô h́nh Liên hiệp Châu Âu (EU) sinh hoạt trong tinh thần “Xă hội Chủ nghĩa Dân chủ”, nơi ươm mầm và xuất phát của Chủ nghĩa Cộng sản. Châu Âu thiếu tinh thần quốc gia dân tộc nên sau khi được Hoa Kỳ và Anh Quốc giải phóng khỏi Chủ nghĩa Quốc Xă th́ h́nh thành EU bao gồm các nước Tây Âu, Bắc Âu, Nam Âu.

Sau khi Đông và Trung Âu vùng lên lật đổ chế độ Cộng sản được EU thâu nhận để có 27 quốc gia thành viên như bây giờ. Cho đến nay, EU vẫn sinh hoạt dưới chiếc dù che quân sự của Hoa Kỳ v́ không đủ sức hoặc chẳng muốn tốn kém do quá ích kỷ.

Đa số các quốc gia ASEAN từng là thuộc địa hoặc nhượng địa của các Đế quốc Châu Âu nên tiêm nhiễm lề thói sinh hoạt Châu Âu, đặc biệt đối với giới khoa bảng, những cột trụ quốc gia. Họ thiếu tinh thần bức phá nên cứ đường cũ mà đi.

Ngoại trừ Tân Gia Ba dám làm cuộc cách mạng dân tộc thực sự như Hoa Kỳ đă tin vào sức mạnh vô địch của công dân, đồng thời đặt nhiệm vụ phục dịch công dân lên hàng tối thượng. Tân Gia Ba là quốc gia phát triển, ổn định và an ninh nhất trong ASEAN nhờ chính sách ngoại giao linh động và hữu hiệu.

Thứ hai, sau khi Việt Nam, Lào, Cambodia gia nhập ASEAN mà vẫn duy tŕ chế độ Cộng sản, gần gũi và chịu ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng sâu đậm. Quân đội Myanmar lệ thuộc vào Trung Quốc nên rất trung thành với Bắc Kinh.

Mô h́nh đồng thuận làm cho mọi quyết định của ASEAN bị thui chột v́ khi Bắc Kinh không hài ḷng th́ sẽ có một thành viên của tổ chức này chống đối làm cho kế hoạch soạn thảo công phu bị sụp đổ. Bắc Kinh dễ dàng vô-hiệu-hoá các quyết định của ASEAN. V́ thế, ASEAN muốn t́m sự đồng thuận giữa 10 thành viên cũng khó như hái sao trên trời bất chấp vấn đề quan trọng hoặc thường nhật.

Vụ đảo chính quân sự tại Myanmar đă đủ làm cho ASEAN thức tỉnh chưa? H́nh như Cambodia của Thủ tướng Hun Sen cũng đang manh nha thoát khỏi sự ràng buộc của ASEAN.

Gần 20 năm trôi qua mà Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Nam Trung Hoa (COC) vẫn chưa được kư kết v́: (1) Các nước trong ASEAN chưa đồng ư theo sự sắp đặt của Bắc Kinh. (2) Trung Quốc và các quốc gia duyên hải Đông Nam Á không dựa vào Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 để phân định chủ quyền và quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán nên vẫn bế tắc. (3) Bắc Kinh muốn duy tŕ hiện trạng để có thể hành xử tuỳ thích trên SCS nên gạt bỏ các yếu tố từ bên ngoài.

Phần lớn sức mạnh trên biển của Trung Quốc dồn vào Biển Nam Trung Hoa để xây dựng thành chiếc ao nhà v́ các lư do: (1) Cưỡng đoạt toàn bộ tài nguyên ở SCS. (2) Thiết lập chủ quyền Trung Quốc tại SCS. (3) Cưỡng đoạt quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán của các quốc gia duyên hải. (4) Thiết lập nơi thao dượt cho Hải quân Trung Quốc.

Các quốc gia duyên hải Đông Nam Á như Việt Nam, Tân Gia Ba, Phi Luật Tân, Mă Lai Á, Brunei, Indonesia đều chịu áp lực từ Trung Quốc. Nặng nề nhất là Việt Nam, Phi Luật Tân, Mă Lai Á. Brunei nhỏ mà khá an toàn nhờ được Anh Quốc chống lưng. Indonesia chỉ một phần nhỏ dính tới Đường 9 Đoạn vẫn bị Bắc Kinh đe doạ. Tân Gia Ba ở xa Đường 9 Đoạn nhất mà vẫn làm đồng minh không hiệp ước với Hoa Kỳ nên Bắc Kinh không dám động tới.

Cộng sản Việt Nam có 96 triệu dân, lợi tức b́nh quân đầu người 3,500USD, cùng chung ư thức hệ với Trung Quốc nên chỉ chống đối bằng mồm để kiếm viện trợ từ Tây Phương, Nhật Bản và gây tí áp lực lên Bắc Kinh làm màu mè. Brunei có 460,000 dân với lợi tức b́nh quân đầu người 30,000USD. Phi Luật Tân có 109 triệu dân, lợi tức trung b́nh đầu người 3,600USD. Mă lai Á có 33 triệu dân, lợi tức đầu người 10,000USD, Tân Gia Ba có 5 triệu dân, lợi tức b́nh quân 64,000USD.

Mục tiêu và chủ trương của Bắc Kinh trên SCS rất rơ ràng: (1) Thống trị Đông Nam Á. (2) Bắt buộc các quốc gia Đông Nam Á sản xuất hàng hoá cho Chuỗi Cung ứng Toàn cầu của Trung Quốc qua Sáng kiến Đường và Lộ (BRI) trên biển. (4) Thiết lập cứ điểm huấn luyện và xuất phát của Hải Quân Trung Quốc. (5) Luật An toàn Giao thông Hàng hải Sửa đổi của Trung Quốc có hiệu lực từ 1 tháng 9 năm 2021 buộc chiến hạm, tiềm thuỷ đỉnh, tàu chở vật liệu độc hại đi vào SCS phải báo cáo chi tiết liên quan đến lộ tŕnh, cảng cuối cùng, hàng hóa, cảng ghé ngang. Không tuân hành sẽ bị trục xuất. (6) Bắc Kinh áp dụng các biện pháp ngày càng cứng rắn và quyết liệt hơn nhằm chuẩn bị thiết lập Vùng Nhận dạng Pḥng không (ADIZ) trên biển Nam Trung Hoa càng sớm càng tốt.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh hôm 22/11/2021, Tập Cận B́nh nói với 10 quốc gia Đông Nam Á “Trung Quốc sẽ không bắt nạt các nước nhỏ hơn”. Nhưng, Tổng thống Phi Luật Tân, Rodrigo Duterte, từng thán phục và vo ve bên cạnh Tập Cận B́nh, đă h́nh ảnh 3 chiếc Hải Cảnh của Bắc Kinh đă xịt ṿi rồng vào hai chiếc tàu nhỏ chở tiếp tế cho một tiểu đội Thuỷ quân Lục chiến trấn đóng trên chiếc Dương vận hạm bị đánh ch́m ở Băi Cỏ Rong (Second Thomas Shoal) để xác lập chủ quyền. Chuyến tiếp tế đành huỷ bỏ.

Hồi tháng 3/2021, Bắc Kinh đă điều động 200 tàu Dân quân Biển vào khu Băi Ba Đầu (Whitsun Reef), đến tháng 5/2021 lại đưa 287 chiếc tới nên bị Manila tố cáo.

Bắc Kinh thường xuyên quấy nhiễu và ngăn cản các quốc gia duyên hải Đông Nam khai thác tài nguyên thiên nhiên trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) và các ngư trường truyền thống như Băi cạn Scarborough của Phi Luật Tân và Hoàng Sa của Việt Nam khiến cho ngư dân lao đao. Thường xuyên quấy rối buộc các công ty ngoại quốc phải từ chối hợp tác khai thác dầu khí với các quốc gia duyên hải Đông Nam Á.

Tranh chấp trên Biển Nam Trung Hoa ngày càng leo thang, không có điểm dừng v́ tham vọng vô bờ của Trung Quốc: (1) Khi Trung Quốc chưa đủ sức tự vệ nên kéo theo nhiều nước nhỏ và yếu trên thế giới nâng hải phận quốc gia từ 3 lên 12 hải lư trong lúc soạn thảo UNCLOS (1958 -1982). (2) Lúc đă đủ sức, Bắc Kinh coi UNCLOS thuộc về quá khứ mà bảo vệ chủ quyền bằng “quyền lịch sử” do Thủ tướng Chu Ân Lai tuyên bố ngày 15/8/1951 đă chính thức đưa yêu sách đ̣i toàn bộ "chủ quyền" Biển Đông. (3) Sự yếu hèn của các quốc gia duyên hải Đông Nam Á (Philippines, Việt Nam, Brunei, Mă Lai Á. Indonesia, Tân Gia Ba) đă không khai thác và áp dụng Phán quyết ngày 12/7/2016 của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) giúp cho Bắc Kinh điều kiện phong toả trên SCS. (4) T́nh h́nh SCS sẽ ổn định khi các quốc gia trong khu vực áp dụng triệt để UNCLOS mà xác định vùng lănh hải hợp pháp và vùng chống lấn. Từ đó, chấm dứt tranh chấp ranh giới và mở đường hợp tác khai thác chung tài nguyên thiên nhiên có trật tự và bảo vệ nguồn tài sản quư giá. (5) Đông Nam Á phải học kinh nghiệm của Nhật Bản và Đại Hàn đă ổn định, và phát triển thần kỳ nhờ kết t́nh đồng minh khắn khít với Hoa Kỳ, khắc tinh của “Chủ nghĩa Bành trướng Bá quyền Trung Quốc”. (6) Tự ái dân tộc của các nhược tiểu Đông Nam Á đang giúp Trung Quốc dùng bàn tay sắt bọc nhung sẽ đưa ASEAN thành thuộc địa như Tây Tạng, Tân Cương.

Quan hệ Joe Biden và Tập Cận B́nh

Lần đầu tiên, sau 10 tháng trở thành Tổng thống Hoa Kỳ thứ 46, Joe Biden mới gặp qua kênh truyền h́nh với Chủ tịch Tập Cận B́nh và mong mỏi được giáp mặt trong tương lai gần. Cuộc trao đổi kéo dài gần 4 giờ đồng hồ mà các báo Mỹ từ phe hữu tới tả đều có chung nhận định “Thượng đỉnh Biden-Tập sáng tạo nhiều từ ngữ mới mà chẳng có ích ǵ nhiều”.

Biden nói Trung Quốc và Hoa Kỳ là cường quốc có trách nhiệm với dân tộc và quốc tế nên bảo đảm cạnh tranh mà không bị đẩy vào xung đột, dù cố ư hoặc vô t́nh.

Tập phát biểu: Mỗi người chúng ta hăy điều hành tốt công việc “đối nội của ḿnh”, đồng thời gánh vác những trách nhiệm quốc tế và cùng nhau nỗ lực v́ mục tiêu cao cả là ḥa b́nh và phát triển thế giới.

Sang phần thảo luận, Biden đề cập tới thỏa thuận giao thương “Giai đoạn Một” mà Tập và Trump đă đạt được. Trung Quốc cam kết mua 200 tỷ USD hàng hóa của Mỹ mỗi năm, để Hoa Kỳ không tăng thuế với một số hàng Mỹ nhập từ Trung Quốc. Nhưng, Bắc Kinh mới thực hiện 58% nên Biden chưa giảm lệnh trừng phạt kinh tế do Trump ban hành. Tập làm ngơ và khuyên Biden “đừng chính-trị-hoá vấn đề thương mại”.

Biden nêu vấn đề Tân Cương, Hồng Kông, Tây Tạng. Tập nhắc “Mỹ đừng can thiệp vào vấn đề nội bộ của Trung Quốc”.

Biden nhắc lại tầm quan trọng của tự do và an ninh hàng hải đối với sự thịnh vượng của khu vực Ấn Độ-Thái B́nh Dương. Tập cảnh cáo “Hoa Kỳ tăng cường Hải quân ở Tây Thái B́nh Dương là khởi động Chiến Tranh Lạnh”.

Dù công nhận “Chính sách One China” nhưng, Biden phản đối Trung Quốc dùng biện pháp quân sự với Đài Loan. Tập đốp chát “Đại Lục kiên nhẫn thống nhất ḥa b́nh với Đài Loan, nhưng, sẽ hành động quyết liệt nếu các cường quốc vượt lằn ranh đỏ”. Rồi cao giọng “Nếu Mỹ dùng Đài Loan để kiềm chế Trung Quốc, giống như chơi với lửa, sẽ bị thiêu cháy”. (Theo bản ghi của Trung Quốc).

Dư luận ở Hoa Lục ca tụng và hănh diện v́ Chủ tịch Tập Cận B́nh đă làm chủ hoàn toàn trong Thượng đỉnh truyền h́nh đầu tiên Tập-Biden.

Tập Cận B́nh không quan tâm ǵ tới Thỏa thuận Quốc pḥng AUKUS giữa Úc Đại Lợi, Hoa Kỳ và Anh Cát Lợi bất chấp những bàn luận xôn xao trên trường quốc tế.

Sự thật, AUKUS bắt nguồn từ thời Tổng thống Donald Trump nhằm tăng cường lực lượng tiềm thuỷ đỉnh nguyên tử trên Biển Đông Á v́: (1) Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron ôm tham vọng xây dựng Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương mà không cần hợp tác với Hoa Kỳ dù biết rơ Pháp không đủ năng lực đối đầu với Trung Quốc. Macron đă quên bài học thất bại của Tổng thống Charles de Gaulle thời Chiến tranh Lạnh. (2) Hoa Kỳ-Úc Đại Lợi-Anh Quốc từng hợp tác chặt chẽ tạo ra chiến thắng trong hai trận Đệ nhất và Đệ nhị Thế chiến. Trump ủng hộ Brexit để Anh rút chân ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu (EU) mà dồn nỗ lực cùng Hoa Kỳ và Úc Đại Lợi đương đầu với Trung Quốc. (3) Canberra quyết định huỷ hợp đồng đóng tiềm thuỷ đỉnh diesel với Pháp để đóng loại nguyên tử đă được công khai khi Úc hứa sẽ bồi thường thích đáng. (4) Tiềm thủy đỉnh nguyên tử mới đáp ứng được nhu cầu chiến tranh tương lai.

Biden trước trận chiến kinh tế với Tập

Đương cự với một tên ma đầu cộng sản như Tập Cận B́nh với chủ trương chiến tranh tổng lực khó hơn đối phó với Mao Trạch Đông giàu kinh nghiệm du kích chiến. Mao dựa vào Hoa Kỳ để đối phó với Liên Xô. Tập hợp tác với Putin, một cựu trung tá t́nh báo của KGB, đối phó với Hoa Kỳ từ Trung Đông tới Biển Đông Á, từ kinh tế tới kỹ thuật, từ quân sự tới gián điệp, từ văn hoá tới không gian.

Tổng thống Donald Trump phối hợp với Ả Rập Saudi để làm thay đổi vị thế cầm cân nảy mực về giá dầu hỏa trên thế giới do Tổ chức Các quốc gia Xuất cảng Dầu hoả (OPEC) kiểm soát thị trường dầu thô toàn cầu. OPEC gồm có 13 quốc gia: Ả Rập Saudi, Iran, Iraq, Venezuela, Kuwait, Libya, Angola, Equatorial Guinea, Gabon, Nigeria, the Republic of the Congo, the United Arab Emirates, Venezuela. Nhiều quốc gia sản xuất dầu thô không tham gia OPEC như Nga vẫn hưởng lợi từ giá dầu thô 120 USD/thùng.

Trump cho phép người Mỹ khai thác các giếng dầu hỏa trên biển, chấp thuận kế hoạch khai thác dầu đá phiến thành khí tự nhiên đă làm giá dầu thô hạ xuống 40 USD/thùng làm cho nhiều quốc gia trong OPEC lao đao. Trump cho phép Gia Nă Đại xuất cảng dầu thô theo ống dẫn tới các nhà máy lọc dầu của Mỹ ở vùng Vịnh Mễ Tây Cơ mà không bị áp lực từ Trung Quốc. Hoa Kỳ trở thành nhà sản xuất khí tự nhiên số 1 trên thế giới. Năm 2020, Liên Hiệp Quốc khen Hoa Kỳ là quốc gia xả khí thải ít nhất so với Trung Quốc, Ấn Độ, Nga.

Vừa mới ngồi vào ghế số một trong Toà Bạch Ốc, Tổng thống kư Lệnh hành pháp cấm khai thác dầu hoả trong vùng thuộc quyền hạn Liên bang; ngưng chuyển dầu từ Gia Nă Đại tới Vùng Vịnh. Lập tức giá dầu thô trên thế giới tăng vọt đến nay đă tới mức 83 USD/thùng dầu tốt. Cả thế giới lao đao chưa biết tương lai sẽ về đâu. Biden viết thư yêu cầu OPEC và một số nước khác bán dầu hoả cho Hoa Kỳ và tăng lượng sản xuất. Các nhà phân tích quốc tế cho rằng giá dầu thô sẽ vượt quá 100 USD/thùng vào năm 2022.

OPEC bị Trump trừng phạt bằng biện pháp kinh tế đành phải thoi thóp. Biden đă cống hiến cho OPEC một cơ hội trả thù. Biden quyết định sẽ mở “Kho Dự trữ Chiến lược” tung 50 triệu thùng dầu ra thị trường cùng lúc với Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Anh Quốc, Đại Hàn (khoảng 50 triệu thùng chưa bảo đảm). Tổng số 100 triệu thùng chỉ đủ cho thế giới tiêu thụ trong một đôi ngày..

Nga cam kết sẽ bán khí đốt cho Trung Quốc để Công xưởng Thế giới làm chủ Chuỗi cung ứng Toàn cầu. Putin sẽ dùng khí đốt để hành hạ Liên Hiệp Châu Âu trong mùa rét mướt mà đổi lấy lợi thế chiến lược lâu dài.

Hoa Kỳ và các quốc gia khác sẽ lâm vào trường hợp bán rẻ, mua đắt trong khi OPEC sẽ không giờ thỏa măn yêu cầu tăng sản lượng của Biden. Họ sẽ hành động v́ quyền lợi riêng tư mà không màng tới phúc lợi của nhân loại như đẩy giá dầu thô leo thang dài dài. Người mới học vỡ ḷng về môn kinh tế cũng không hành động như Biden.

Joe Biden đă học được từ sư phụ Barack Obama nên cứ phun những lời hoa mỹ, chải chuốt làm êm tai người nghe những hậu quả tai hại cho nước Mỹ và thế giới. Cách hành xử vô-trách-nhiệm của Obama-Biden đă lưu lại những hậu quả vô cùng tai hại cho Hoa Kỳ và nhân loại. Loại người này c̣n phá hoại nhiều hơn một chính trị gia độc tài, sắt máu.

Công dân Mỹ và toàn thế giới hăy cảnh giác cao độ đối với giới chính trị gia chuyên bán nước bọt.

Đại-Dương  

 

Trở lại