ASEAN: MỘNG MƠ VÀ THỰC TẾ

Đại-Dương 

 

Tài liệu tham khảo:

Asean summits conclude with focus on recovery from Covid-19, community building (Strait Times)

ASEAN nâng cấp quan hệ chiến lược với Trung Quốc, Myanmar nói rằng một thành viên "không thể thiếu" (SCMP)

Thailand’s Escalating Crackdown on Dissent (Diplomat)

US, China, Russia Join Asia Summit Amid Regional Disputes (AP)

PM Fumio Kishida vows to deepen Japan-Asean ties amid China’s assertiveness (Kyodo News)

Biden vows to stand with Asia on freedom, hits at China on Taiwan (Inquirer)

Biden muốn ‘lấy lại vị thế của Mỹ ở ASEAN’ (VOA)

 

ASEAN: MỘNG MƠ VÀ THỰC TẾ

Đại-Dương 

Thượng đỉnh ASEAN 38 và 39 đă kết thúc hôm 28/10/2021 sau ba ngày hội họp tại Brunei, đang đóng vai tṛ Chủ tịch Luân phiên, chỉ thiếu có hội viên Myanmar. Hội nghị đề ra hai trọng tâm nằm trong 100 văn kiện quan trọng: phục hồi từ Covid-19, xây dựng cộng đồng.

Thượng tướng Min Aung Hlaing cầm đầu vụ lật đổ Chính quyền Dân sự Myanmar đă không được mời tham dự Thượng đỉnh ASEAN, nhưng, Tổ chức này vẫn duy tŕ vai tṛ hội viên của Myanmar.

Giấc mộng không thành

Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 quốc gia Tân Gia Ba, Việt Nam, Mă Lai Á, Lào, Cambodia, Thái Lan, Myanmar, Indonesia, Phi Luật Tân, Brunei với 667 triệu dân, lợi tức b́nh quân đầu người 4,800USD. ASEAN biến thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) từ năm 2015 với tham vọng trở thành một khối kinh tế lớn và quan trọng trên thế giới.

ASEAN mô phỏng theo khuôn mẫu Liên Hiệp Châu Âu (EU) mà có sự khác biệt quan trọng nên kết quả không giống nhau.

EU có 27 quốc gia dân chủ, không-cộng-sản nên dễ đồng thuận về chính trị (dân chủ), tôn giáo (72% Công giáo), kinh tế (thị trường tự do) với dân số 447 triệu, lợi tức b́nh quân đầu người 38,000USD.

ASEAN có 3 quốc gia cộng sản (Việt, Miên, Lào); Myanmar Quân phiệt chuyển sang Dân chủ Hạn chế rồi bị đảo chánh; Brunei Quân chủ Mă Lai Hồi giáo; Mă Lai Á Quân chủ Lập Hiến theo mô h́nh Anh Quốc; Thái Lan Quân chủ Lập hiến và Nghị viện, những, Quốc vương nắm quyền Quân đội nên thường xảy ra các cuộc đảo chính do Quân đội thực hiện; Indonesia có dân số 241 triệu người mà theo Hồi giáo đông nhất thế giới, nhưng, áp dụng Cộng hoà Tổng thống chế; Phi Luật Tân theo Cộng ḥa Lập hiến, Tổng thống chế; Tân Gia Ba theo Cộng ḥa Nghị viện mà Thủ tướng đóng vai tṛ chính c̣n Tổng thống mang tính nghi lễ.

Hiến chương ASEAN có 14 nguyên tắc khó tạo ra sự đồng thuận và mọi quyết định đều khó thông qua và dễ bị ảnh hưởng từ bên ngoài thường gây ra bế tắc. Đèn nhà ai nấy rạng, hồn nhà ai nấy giữ nên dễ bị ngoại quốc lũng đoạn.

ASEAN đă, đang và sẽ bị Trung Quốc lợi dụng để thực hiện mưu đồ thống trị thế giới với bước đầu khống chế ASEAN v́ mục đích: (1) Xây dựng Biển Nam Trung Hoa (SCS) thành chiếc ao nhà để thao dượt Quân đội bành trướng. (2) Độc chiếm tài nguyên thiên nhiên trong Đường 9 Đoạn và quản trị tài nguyên trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của các Quốc gia Duyên hải Đông Nam Á (Việt Nam, Mă Lai Á, Phi Luật Tân, Indonesia, Brunei. (3) Biến ASEAN thành “công xưởng sản xuất” cho Trung Quốc và thị trường tiêu thụ sản phẩm “Made in China”. (4) Dùng ASEAN làm băi phế thải công nghệ.

Tân Gia Ba, Indonesia, Thái Lan, Mă Lai Á, Phi Luật Tân muốn đóng vai tṛ như Liên Hiệp Châu Âu từng tiếp nhận các nước cựu-cộng-sản Đông Âu và Trung Âu. Họ không lường trước phản ứng và chủ đích của các quốc gia cộng sản dưới sự lănh đạo của Trung Quốc nên không dám chống Bắc Kinh.

Phán quyết ngày 12/07/2016 của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển xác định “Đường 9 Đoạn do Trung Quốc tự vẽ và thực thi không có giá trị pháp lư” đă bác bỏ triệt để chủ trương bành trướng trên SCS hoàn toàn có lợi cho ASEAN. Vào thời gian đó, Lào làm Chủ tịch Luân phiên ASEAN đă không đưa ra Tuyên bố chung lên án Trung Quốc đă vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).

Các quốc gia duyên hải Đông Nam Á, dù là thành viên của (UNCLOS), mà v́ lợi ích cũng không thực thi nghiêm chỉnh khiến Bắc Kinh dễ lộng hành. Bắc Kinh từng tố cáo Việt Nam chiếm giữ nhiều vị trí tại Spratly Islands hơn Trung Quốc.

Tổng thống Joe Biden và ASEAN

Trong bài “Biden muốn ‘lấy lại vị thế của Mỹ ở ASEAN’” của VOA ngày 28/10/2021 ca tụng Tổng thống Biden đă họp trực tuyến với Hội nghị thường niên của ASEAN năm 2021 qua các hành động thiếu đối chiếu với thực tế.

Thứ nhất, họp trực tuyến giúp cho Biden có thể đọc hoặc nói suông sẻ mọi điều được soạn sẵn mà không sợ bị hố. Một số học giả Mỹ lẫn gốc Việt tán tụng, đồng thời chỉ trích cựu Tổng thống Donald Trump có thái độ lơ là với ASEAN mà không dám đối chiếu với các sự kiện thực tế.

Sau khi nhậm chức, Tổng thống Trump đă tham dự Thượng đỉnh ASEAN tại Manila năm 2017 và liên tục tiếp đón một số nhà lănh đạo quan trọng của ASEAN như Việt Nam, Thái Lan, Tân Gia Ba tại Toà Bạch Ốc để bàn về mối quan hệ Mỹ-ASEAN. Tổng thống Phi Luật Tân, Rodrigo Duterte từ chối lời mời v́ quyết ôm chân Tập Cận B́nh. Như thế, họ có th́ giờ rộng răi để bàn căi mà khỏi mất th́ giờ cho phần xă giao phù phiếm. Cho tới nay, Duterte chỉ moi được quá ít mà c̣n bị Tập Cận B́nh gặm nhấm vùng biển và tài nguyên thiên nhiên của Phi Luật Tân.

Marc Mealy thuộc Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN chỉ trích Trump đă huỷ bỏ Thoả ước Đối tác Xuyên Thái B́nh Dương (TPP). Thực sự, Tổng thống Barack Obama đă sử dụng quyền Hành pháp để thương thảo TPP, thiếu sự giám sát của Quốc Hội, gây thiệt hại nghiêm trọng cho Hoa Kỳ nên Quốc Hội không phê chuẩn.

Tại sao phải duy tŕ các Thoả ước mà dân Mỹ (do Quốc Hội đại diện) không chấp nhận, kể cả Thoả ước Khí hậu Paris (PCA), Kế hoạch Hành động Toàn diện chung (JCPOA) liên quan đến việc Iran chế tạo muốn vũ khí nguyên tử?

Thứ hai, Ngô Vĩnh Long, Giáo sư tại Đại học Maine, cho rằng tuy thua kém Trung Quốc, nhưng, số vốn đầu tư trực tiếp (FDI) của Mỹ vào khu vực trong năm 2020 là 330 tỷ USD trong khi kim ngạch của Mỹ với khối Đông Nam Á đạt 350 tỷ, chiếm trên 1/3 giao thương của Mỹ với toàn bộ Châu Á.

Chính sách kinh tế của Trump chống kiểu làm ăn ích kỷ của Trung Quốc đă buộc các doanh nghiệp quốc tế từ Hoa Lục chuyển sang Đông Nam Á hoặc Hoa Kỳ.

Giáo sư Ngô Vĩnh Long cố ngụy biện cho việc Biden không đá động ǵ tới ASEAN v́ lo thống nhất lập trường với các đồng minh trước. Biden bất ngờ rút quân khỏi A Phú Hăn mà chẳng cần thông báo cho đồng minh chí cốt Anh và Pháp th́ sá chi ASEAN! Đừng quên kiểu ngoại giao “ḿ ăn liền” của Tập đoàn Obama-Biden!!!

Joshua Kurlantzick, chuyên gia cao cấp về Đông Nam Á, nhận định “Chính quyền Biden cũng đang tiếp tục theo đuổi chiến lược Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương mở và tự do từ thời ông Trump”. Rơ ràng Tổng thống Biden và Nội các chẳng có chiến lược ǵ khác ngoài chuyện chắp vá!

Đă bao lần Chính quyền Trump kêu gọi ASEAN hợp tác chống Trung Quốc mà v́ lợi ích nhỏ nhen nên các quốc gia duyên hải Đông Nam Á cứ làm ngơ?

Thứ ba, Giáo sư Ngô lập luận “Mỹ không cần buộc các nước ASEAN phải chọn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, điều mà họ sẽ không chấp nhận. Thay vào đó, Mỹ cần phát triển quan hệ tốt với ASEAN để họ có thêm lựa chọn. “Đó là điều các nước ASEAN sẽ hoan nghênh.

Dân Mỹ không phải đày tớ để ASEAN sai làm điều này, kiểu nọ để ăn no, ngủ ngon mà nghe mắng chửi, nhục mạ.

Hăy b́nh tâm so sánh kết quả chọn lựa của Nhật Bản, Đại Hàn và ASEAN về mối quan hệ với Hoa Kỳ để hiểu nhân t́nh thế thái hơn.

GDP nominal 2020: Nhật Bản 40,000USD, Đại Hàn 31,000USD, Singapore 60,000USD, TQ 10,500USD, Malaysia 10,400USD, Thái Lan 7,000USD Indonesia 3,900USD, Việt Nam 2,800USD, Philippines 3,300USD, Lào 2,600USD, Cambodia 1,500USD, Myanmar 1,400 USD.

Công kỹ nghệ Nhật Bản, Đại Hàn tương đương với các nước phát triển hạng nh́ hoặc nhất thế giới so với đa số nước trong ASEAN chỉ lo làm công cho các cường quốc kinh tế.

Thủ tướng Tân Gia Ba, Lư Hiển Long miệng nói không chọn bên. Nhưng, chính Cha già dân tộc Lư Quang Diệu từng quyết định “nhược tiểu phải dựa vào một siêu cường hạng nhất để tồn tại. Lư Hiển Long miệng nói không chọn phe Mỹ hoặc Trung Quốc, nhưng, Mỹ cần ǵ là đáp ứng liền. Làm nơi đồn trú cho hai Khu trục hạm Mỹ để hoạt động trên hai Biển Đông Trung Hoa (ECS) và Biển Nam Trung Hoa. Hai Cận duyên hạm tác chiến (LCS) đóng thường trực tại Quân cảng Changi của Singapore từ năm 2013 để hoạt động trong vùng nước cạn của SCS. Cộng sản Việt Nam hết “3 không rồi 4 không” nên chẳng có ǵ cả ngoại trừ nghèo đói và làm thuê.

Giáo sư Ngô Vĩnh Long phân tích: “Nhiều nước, nhất là Việt Nam, không muốn lệ thuộc vào Trung Quốc nên rất muốn cân bằng mối quan hệ với Mỹ”.

Con nít tại Việt Nam cũng biết Đảng Cộng sản Việt Nam lệ thuộc Trung Quốc. Vậy, Nhật Bản và Đại Hàn cân bằng mối quan hệ với Mỹ bằng cách nào mà Trung Quốc không dám xâm phạm Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) như từng hoành hành trên Biển Nam Trung Hoa?

Ông Ngô Vĩnh Long cũng phê phán chính quyền Trump “theo đuổi chính sách một ḿnh một ngựa để đối phó Trung Quốc mà không cần đồng minh”. Hoa Kỳ cần đồng minh cùng chí hướng nên phải đẹp kiểu “đồng minh ăn bám”. Nếu Hoa Kỳ nghèo và suy yếu th́ Bắc Kinh sẽ làm thịt loại ăn bám trước!!!

Thời Tổng thống Trump đă áp lực, kể cả đe doạ xoá sạch 7 đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng năm 2014 tại Spratly Islands (Trường Sa, Nam Sa) qua phát ngôn của các Đô đốc Mỹ, buộc Trung Quốc phải ngừng quân-sự-hoá và thiết lập Vùng Nhận dạng Pḥng không (IDIZ) trên SCS.

Trump phái chiến hạm tuần tra thường xuyên trên SCS và Eo biển Đài Loan đúng theo quy định trong UNCLOS. Hoa Kỳ đă phái Thuỷ bộ hạm Tấn công USS America tập trận chung với một Khinh hạm của Úc Đại Lợi, tiếp theo điều động một Cận duyên hạm tác chiến (LCS) hải hành song song với tàu thăm ḍ dầu khí của Mă Lai Á buộc tàu Khảo sát Địa chất và Hải cảnh Trung Quốc phải chấm dứt quấy phá.

Sau khi Biden lên cầm quyền, Bắc Kinh ban hành Luật Hải cảnh vào tháng 2/2021 cho phép nổ súng vào các tàu nước ngoài xâm phạm trái phép vào vùng biển của Trung Quốc. Bắc Kinh phái hàng trăm tàu Dân quân biển, chiến hạm hoả tiễn hoạt động gần các đá Gaven, Vành Khăn, Chữ Thập, Subi và Scarborough Shoal hồi tháng Tư.

Luật An toàn Giao thông Hàng hải sửa đổi của Trung Quốc có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 9 năm 2021 buộc các loại tàu lặn, tàu hạt nhân, tàu chở vật liệu phóng xạ, tàu chở dầu, hóa chất, khí hóa lỏng và các chất độc hại khác, cũng như các tàu bị coi là mối đe dọa đối với an toàn giao thông hàng hải Trung Quốc phải báo cáo chi tiết về hàng hoá, lộ tŕnh, điểm đến khi vào vùng Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.

Ngô Vĩnh Long kết luận “Chiến lược kết đồng minh của Biden dĩ nhiên hiệu quả hơn nhiều so với Trump trong việc đối phó Trung Quốc”.

Chính sách Xoay trục của Obama-Biden đem lại kết quả nào cho Đông Nam Á: Trung Quốc chiếm Scarborough Shoal của Phi Luật Tân năm 2012; đưa Giàn khoan dầu HD 981 được hơn 100 chiếc tàu đủ loại hoạt động trong EEZ của Việt Nam suốt 2 tháng của năm 2014 và bắt đầu xây 7 đảo nhân tạo tại Spratly Islands (Trường Sa, Nam Sa) sau khi Obama mời Tập Cận B́nh sang California họp riêng vào năm 2013 mà không tiết lộ nội dung. Phải chăng họ đă chia đôi Thái B́nh Dương? Năm 2015, Tập thăm chính thức Hoa Kỳ đă hứa không quân-sự-hoá Biển Nam Trung Hoa. Nhưng, hoả tiễn tua tủa trên các đảo nhân tạo; phi đạo 3,000 mét trên Đảo Chữ Thập và Đảo Xu Bi, đồng thời, Hoàng Sa biến thành một cứ điểm quân sự ở phía Bắc rất phù hợp để Bắc Kinh tuyên bố Vùng Nhận dạng Pḥng không trên Biển Nam Trung Hoa.

Trong khi Tổng thống Joe Biden tiếp tục hô khẩu hiệu th́ Tổng bí thư Tập Cận B́nh tuần tự hợp-pháp-hóa chủ quyền và hoạt động trên Biển Nam Trung Hoa.

Trong khi Trung Quốc và Úc Đại Lợi được mà Hoa Kỳ trắng tay tại Thượng đỉnh ASEAN 38 và 39?

Hội nghị ASEAN thường niên tại Brunei kết thúc hôm 28/10/2021 với cam kết “phục hồi sau Covid-19 và xây dựng cộng đồng”.

Phải chăng vấn đề an ninh và chủ quyền quốc gia không c̣n quan trọng v́ thế giới đă đại đồng?

ASEAN đă cùng Úc Đại Lợi nâng cao mối quan hệ lên thành Đối tác Chiến lược Toàn diện, tiếp theo cũng đă đồng ư với Trung Quốc nâng cao mối quan lệ lên thành Đối tác Chiến lược Toàn diện.

Hoa Kỳ trắng tay có thể do hậu quả cay đắng thời Obama-Biden đối với vấn đề chủ quyền SCS nên ASEAN phải e dè?

Quốc vương Hassanal phát biểu tại lễ bế mạc, trước khi bàn giao quyền chủ tịch ASEAN cho Thủ tướng Campuchia, Hun Sen “Xây dựng cộng đồng ASEAN sẽ luôn là một công việc đang được tiến hành và v́ vậy điều quan trọng là phải cam kết duy tŕ chủ nghĩa đa phương và một cấu trúc khu vực mạnh mẽ để tạo ra tiến bộ có ư nghĩa cho các thế hệ sau”.

Thực tế, cấu trúc ASEAN ngày càng ră rời, mạnh ai nấy lo.

Chủ tịch Luân phiên Brunei kêu gọi phi-quân-sự-hoá và tự kiềm chế trên Biển Nam Trung Hoa như một câu bùa chú không hữu hiệu mà cứ phải nói to cho xứng với vai tṛ lănh đạo.

Đại-Dương  

Trở lại