CÁC QUỐC GIA DUYÊN HẢI ĐÔNG NAM Á ĐANG THỨC TỈNH

Đại-Dương 

 

Indonesia từng hợp tác cùng Ấn Độ và Nam Tư để thành lập Phong trào Phi-Liên-Kết với 120 quốc gia thành viên và 17 quan sát viên theo đường lối “không theo Cộng Sản hoặc Tư Bản”.

Nhưng, Phong trào Phi-Liên-Kết đă coi Trung Quốc vô hại đối với nền ḥa b́nh thế giới do Chủ tịch nước Chu Ân Lai rất thân thiết với Thủ tướng Ấn Độ, Jawaharlal Nehru và Tổng thống Indonesia, Sukarno và Chủ tịch Nam Tư, Tito.

Indonesia giữ vai tṛ trung lập suốt giai đoạn 1955 đến 2007 nên đă phủ nhận “mối đe dọa Trung Quốc” v́ lợi ích kinh tế và khả năng quân sự của Bắc Kinh chưa đủ sức vươn tới bờ biển Indonesia.

Trong khi đó, Bắc Kinh đă tăng cường lấn áp vùng biển Việt Nam, Mă Lai Á, Phi Luật Tân hàng ngày, hàng giờ.

Chính quyền Barack Obama-Joe Biden cho rằng Hoa Kỳ trên cơ Trung Quốc toàn diện nên bị Bắc Kinh lừa làm cho Việt Nam, Phi Luật Tân, Mă Lai Á, Brunei, Indonesia, Tân Gia Ba chịu thiệt tḥi.

Năm 2012, Bắc Kinh gây căng thẳng với Phi Luật Tân tại Băi cạn Scarborough Shoal do Manila cai quản. Tổng thống Obama kêu gọi Trung Quốc và Phi Luật Tân rút chiến hạm khỏi Băi cạn v́ cơn băo để thương lượng sau do Hoa Kỳ làm trung gian.

Đoàn tàu của Trung Quốc chiếm luôn Băi cạn Scarborough và làm chủ ngư trường truyền thống của Phi Luật Tân khi Manila tin Mỹ. Obama-Biden lờ đi như món quà tặng cho tân Chủ tịch Tập Cận B́nh để t́m kiếm hoà b́nh.

Năm 2013, Obama mượn dinh thự của một tỷ phú ở California để to nhỏ với nhau, cấm mọi người biết. Hoá ra, Obama và Tập quyết định chia đôi Thái B́nh Dương nên năm 2014 Tập phái hơn 100 tàu đủ loại hộ tống Giàn khoan nước sâu HD-981 vào thăm ḍ trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Hoa Thịnh Đốn phản đối cho có lệ. Hà Nội không địch lại Bắc Kinh nên sau 3 tháng hoàn tất HD-981 rút đi để lại nỗi đắng cay và nhục nhă cho Việt Nam. Cộng sản Việt Nam tự hào đánh thắng hai đế quốc Pháp, Mỹ mà sao không giữ được Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) và ngư trường truyền thống Hoàng Sa?

Cùng thời gian đó, Bắc Kinh khởi sự xây 7 đảo nhân tạo tại Spratly Islands (Trường Sa, Nam Sa) mà 3 đă có đường băng cho phi cơ quân sự và các cầu tàu tiếp tế. Obama vặn hỏi khi Tập thăm chính thức Hoa Kỳ năm 2015. Tập hứa sẽ không quân-sự-hoá Biển Nam Trung Hoa (SCS). Nhưng, thực tế, Bắc Kinh ngày càng kiểm soát chặt chẽ vùng biển đă tuyên bố chủ quyền chiếm 75% diện tích mặt nước SCS. Số c̣n lại do Việt Nam, Phi Luật Tân, Mă Lai Á, Indonesia làm chủ trong cay đắng.

Sau khi bị Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) bác bỏ yêu sách Đường 9 Đoạn vào năm 2016, Bắc Kinh liền hành-chính-hoá và quân-sự-hoá bằng “Quần đảo Tứ Sa” gồm Đông Sa (Pratas), Tây Sa (Hoàng Sa, Paracel Islands), Trung Sa (Macclesfield), Nam Sa (Trường Sa, Spratly Islands). Bắc Kinh trang bị các giàn hoả tiễn trên các đảo nhân tạo ở Trường Sa để phối hợp với Tây Sa điều hành Vùng Nhận dạng Pḥng không (ADIZ) ở Biển Nam Trung Hoa.

Bị Tổng thống Donald Trump đe dọa, qua lời các tướng lănh Mỹ nói rằng Hoa Kỳ có kinh nghiệm vô-hiệu-hoá các đảo ở Châu Á do Nhật Bản trấn đóng trong Đệ nhị Thế chiến nên Bắc Kinh yên lặng.

Bây giờ, Bắc Kinh có thể sử dụng Không Quân, Hải Quân, Hải Cảnh, Hải Dân phối hợp bảo vệ chủ-quyền và quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán trên Biển Nam Trung Hoa.

Từng bước, Hải quân Trung Quốc và các vệ tinh có thể ép các quốc gia duyên hải Đông Nam Á lùi sát bờ nơi có ít tài nguyên chưa đủ nuôi sống quốc dân. Ngư dân Việt Nam tới tận Băi cạn Scarborough của Phi Luật Tân, hoặc Mă Lai Á, hoặc Indonesia để mưu sinh nên thường bị bắt và kết tội ăn trộm hải sản. Trung Quốc có thể quấy nhiễu, cản trở hoạt động thăm ḍ và khai thác dầu khí của các quốc gia duyên hải Đông Nam Á để gây áp lực buộc các công ty dầu hoả quốc tế ngừng hợp tác khai thác.

Không quân Trung Quốc có thể đe dọa trực tiếp tới hệ thống pḥng thủ của các quốc gia duyên hải Đông Nam Á bất cứ lúc nào.

Trong nhiều năm qua với những bài b́nh luận, chúng tôi đă cố gắng lột trần thủ đoạn gian manh của Bắc Kinh đối với các quốc gia duyên hải Đông Nam Á.

Thứ nhất, Bắc Kinh thúc giục các quốc gia duyên hải Đông Nam Á cùng với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xứ trên SCS (The Code of Conduct for the South China Sea, CoC).

Trung Quốc và các quốc gia duyên hải Đông Nam Á đều là thành viên của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) nên không cần đến CoC v́: (1) UNCLOS được các chuyên gia quốc tế soạn thảo suốt 10 năm để đạt tới một thỏa thuận quốc tế nhằm thiết lập các khuôn khổ pháp lư trên biển và hải lộ đă được 176 nước tham gia. UNCLOS định nghĩa rơ ràng và chi tiết về: (a) Danh xưng của từng thực thể trên biển toàn thế giới, kể cả SCS. (b) Quy định quyền hạn trên biển của từng quốc gia duyên hải để xác định vùng chồng lấn giữa các quốc gia. (c) Quy định vùng biển quốc tế không thuộc quyền tài phán của bất cứ quốc gia nào.

UNCLOS phân biệt rất rơ ràng giữa đảo, đá, băi cạn, thực thể ch́m khi thuỷ triều cao. Nhưng, Trung Quốc và các quốc gia duyên hải Đông Nam Á cứ chính thức gọi là “Đảo” đă gây ra sự ngộ nhận vô cùng tai hại. Điều 46 của UNCLOS quy định: “Quần đảo là một tổng thể các đảo, kể cả các bộ phận của các đảo, các vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan với nhau đến mức tạo thành về thực chất một thể thống nhất về địa lư, kinh tế, chính trị, hay được coi như thế về lịch sử”. V́ thế, Phán quyết ngày 12/07/2016 của PCA đă bác bỏ mọi yêu sách của Trung Quốc liên quan đến chủ quyền biển đảo mà Trung Quốc gọi là “chủ quyền lịch sử”. Loại chủ chủ quyền trên biển có từ ngàn xưa đă không c̣n áp dụng sau khi UNCLOS được chính thức hiệu lực từ năm 1982.

Thứ hai, các quốc gia duyên hải Đông Nam Á nên lấy Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 làm khuôn vàng thước ngọc để phân định chủ quyền và quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán của từng quốc gia. Từ đó quy định “vùng chồng lấn” giữa hai hoặc nhiều quốc gia lân bang mà hợp tác bảo vệ an ninh, an toàn trong khu vực và khai thác chung tài nguyên thiên nhiên. Chưa phân định được vùng-chồng-lấn sẽ khó tránh xung đột giữa các thực thể trên biển. Chưa giải quyết được t́nh trạng tranh chấp âm ỉ giữa các quốc gia duyên hải Đông Nam Á th́ đàm phán về CoC sẽ hoàn toàn bất lợi trước sự quyết đoán của Trung Quốc.

Thứ ba, chúng tôi đă đề nghị khi đàm phán vấn đề SCS chỉ liên quan đến Trung Quốc và 6 quốc gia duyên hải Đông Nam Á. Các nước không có quyền lợi trực tiếp như Myanmar, Lào, Cambodia, Thái Lan nên dễ bị Bắc Kinh mua chuộc hoặc lung lạc.

Trong vụ Manila kiện Bắc Kinh năm 2016 liên quan đến quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán trên SCS được Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) tuyên phán ngày 12/07/2016 “Đường 9 Đoạn của Trung Quốc không có giá trị pháp lư và lịch sử”. Chủ tịch luân phiên ASEAN, Hun Sen đă không ra Tuyên bố chung lên án Bắc Kinh khiến cho Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á bị tê liệt. Lợi dụng lỗ hổng đó mà Bắc Kinh hoá giải hết lần này đến lược khác khi bị ASEAN phản đối.

Thứ tư, lịch sử thế giới đă chứng minh rằng các cường quốc hoặc siêu cường thế giới thường rơi vào nguy cơ đối đầu qua h́nh thái chiến tranh. Dĩ nhiên, trâu ḅ húc nhau, ruồi muỗi chết. Chọn bên rất cần thiết đối với các nhược tiểu nên phải vô cùng thận trọng, nếu không sẽ dẫn dân tộc đến bị đe doạ triền miên hoặc huỷ diệt.

Từ ngàn xưa Trung Quốc đă là một Đế quốc Thực dân, Diệt chủng được bọc bởi Học thuyết Thống trị Khổng Tử, khai phóng khiến cho nhiều dân tộc không c̣n ṇi giống.

Nhật Bản và Đại Hàn đă chứng tỏ sự khôn ngoan khi chọn đồng minh nên gần 2/3 thế kỷ vẫn không bị lôi cuốn vào chiến tranh mà lại c̣n phát triển vượt bậc trên nhiều phương diện.

Tuyên bố, không chọn bên Trung Quốc hoặc Hoa Kỳ chỉ làm thoả măn ḷng kiêu hănh hảo mà quên nguy cơ chiến tranh hoặc diệt chủng cứ lừng lững tới.

Đại-Dương  

 

Trở lại