ASEAN ĐOÀN KẾT BẰNG MỒM, CHIA RẼ TỪ THÂM TÂM

Đại-Dương 

Tài liệu tham khảo:

Southeast Asia Leaders Sound Alarm on South China Sea Tensions (Bloomberg)

U.S. Navy ‘Dual Carrier Operations’ Send Message to China, Allies (Diplomat)

ASEAN Takes Position vs China’s Vast Historical Sea Claims (Diplomat)

ASEAN finally pushes back on China’s sea claims (Asia Times)

 

ASEAN ĐOÀN KẾT BẰNG MỒM, CHIA RẼ TỪ THÂM TÂM

Đại-Dương

Cộng hoà Xả hội chủ nghĩa Việt Nam khua chiêng, gióng trống khi tới phiên đảm nhiệm chức Chủ tịch Luân phiên ASEAN trong năm 2020 với chủ đề ASEAN 2020 là “gắn kết và chủ động thích ứng”.

Không may, Virus Vũ Hán chỉ cho phép giới lănh đạo 10 quốc gia Đông Nam Á thảo luận mọi vấn đề qua trực tuyến ngày 26/06/2020.

Nhưng, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Trung Hoa đă liên tục đẩy mạnh hoạt động qua nhiều lĩnh vực củng cố chủ quyền và quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán do Chủ tịch Tập Cận B́nh quyết định.

Thủ tướng Cộng sản Nguyễn Xuân Phúc trả lời phỏng vấn hôm 26/06 “ASEAN luôn mong muốn một khu vực Châu Á - Thái B́nh Dương hoà b́nh, ổn định, thịnh vượng, hợp tác cùng phát triển, và chắc chắn không muốn phải chọn bên nào”.

Phúc phỏng theo ư kiến của Thủ tướng Tân Gia Ba, Lư Hiển Long, nhưng, không hiểu rơ vị thế và hành động cụ thể của Tân Gia Ba xuất phát từ “chiến lược nhược tiểu” do Thủ tướng Lư Quang Diệu chỉ đạo “hợp tác chặt chẽ với cường quốc mạnh nhất để tồn tại và phát triển”. Ông Diệu từng nói “tương lai của Đông Nam Á không nằm trong tay các dân tộc Đông Nam Á. Tân Gia Ba đáp ứng lập tức nhu cầu của Hoa Kỳ cần đồn trú Hải đội Khu trục hạm Mỹ hoặc các Cận duyên Tác chiến hạm Mỹ, hoặc phi cơ hải tuần chịu trách nhiệm bảo vệ, duy tŕ hoạt động hàng hải trên Biển Nam Trung Hoa, SCS. Hải quân Tân Gia Ba tối tân nhất Đông Nam Á thường xuyên tập trận với Hải quân Mỹ và một số cường quốc Châu Âu. Các trung tâm tài chính quốc tế đóng tại Tân Gia Ba làm gia tăng vị thế kinh tế của quốc gia thành phố này. Tân Gia Ba bảo vệ và duy tŕ hệ thống chính trị dân chủ tự do; công khai chống Trung Quốc vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982. Đơn phương kêu gọi Bắc Kinh tuân hành Phán quyết ngày 12/07/2016 của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) mà ASEAN không dám hé răng.

Cộng sản Việt Nam đồng hành với Trung Cộng nên “3 Không” rồi lại “4 Không” vẫn ngụp lặn trong môi trường “Đang Phát triển”. Lợi tức b́nh quân đầu người của Việt Nam 2,700 USD so với 55,000 của Tân Gia Ba.

Nhật Bản và Đại Hàn lần lượt có 50,000 và 25,000 quân Mỹ đồn trú mà phát triển thần kỳ, xă hội ổn định thuộc vào nhóm các quốc gia phát triển trên thế giới. Họ cũng có lực lượng quân sự mạnh và tinh nhuệ đủ sức pḥng thủ quốc gia.

Bị chiếc ṿng kim cô của Trung Cộng nên Hà Nội cứ phải trung thành với Bắc Kinh dù biết đó không đáp ứng khát vọng của toàn thể dân tộc Việt Nam. Hết 16 chữ vàng đến 4 tốt do các đời Chủ tịch Trung Quốc ban phát được Đảng Cộng sản Việt Nam thờ phụng c̣n hơn đối với tổ tiên!

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đă đổi thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) mà chưa bao giờ tỏ ra đoàn kết thực sự bất chấp các mối đe doạ từ bên ngoài do sự chia rẽ tiềm ẩn trong chủ trương “không can thiệp vào vấn đề nội bộ của nhau”.

Mỗi khi nắm quyền Chủ tịch luân phiên ASEAN th́ từng thành viên tự sản xuất ra một bản Tuyên bố chung làm hài ḷng Bắc Kinh để kiếm chút lợi lộc cá nhân. V́ thế, đồng thuận trong ASEAN chỉ thể hiện trong hành động “đừng chọc giận Trung Quốc” dù cho có bị mất đất, biển, đảo, chèn ép, bắt nạt vẫn cứ cúi rạp người mà nuốt niềm kiêu hănh dân tộc.

Đoàn kết trong ASEAN mang tính chất “giả định” hơn “thực tế” trong cuộc sống nên khó thoát khỏi chiếc bóng ma từ Trung Quốc chụp lên số phận người dân.

ASEAN muốn vững mạnh, thành một “thế lực hạng trung” trên trường quốc tế th́ cần thiết và bắt buộc phải xoá bỏ chủ trương “đèn nhà ai nấy rạng” nhằm tạo ra sức mạnh đồng thuận trên các vấn đề xảy ra khắp thế giới.

Khi Phi Luật Tân đâm đơn kiện Trung Quốc tại Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển đă cùng Hoa Kỳ vận động các quốc gia duyên hải Đông Nam Á tham gia. Tiếc thay, ai cũng sợ Bắc Kinh nên chẳng dám hó hé nửa lời.

Phán quyết về vụ kiện đă nghiêng phần thắng tuyệt đối cho Phi Luật Tân, nhưng, ASEAN lặng câm, ngoại trừ Tân Gia Ba đ̣i Bắc Kinh tuân hành phán quyết có tính chung thẩm và buộc các thành viên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) nghiêm chỉnh thi hành.

V́ thế, Bắc Kinh ngày càng bất chấp luật pháp quốc tế để xây dựng Đế chế trên Biển Nam Trung Hoa trước sự ngỡ ngàng của Cộng đồng Quốc tế về thái độ hèn nhát và vô-trách-nhiệm của giới lănh đạo ASEAN đối với 600,000 người dân Đông Nam Á.

Từ khi Tập Cận B́nh tóm thâu ba chức vụ quan trọng nhất của Trung Quốc đă công khai tham vọng thống trị toàn cầu mà biến SCS thành chiếc ao nhà thuộc vào ưu tiên số một và dễ thực hiện nhờ những món tiền hào sảng nhét vào mồm không ít nhà cầm quyền ASEAN.

Các nước Myanmar, Lào, Cambode, Thái Lan chẳng dính dáng trực tiếp tới tranh chấp trên SCS nên sẵn sàng gạt sang bên lề khi đề cập tới tranh chấp với Trung Quốc.

Đại dịch Vũ Hán đă lột chiếc mặt nạ mà Tập Cận B́nh vẫn đeo để đi khắp nơi kêu gọi “hợp tác cùng có lợi, win-win”. Thực tế chứng minh, Bắc Kinh vô cùng ác độc, nham hiểm, tham lam nên bất cứ ai giao thương với đều bị thâm hụt mậu dịch, tệ hơn đă phải thế chấp chủ quyền hoặc quyền-chủ-quyền.

Cơ hội thoát-Trung đă điểm đ̣i hỏi ASEAN, đặc biệt các quốc gia duyên hải Đông Nam Á phải hành động v́ sự sinh tồn của dân tộc.

Thứ nhất, Việt Nam, Mă Lai Á, Phi Luật Tân, Indonesia, Brunei, Tân Gia Ba, Thái Lan, Cambode, Myanmar phải tuân thủ triệt để UNCLOS về: (1) Các định nghĩa liên quan đến các thực thể và quyền hạn trong vùng biển quốc gia và quốc tế trên SCS. (2) Xác định ranh giới chính xác trên biển, không có luật trừ.

Thứ hai, xác định rơ ràng vùng chồng lấn giữa các lân bang để hợp tác bảo vệ và duy tŕ an ninh trên biển, đồng thời cùng khai thác tài nguyên chung.

Thứ ba, khi thiếu khả năng kỹ thuật khai thác tài nguyên th́ gọi thầu quốc tế, không ưu tiên cho bất cứ quốc gia nào.

Thứ tư, xác định vùng đánh cá truyền thống để xây dựng luật pháp bảo vệ và nuôi dưỡng tài nguyên thiên nhiên măi măi cho các thế hệ mai sau.

Thứ năm, khi ASEAN không đủ sức tự vệ, chống chọi với kẻ thù hung ác hơn th́ việc liên minh với các cường quốc tử tế hơn trở thành nhu cầu cần thiết, không nên né tránh. Liên Sô và Nga ngày nay rất muốn thống trị Châu Âu, nhưng, không thể thực hiện v́ sức mạnh của Hoa Kỳ. Trung Quốc muốn ăn tươi nuốt sống Nhật Bản và Đại Hàn mà chưa đủ sức đương đầu với siêu cường Hoa Kỳ. Sự gắn bó giữa ba quốc gia này, cũng như với Tân Gia Ba nên được ASEAN lấy làm bài học thực tế khi phải đối đầu với tham vọng vô bờ của Trung Quốc.

Chủ đề ASEAN 2020: “gắn kết và chủ động thích ứng” do Việt Nam đưa ra rất mơ hồ và dễ thoả hiệp tạo điều kiện cho Bắc Kinh luồn lách và gặm nhấm Biển Nam Trung Hoa mà không bị các quốc gia Đông Nam Á có hành động quyết liệt và cụ thể.

Đại-Dương 

Trở lại